Những điều chưa biết về “binh chủng” hiện đại của Cảnh sát cơ động

09:26 02/02/2022

Hiện nay, hoạt động phạm tội không chỉ xảy ra ở thành phố, vùng đồng bằng, mà còn ở địa bàn rừng núi hiểm trở, trên các phương tiện cơ giới đường không, đường thủy; cũng không loại trừ khả năng tội phạm khủng bố, bắt cóc con tin tại các trụ sở, công trình quan trọng, tòa nhà cao tầng...

Do đó, Trung đoàn Không quân CAND ra đời, trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ), Bộ Công an là yêu cầu cấp bách, đặc biệt khi CSCĐ là một trong những lực lượng được ưu tiên tiến thẳng lên hiện đại...

Trang bị máy bay để đảm bảo yếu tố chủ động, bí mật, bất ngờ

Trang bị máy bay cho lực lượng CAND không phải là vấn đề mới, việc này đã được Bộ Chính trị có chủ trương, thể hiện trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XI, XII, XIII của Đảng, quy định rõ tại Pháp lệnh CSCĐ và các Nghị định, Đề án của Chính phủ. Cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Bộ Chính trị, Chính phủ, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, mà trực tiếp là Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, những năm qua, Bộ Tư lệnh CSCĐ đã tham mưu nghiên cứu, xây dựng và ra mắt Trung đoàn Không quân CAND.

Quá trình xây dựng, dù gặp khó khăn về nhiều mặt nhưng được thực hiện với sự quyết tâm cao, từ việc đề xuất sự phối hợp, giúp đỡ của Bộ Quốc phòng trong nghiên cứu, khảo sát mô hình tổ chức, lựa chọn cán bộ, phi công làm nòng cốt cho Trung đoàn đến đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thành lập các đoàn khảo sát tại một số quốc gia phát triển như: Nga, Mỹ, Isarel, Pháp... để khảo sát, nghiên cứu chủng loại máy bay phù hợp với điều kiện nước ta và có khả năng đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ.

Cùng với quá trình đó, Bộ Tư lệnh CSCĐ cũng làm tốt công tác phối hợp và nhận được sự ủng hộ cao của các bộ, ngành, chính quyền địa phương trong khảo sát, lựa chọn địa điểm doanh trại đóng quân; đặc biệt là sự ủng hộ, tạo điều kiện của Bộ Quốc phòng trong hỗ trợ, chuyển giao kinh nghiệm đào tạo, huấn luyện phi công...

Theo quy định, Trung đoàn Không quân CAND có nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, phương án về công tác quản lý, điều hành hoạt động bay phục vụ công tác huấn luyện và đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Thường xuyên tổ chức diễn tập, huấn luyện và phối hợp huấn luyện phương án tác chiến, sẵn sàng cơ động đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ ANTT, các hoạt động bay khác theo chương trình, kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt. Do đó, sau khi ra mắt thành lập và có bộ máy tổ chức, lực lượng này cần được trang bị máy bay để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Trung tướng Phạm Quốc Cương, Tư lệnh CSCĐ thăm, kiểm tra công tác huấn luyện bay hồi phục của CBCS Trung đoàn Không quân CAND.

Có ý kiến cho rằng, việc trang bị máy bay cho CAND sẽ ảnh hưởng đến ngân sách, và nên chăng lực lượng Công an có thể mượn máy bay của Quân đội. Tuy nhiên, cần phải thấy rõ, việc thực hiện nhiệm vụ của Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng là bảo vệ vùng trời, vùng biển, huấn luyện và chiến đấu khi chống giặc ngoại xâm. Trong khi Không quân CAND sẽ đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Việc sử dụng máy bay của lực lượng Công an có sử dụng vũ khí, khí tài, các phương tiện chiến đấu, công cụ hỗ trợ, khác hoàn toàn với việc thực hiện nhiệm vụ của Quân đội.

"Đồng thời, muốn thực hiện nhiệm vụ, tổ chức tác chiến tốt thì việc bố trí con người, phương tiện, vũ khí, khí tài phải chủ động trước và phải được tổ chức huấn luyện theo phương án. Nếu đi mượn máy bay thì khi cần thực hiện nhiệm vụ không thể chủ động bố trí vũ khí, phương tiện theo yêu cầu của phương án tác chiến. CBCS không được huấn luyện trước thì không thể chủ động ra quân làm nhiệm vụ bảo đảm cơ động, nhanh chóng, bí mật, bất ngờ", Trung tướng Phạm Quốc Cương lý giải.

Trong Quân đội, mặc dù có Quân chủng Phòng không - Không quân đảm bảo chung nhưng các lực lượng Cảnh sát biển, Hải quân cũng đã phải thành lập đơn vị Không quân riêng để chủ động trong các phương án và thực hiện nhiệm vụ đặc thù, đồng thời, cũng chính là để giải quyết kịp thời tình huống đột xuất, bất ngờ.

"Nếu mỗi khi có việc mới hiệp đồng, mượn được máy bay thì tình huống, thời cơ có thể đã trôi qua mất, đã gây ra hậu quả khôn lường, không đáp ứng yêu cầu chủ động trong mọi tình huống, chủ động từ sớm, từ xa mà Đảng, Nhà nước giao cho. Tội phạm có thể xảy ra ở những nơi các phương tiện khác không thể tiếp cận được (rừng núi hẻo lánh, mưa lũ chia cắt, tòa nhà cao tầng, lúc ách tắc giao thông...), cần phải có máy bay trực thăng để Không quân CAND tổ chức trinh sát, trang bị vũ khí, phương tiện, chở quân đổ bộ tác chiến, cứu nạn, cứu hộ...", Tư lệnh CSCĐ nhấn mạnh thêm.

Phi công cần đảm bảo số giờ bay và quy định giãn cách bay

Đại tá Nguyễn Ngọc Trung cho biết, theo yêu cầu nhiệm vụ, mỗi năm một phi công phải đảm bảo 50 giờ bay và không để có giãn cách kỹ thuật lái, dẫn đường, ứng dụng chiến đấu, chỉ huy bay theo tiêu chuẩn của từng cấp phi công. Đối với phi công cấp 1 như anh hay Trung tá Nguyễn Văn Hưng, Phó Trung đoàn trưởng kiêm Trưởng ban Tham mưu; Trung tá Phạm Hồng Kiên, Trưởng ban Huấn luyện hay Đại tá Trần Minh Đức, Trợ lý an toàn bay thì yêu cầu về giờ bay trong năm còn cao hơn. Với hơn 1.700 giờ bay tích lũy qua 31 năm công tác trong lực lượng Không quân, anh từng nhiều lần tham gia các chuyến bay cứu nạn, cứu hộ các tỉnh miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ, song kỷ niệm ấn tượng nhất là lần trực tiếp lái trực thăng ra hiện trường cứu nạn, cứu hộ vụ sạt lở Thủy điện Rào Trăng 3 (năm 2020).

Trung tướng Phạm Quốc Cương, Tư lệnh CSCĐ kiểm tra công tác huấn luyện tại buồng tập lái.

Khoảng 9h sáng 14/10/2020, trực thăng Mi-171 của Trung đoàn Không quân 930, Sư đoàn 372, Quân chủng Phòng không - Không quân cất cánh từ sân bay Phú Bài (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế) lên khu vực 4 thủy điện trên sông Rào Trăng để làm nhiệm vụ trinh sát, nắm bắt tình hình truyền về Sở Chỉ huy tiền phương và tìm kiếm cứu nạn, thả hàng cứu trợ. Dù thời tiết xấu, địa hình phức tạp và gió lớn, nhưng sau gần 1 tiếng đồng hồ bay trinh sát, tổ bay đã xác định các mục tiêu và thả hàng cứu trợ cho các công nhân nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3.

Đặc biệt, Đại tá Nguyễn Ngọc Trung đã hạ cánh ở một nơi ít ai tưởng tượng tới. Trong khi bãi đáp của trực thăng yêu cầu phải đầy đủ các yếu tố như: phải đủ cứng để hạ cánh và đủ độ rộng cần thiết, không có chướng ngại vật... thì anh đã hạ cánh ở ruộng lúa với bùn lầy và trực thăng treo cách mặt đất 20-50cm, vừa đủ để đổ hàng cứu trợ xuống và đưa người dân bị thương lên. Và sau đó, tổ bay đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, cũng như kịp thời truyền các thông tin, hình ảnh về Sở Chỉ huy tiền phương, giúp Bộ Quốc phòng lên phương án cụ thể triển khai các biện pháp tìm kiếm cứu nạn tiếp theo.

Sinh ra tại mảnh đất xứ Nghệ nhưng sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh, năm 2018 anh được điều động làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 930 tại Đà Nẵng, thường xuyên phải xa gia đình để thực hiện nhiệm vụ. Từ khi là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân CAND, công tác tại Thủ đô Hà Nội, Đại tá Nguyễn Ngọc Trung đã 8 tháng chưa được về thăm nhà, thăm vợ con ở tâm dịch nóng bỏng của cả nước. Trong bối cảnh hiện tại phải xây dựng một "binh chủng" mới hoàn toàn, chưa có tiền lệ trong lực lượng CAND, với yêu cầu phải tiến thẳng lên hiện đại, anh chỉ biết rằng, mình phải cố gắng hết sức để không phụ lòng mong đợi, kỳ vọng của Bộ trưởng Bộ Công an, Tư lệnh CSCĐ nói riêng và lực lượng CSCĐ nói chung...

Thăm, động viên CBCS Trung đoàn Không quân CAND, Trung tướng Phạm Quốc Cương bày tỏ vui mừng khi CBCS Trung đoàn Không quân CAND được Trung đoàn Không quân 916 tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, từ tổ chức học tập, luyện tập, tổ chức bay hồi phục theo quy định đến nơi ăn ở, sinh hoạt. Tư lệnh CSCĐ đề nghị CBCS tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch bay hồi phục, chấp hành nghiêm quy định của đơn vị sở tại, tổ chức bay chặt chẽ, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Giữ vững và nâng cao kỹ thuật lái, dẫn đường, ứng dụng chiến đấu, làm cơ sở cho việc xây dựng lực lượng Không quân CAND tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới...

Quỳnh Vinh

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Hòa Bình vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lạc Sơn để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Bức xúc khi chứng kiến đối tượng trộm cắp xe máy giữa ban ngày, anh Nguyễn Công Định (ngụ TP Phan Thiết, Bình Thuận) đã lao thẳng xe vào tên trộm rồi sau đó cùng người dân khống chế thành công đối tượng trộm cắp xe máy.

Tối 4/11, Công an TP Tân Uyên (Bình Dương) đã tạm giữ hình sự đối với Lê Minh Trung (SN 1977; ngụ huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương) để điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Ngày 3/11, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; đồng chí Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam về thành tích đấu tranh, triệt phá đường dây sử dụng không gian mạng hoạt động mua bán trái phép chất ma tuý, thu lợi bất chính hơn 30 tỷ đồng.

Ngày 3/11, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Công an tỉnh Sơn La về thành tích đấu tranh triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.

Ngày 4/11, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, Công an huyện Như Xuân vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Bùi Văn Tuấn (SN 1983), ở xã Bình Lương, huyện Như Xuân về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…

Lương cơ sở đã tăng, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng dù xuất sắc đến đâu lương cũng "mới chỉ đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân và chi tiêu hết sức tằn tiện". Thế nên, các địa phương xin cơ chế riêng để thu hút nhân tài, Quốc hội ủng hộ nhưng nhân tài thì vẫn "như lá mùa Thu".

Chiều 4/11, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa xuất quân hỗ trợ lực lượng chức năng Campuchia chữa cháy casino 7 tầng, thuộc xã Tropeng phlong, huyện Ponhia Kret, tỉnh Tbuong Khmum (Campuchia), hướng dẫn thoát nạn cho 4 người bị thương mắc kẹt trong đám cháy.

Ngày 4/11, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác bí mật ghi hình các bãi giữ xe bên ngoài trường THPT Cầu Giấy (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) qua đó phát hiện không ít học sinh đi xe máy có dung tích xi lanh từ 110 – 125 cc như: Honda Vision, Spacy… gửi tại đây.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文