Những người thầy quân sự, võ thuật trên thao trường mùa COVID

13:16 02/05/2022

"Các thầy cô luôn quan tâm, tạo điều kiện cho học viên học tập, bám thao trường và quan tâm từng bữa ăn, giấc ngủ. Khi có sinh viên bị nhiễm COVID-19, thì được cách ly, điều trị, chăm sóc tận tình, chế độ ăn được đảm bảo định lượng để nâng cao sức đề kháng, chóng khỏi bệnh", Lò Văn Sơn, sinh viên Học viện CSND kể...

"Vào trung tâm tập võ cường độ cao, rèn thể lực và điều lệnh nhiều tới mức chúng em về nằm ngủ mơ đang ke tay, ke chân, bị chuột rút luôn. Có bạn đang đêm ngủ mớ hô "nghiêm!", làm cả phòng tỉnh giấc...", Lê Thành Nhân, tân sinh viên Học viện Chính trị CAND đang huấn luyện đầu khóa tại Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ (HL&BDNV) 1, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) chia sẻ. Đến nay, sau 4 tháng "vượt nắng thắng mưa", Nhân cùng các bạn đều đã thuần thục các động tác quân sự, võ thuật cơ bản, làm quen với môi trường, kỷ luật quân ngũ.

Dịch bệnh không phải là trở ngại

Chiều 31/3, theo chân Đại tá Phan Công Côn, Giám đốc Trung tâm HL&BDNV 1 kiểm tra tiến độ công tác học tập, huấn luyện tại trụ sở Trung tâm và ở Tiểu đoàn 1 giúp tôi hiểu hơn về những người thầy quân sự, võ thuật, cũng như lịch trình, thời gian biểu và kỹ năng các tân sinh viên, tân binh được rèn luyện tại đây. Trực tiếp chỉnh sửa các thế võ, động tác điều lệnh, hay đường ngắm cơ bản nội dung bắn súng cho học viên tại thao trường, anh cho biết, vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu, hiện 100% các em an tâm tư tưởng, hoàn thành tốt nội dung huấn luyện theo chương trình khung của Bộ, nhiều em có thành tích tốt trong quá trình học tập điều lệnh CAND, quân sự, võ thuật, bắn súng, bơi lội...

Phạm Mai Chi (ở dưới, bên trái) cùng các sinh viên được huấn luyện chiến thuật tập kích, vây bắt tại Trung tâm.

Theo Đại tá Phan Công Côn, từ tháng 3/2021, bộ máy tổ chức của Trung tâm có sự thay đổi lớn hơn, gồm Ban Giám đốc, 4 Ban và 3 Tiểu đoàn; Tiểu đoàn 1 đóng quân tại Chương Mỹ, Hà Nội; Tiểu đoàn 2 ở Văn Giang, Hưng Yên và Tiểu đoàn 3 tại Thăng Bình, Quảng Nam. Năm 2022, Trung tâm HL&BDNV 1 là đơn vị được giao huấn luyện quân số nhiều nhất Bộ Tư lệnh với gần 3.400 chiến sỹ, học viên, trong đó 1.558 chiến sỹ nghĩa vụ, 1.136 tân sinh viên, 546 học viên các lớp liên kết và đào tạo dạy nghề, 152 học viên trúng tuyển đào tạo văn bằng 2 tại các học viện, trường CAND. Thời điểm nhận quân, dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh mẽ, phức tạp tại Thủ đô Hà Nội và các địa phương, là thách thức không nhỏ với đội ngũ cán bộ, giáo viên. Tuy nhiên, do tổ chức tốt công tác phòng, chống dịch nên trước Tết Nguyên đán đơn vị hầu như không có ca mắc.

"Sau Tết học viên trở lại, Trung tâm tổ chức test nhanh thì không nhiều F0, nhưng một số em có biểu hiện, Ban Giám đốc đã chỉ đạo quân y tiến hành sàng lọc, bóc tách, cách ly điều trị những em nhiễm COVID-19. Đồng thời rà soát, báo cáo lãnh đạo Bộ Tư lệnh tổ chức tiêm vaccine cho các em đang học tập, huấn luyện tại Trung tâm. Đến thời điểm hiện tại, 100% đã tiêm đủ 2-3 mũi", Thiếu tá Nguyễn Văn Trường, Phó Tiểu đoàn trưởng Phụ trách Tiểu đoàn Huấn luyện số 2 cho hay. Là cán bộ quản lý tân sinh viên các trường CAND, anh và đồng đội xác định ăn, ngủ 24/24h tại Trung tâm, đồng hành, sát cánh cùng các em trong suốt quá trình huấn luyện.

Lịch học tập mùa hè ngày nào cũng dày đặc các hoạt động từ sáng tới tối , đến 21h điểm danh; 21h30 tắt điện đi ngủ... thì những người thầy cũng miệt mài theo sát lịch trình của sinh viên và vẫn kiểm tra, dõi theo đến khi các em đã chìm sâu vào giấc ngủ.

"Các thầy cô luôn quan tâm, tạo điều kiện cho học viên học tập, bám thao trường và quan tâm từng bữa ăn, giấc ngủ. Khi có sinh viên bị nhiễm COVID-19, thì được cách ly, điều trị, chăm sóc tận tình, chế độ ăn được đảm bảo định lượng để nâng cao sức đề kháng, chóng khỏi bệnh", Lò Văn Sơn, sinh viên Học viện CSND kể. Sau khi cách ly điều trị xong, các em được tổ chức học bù vào các ngày nghỉ, một số giờ nghỉ buổi chiều, học cả ban đêm cho kịp chương trình. Đồng nghĩa, đội ngũ giáo viên cũng "giảm giờ nghỉ, tăng giờ làm" để giúp một số học viên theo kịp chương trình chung. Hiện tại, tất cả đã hoàn thành các chương trình còn thiếu và đơn vị không có CBCS, học viên mắc COVID-19.

Đổi mới nội dung huấn luyện phù hợp yêu cầu thực tiễn

Nét mới trong quy trình tổ chức huấn luyện năm nay, theo Thiếu tá Nguyễn Văn Trường là huấn luyện kết hợp hành quân dã ngoại, tổ chức xây dựng, tập luyện các phương án chiến đấu phù hợp tình hình thực tế tại địa bàn; đã biên chế thành các đại đội, tiểu đoàn chiến đấu, sẵn sàng ra quân thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khi có yêu cầu. Chẳng hạn, Tiểu đoàn Huấn luyện số 2 do anh phụ trách đã di chuyển toàn bộ học viên về huấn luyện tại cơ sở Chương Mỹ và Trung tâm Huấn luyện Quân sự quốc gia 4 tại Miếu Môn, Mỹ Đức, Hà Nội tổ chức huấn luyện tập kích, phục kích tại địa bàn rừng núi; các nội dung phối hợp bơi ếch cơ bản, bơi bao gói và bơi vũ trang. Kết hợp huấn luyện các dạng phương án: bảo vệ đơn vị, phòng chống cháy nổ, đánh bắt kẻ gian đột nhập vào đơn vị...

Đại tá Phan Công Côn và Trung tá Nguyễn Việt Anh kiểm tra, chỉnh sửa các động tác võ thuật cho học viên tại Trung tâm.

"Là tân sinh viên mới rời trường cấp 3, khóa huấn luyện với nhiều nội dung thú vị như vậy đã tạo cho chúng em tính kỷ luật và những kiến thức, kỹ năng hữu ích. Hồi nhỏ, em từng bị đuối nước nên rất sợ nước, hôm nào trời lạnh mà phải xuống nước thực sự là nỗi sợ khó vượt qua. Tuy nhiên, nhờ sự cổ vũ tinh thần và phương pháp của thầy Dương Văn Tuân nên chỉ sau 5 buổi học em đã biết bơi" - Phạm Mai Chi, sinh viên Học viện ANND trải lòng. Em và đồng đội cũng đã nắm vững kỹ thuật vận động ở khu vực rừng núi, các động tác trườn, nằm, ngắm bắn; được rèn luyện ở nhiều môi trường khác nhau, từ đồng bằng đến rừng núi, sông nước mà quá trình học tập tại trường khó có được, sau này về địa phương có thể thích nghi ngay với công việc.

Từng đi nghĩa vụ tại Công an tỉnh An Giang, tham gia phòng, chống dịch, bắt các ổ nhóm ma túy, cờ bạc... nên có kinh nghiệm thực tế nhất định, song sinh viên Học viện Chính trị CAND Lê Thành Nhân vẫn khẳng định huấn luyện đầu khóa cho tân sinh viên hết sức cần thiết. "Ngày xưa đi lính chỉ tập sáng, chiều; vào đây tập cả buổi tối và ngoại khóa, em cũng chưa từng được huấn luyện bài bản như ở Bộ Tư lệnh, từ các động tác điều lệnh hay các thế võ đều được thầy cô chỉ dạy kỹ lưỡng, chi tiết, cường độ tập luyện nhiều hơn. Học viên được trang bị lễ tiết, tác phong, điều lệnh, võ thuật thống nhất, chính quy, tinh nhuệ hơn theo quy định của Bộ", tân sinh viên đến từ  An Giang so sánh.

Là xạ thủ tại Trung tâm, Trung tá Nguyễn Việt Anh, Phó trưởng Ban Huấn luyện khẳng định, bắn súng là nội dung rất khó, đòi hỏi đảm bảo tuyệt đối an toàn, do đó người học cũng như đội ngũ giáo viên, quản lý phải hết sức chú tâm, hướng dẫn tỉ mỉ cho từng em hiểu tính năng, cấu tạo, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản. "Đặc biệt, năm nay được sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc, chúng tôi đã cho các học viên làm quen với tiếng súng nổ trước bằng đạn hơi K56. Khi đi bắn đạn thật, các em thao tác thành thạo, tự tin, bản lĩnh hơn do đã quen tiếng nổ", anh chia sẻ. Đây là sáng tạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc và các giáo viên tại Trung tâm, giúp quá trình học tập môn này được thuận lợi hơn.

Ngoài ra, các học viên cũng được làm quen với cấu tạo, tác dụng một số công cụ hỗ trợ như: súng phóng lựu, rulo, các bình xịt hơi cay, quả nổ, quả khói...; huấn luyện sơ cấp cứu, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy. "Lúc đầu em tưởng không qua được môn bắn súng, nhưng sau đó các thầy hướng dẫn sát sao nên đã thành thạo và kiểm tra xếp loại giỏi. Đúng là, có những việc tưởng không bao giờ làm được nhưng nhờ các thầy chúng em đã làm được", Phạm Minh Huế, Học viện CSND bày tỏ.

Nếu dùng một từ để miêu tả các thầy, cô giáo ở Trung tâm thì đó là từ "tận tâm". Điều lệnh là môn khó nhất vì nhiều kỹ thuật khó, khó đúng được hoàn toàn và đòi hỏi đều, đẹp của cả tập thể. Nhưng các thầy bằng sự chuyên nghiệp đã tận tình hướng dẫn từng tý một, giúp chúng em dần làm quen...

Sinh viên Trần Thành Đạt, Đại học Phòng cháy, chữa cháy.

Quỳnh Vinh

Mưa dông diện rộng được dự báo diễn ra khắp miền Bắc và tại cá tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An với lượng mưa có nơi trên 80mm. Thủ đô Hà Nội trời mát mẻ, nhiệt độ trong ngày từ 23-29 độ C.

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文