Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng CAND trong đảm bảo an ninh con người

16:04 29/03/2024

Chiều 29/3, tại Học viện An ninh nhân dân (ANND), Hội đồng Lý luận Bộ Công an đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp hội đồng “An ninh con người và đảm bảo an ninh con người ở Việt Nam-Lý luận và thực tiễn”. Thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Thiếu tướng, PGS.TS Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Học viện ANND chủ trì hội thảo.

Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các cục nghiệp vụ, đơn vị chức năng của Bộ Công an, công an các đơn vị địa phương, các học viện, trường CAND cùng các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài lực lượng CAND.

Thiếu tướng, PGS.TS Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Học viện ANND phát biểu tại hội thảo.

Đề dẫn tại hội thảo, Thiếu tướng, PGS.TS Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Học viện ANND nhấn mạnh: Trong những thập kỷ gần đây, an ninh con người và bảo đảm an ninh con người đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. An ninh con người trở thành vấn đề toàn cầu, mang tính sống còn cho sự ổn định, thịnh vượng và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Ở Việt Nam, vấn đề con người và đảm bảo an ninh con người luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, xác định con người là trung tâm, động lực cho sự phát triển đất nước trong mọi giai đoạn cách mạng.

Hội thảo "An ninh con người và đảm bảo an ninh con người ở Việt Nam, lý luận và thực tiễn" được tổ chức nhằm góp phần hoàn thiện lý luận bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ hiệu quả công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ an ninh quốc gia chất lượng cao.

Qua đó, tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới". Đồng thời kết quả hội thảo cung cấp luận cứ khoa học phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức công tác bảo đảm an ninh con người ở Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ ANGQ trong tình hình mới.

Thiếu tướng, GS.TS Bùi Quảng Bạ, chuyên viên cao cấp của Học viện Chính trị CAND cho rằng, cấu trúc an ninh con người bao gồm 7 thành tố được Liên hợp quốc đưa ra đã được các quốc gia trên thế giới vận dụng vào thực tiễn. Tại Việt Nam, Đảng, Nhà nước luôn đặt an ninh con người, bảo đảm an ninh con người là mối quan tâm hàng đầu, luôn chú trọng thực hiện cam kết quốc tế về vấn đề này; cơ quan chức năng Việt Nam nói chung, lực lượng CAND cũng đã áp dụng những biện pháp hiệu quả trong bảo đảm an ninh con người, đồng thời, tích cực thực hiện hợp tác quốc tế, khu vực nhằm đảm bảo an ninh con người....

Đồng chí Phan Thị Minh Giang, Phó Cục trưởng Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao phát biểu tại hội thảo.

Đồng chí Phan Thị Minh Giang, Phó Cục trưởng Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho biết, số lượng công dân Việt Nam ra nước ngoài ngày càng tăng, trong đó di cư lao động là loại hình chính với khoảng 650.000 lao động Việt Nam đang làm việc nước ngoài theo hợp đồng tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tiếp đến là di cư du học với khoảng 190.000 du học sinh Việt Nam ở nước ngoài, phần lớn là du học sinh tự túc. Ngoài ra, còn có một số hình thức di cư khác như kết hôn có yếu tố nước ngoài, di cư cho nhận con nuôi Việt Nam ra nước ngoài…

Đại tá, PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại hội thảo.

Từ thực tế trên, lãnh đạo Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý di cư quốc tế, đảm bảo an ninh con người như thực thi tốt chính sách phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là các giải pháp an sinh xã hội; chú trọng công tác phân tích, dự báo tình hình; tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý di cư quốc tế và hoàn thiện cơ chế phối hợp trong quản lý di cư quốc tế.

Thiếu tướng Trần Đình Chung, Phó Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ phát biểu tại hội thảo.

Đại tá, PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng nhấn mạnh khái niệm an ninh cứng và an ninh mềm, an ninh truyền thống, phi truyền thống. Trong đó, ở các quốc gia như Việt Nam, an ninh con người là trọng tâm của an ninh quốc gia, có mối quan hệ mật thiết với an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Trên cơ sở đó, đồng chí đề xuất cần nhận diện rõ các phương thức, thủ đoạn lợi dụng an ninh con người để xâm hại đến quyền và lợi ích quốc gia; chú trọng hợp tác quốc tế, hợp tác với khu vực theo hướng song phương và đa phương…

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Thiếu tướng Trần Đình Chung, Phó Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ cũng đề xuất 1 số giải pháp nhằm đảm bảo an ninh con người như nâng cao trách nhiệm, "tăng sức đề kháng" cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; phát huy tốt hơn nữa vai trò nòng cốt của lực lượng CAND trong đảm bảo an ninh con người…

Huyền Thanh

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文