Phát huy vai trò cấp ủy trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

08:46 05/05/2023

Sau 4 năm thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/1/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, Công an Tiền Giang đã bám sát 6 nội dung, yêu cầu của Ban Bí thư đề ra và 7 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Công an tỉnh Tiền Giang đa dạng các hình thức tuyên truyền trên các kênh thông tin và họp tổ nhân dân tự quản. Hơn 30.000 lượt tin, bài, 191 chuyên mục An ninh Tiền Giang, phát hành hơn 15.000 cuốn thông tin thời sự ANTT hàng tháng, phát huy hiệu quả 184 trang Zalo Công an tỉnh đang quản lý, biên soạn và phát hành trên 150.000 tờ bướm tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng, chống, tố giác các loại tội phạm, phòng ngừa tệ nạn xã hội, phòng, chống dịch COVID-19 gắn với phát động phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ).

Lực lượng Công an và Quân đội phối hợp tuần tra giữ gìn an ninh trên tuyến biển ở Tiền Giang.

Người dân cung cấp hơn 3.700 nguồn tin có giá trị, giúp lực lượng Công an lập hồ sơ, xử lý trên 3.400 đối tượng vi phạm pháp luật. Tỉnh Tiền Giang hiện có 37 mô hình phòng, chống tội phạm đang được duy trì, củng cố và phát huy hiệu quả như: xây dựng và nhân rộng hơn 2.000 cổng rào phòng, chống tội phạm; hơn 2.200 camera an ninh, trên 1.500 tuyến đường ánh sáng phòng, chống tội phạm, 13 Câu lạc bộ “Thắp sáng niềm tin”.

Nhiều mô hình mang lại hiệu quả cao như: “Mô hình xã điển hình về phong trào TDBVANTQ và phường, thị trấn điển hình về đảm bảo trật tự đô thị”, “Khu nhà trọ công nhân tự quản về ANTT”, “Camera an ninh”, “Tuyến đường ánh sáng phòng, chống tội phạm”, mô hình “Đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã Mỹ Phong, TP Mỹ Tho”… Hiệu quả từ các mô hình giúp lực lượng Công an phát hiện, làm rõ 25 vụ trộm cắp tài sản, giúp đỡ 610 thanh thiếu niên tái hòa nhập cộng đồng…

Đảng ủy, Ban giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương làm tốt công tác tham mưu, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đảm bảo an ninh trât tự, xây dựng lực lượng. Giải quyết kịp thời, dứt điểm ngay từ cơ sở các vụ việc về an ninh trật tự, bảo đảm ổn định an ninh chính trị.

Lực lượng Công an và Quân đội tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định số 03/2019-NĐ ngày 5/9/2019 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng. Lực lượng Công an và Quân đội phối hợp tuyên truyền và trao đổi tình hình liên quan, tổ chức tuần tra, kiểm soát hơn 47.000 cuộc, với hơn 220.000 lượt đồng chí tham gia; phát hiện, xử lý trên 1.500 vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông, 44 vụ trộm cắp tài sản, 63 đối tượng có hành vi đánh nhau, giải tán hơn 7.300 thanh thiếu niên tụ tập đêm khuya.

Công an các cấp phối hợp tốt công tác quản lý, giáo dục hàng ngàn đối tượng trong diện quản lý. Công tác hòa giải ở cơ sở tiếp tục phát huy vai trò trong việc xây dựng mối đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giảm thiểu tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện có 1.036 Tổ hòa giải, với hơn 6.700 hòa giải viên. Các Tổ hòa giải tiếp nhận và đưa ra hòa giải hơn 2.800 vụ, hòa giải thành hơn 2.500 vụ, đạt tỷ lệ hơn 88%. Phối hợp các ngành đưa hơn 1.100 đối tượng vào diện giáo dục tại xã, phường, thị trấn và 346 đối tượng vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Thượng tá Nguyễn Quang Sang, Trưởng phòng Xây dựng phong trào TDBVANTQ cho biết: Đến nay, toàn tỉnh xây dựng, củng cố 12.426 Tổ nhân dân tự quản, 927 Đội Dân phòng, 30 Đội Công nhân xung kích về ANTT, 30 Ban bảo vệ dân phố, 170 Tổ bảo vệ dân phố… Hiện tại, 170/172 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT; 669/760 cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT; chuyển hóa 52/52 địa bàn phức tạp về an ninh trật tự; xây dựng và ra mắt 137/142 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 40/142 xã đạt chuẩn nâng cao, 2 xã đạt chuẩn kiểm mẫu; 3/8 huyện ra mắt huyện nông thôn mới; 3/3 đô thị hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

“Từ các mô hình và kinh nghiệm của các địa phương cho thấy sự cần thiết tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với phong trào TDBVANTQ. Trọng tâm là tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào. Công an các đơn vị, địa phương quyết tâm tăng cường lực lượng bám sát địa bàn, giải quyết ổn định các vụ việc phức tạp ngay từ cơ sở, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến theo hướng xã hội hóa “tự quản, tự phòng, tự bảo vệ” về an ninh trât tự, gắn phong trào TDBVANTQ với phong trào khác ở địa phương”, Thượng tá Nguyễn Quang Sang nói.

Đặng Thanh

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Theo Cục Bảo vệ môi trường Bắc Kinh, hơn 10 năm trước, Bắc Kinh là một trong những thành phố “ô nhiễm nhất thế giới”. Để xóa bỏ ngôi vị này, từ 2013-2017, Bắc Kinh đã chi khoảng 161,5 tỷ USD để cải tạo môi trường - một con số không tưởng, bằng GDP hằng năm của những quốc gia trung bình. Nhờ vậy, bầu trời Bắc Kinh đã xanh trong trở lại, các chỉ số an toàn môi trường được bảo đảm. Không chỉ “hồi sinh” thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc còn thực hiện được nhiều dự án... không tưởng.

Trong đêm diễn gần đây, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, vốn được fan cuồng gọi là “ông hoàng”, xuất hiện với bộ quân phục pha trộn kiểu “đông tây y kết hợp cúng bái” khiến dư luận bất bình. Bộ quân phục này có phảng phất kiểu sĩ quan SS với mớ huân chương, huy hiệu tả pí lù; thậm chí có vật thể giống “Biệt công bội tinh” thời chế độ Sài Gòn. Sau khi nhận phản hồi từ người xem, Đàm Vĩnh Hưng trần tình rằng mình không có ý gì, và hứa sẽ không dùng trong buổi diễn tiếp theo.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn mong muốn, tân Hiệu trưởng Trường ĐHSPHN sẽ vượt qua được khó khăn thử thách, tận dụng được nhiều điều kiện thuận lợi từ công cuộc đổi mới giáo dục và nhu cầu học tập rất lớn của người Việt Nam hiện nay, từ nhu cầu phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để đưa Trường ĐHSPHN phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc (Kiên Giang), sáng 15/5, Cơ quan CSĐT (Văn phòng Cơ quan CSĐT) Công an tỉnh Kiên Giang đã hoàn tất thủ tục tiếp nhận Trần Văn Việt (SN 1975, thường trú: tổ 2, ấp Khu Tượng, xã Cửa Dương, TP Phú Quốc, Kiên Giang), Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cửa Dương đến đầu thú, khai nhận hành vi nhận hối lộ

Ngày 15/5, Công an tỉnh Bình Phước cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh phối hợp với Công an TP Đồng Xoài vừa triệt phá, bắt giữ các đối tượng có hành vi “Thu thập, mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng” trên địa bàn tỉnh.

Sáng nay (15/5), TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác trong vụ án kit test Việt Á. Hội đồng xét xử phúc thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội do Thẩm phán Phạm Văn Tuyển làm chủ tọa phiên tòa. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文