Phòng ngừa, ứng phó các mối đe dọa, khủng hoảng an ninh phi truyền thống

13:18 06/05/2022

Ngày 6/5, Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp Trường Đại học An ninh nhân dân (ANND) tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Nhận diện và phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa, khủng hoảng an ninh phi truyền thống; bảo đảm an ninh, trật tự (ANTT) phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh”.

Thiếu tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh và Thiếu tướng, PGS.TS Phan Xuân Tuy, Hiệu trưởng Trường Đại học ANND, thành viên Hội đồng lý luận Bộ Công an, đồng chủ trì hội thảo.

Hội thảo được chuẩn bị công phu, khoa học, nghiêm túc, kỹ lưỡng, đã nhận được 68 tham luận, trong đó có nhiều tham luận trình bày trực tiếp tại hội thảo, thể hiện tâm huyết, sự quan tâm đặc biệt của Thành ủy, UBND, các sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, Công an các đơn vị, địa phương của thành phố; Hội đồng lý luận Bộ Công an; Trường Đại học ANND và sự cộng tác nhiệt tình, trách nhiệm của các nhà thực tiễn, nhà khoa học…

Quang cảnh hội thảo khoa học.

Hội thảo được tổ chức nhằm tạo diễn đàn giúp lãnh đạo, chỉ huy các cấp, các nhà khoa học, cán bộ CAND trao đổi nhận thức, lý luận và thực tiễn về phòng ngừa, ứng phó các mối đe dọa, khủng hoảng an ninh phi truyền thống (ANPTT). Đồng thời, nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của lực lượng CAND và tăng cường phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp trong nhận diện, phòng ngừa, ứng phó các mối đe dọa, khủng hoảng ANPTT, bảo đảm ANTT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh; tiếp tục cụ thể hóa Quy chế phối hợp giữa Công an TP Hồ Chí Minh và Trường Đại học ANND…

Tại hội thảo, nhiều tham luận tiếp cận nghiên cứu ở nhiều góc độ và có chất lượng tốt, phản ánh khá toàn diện, sâu sắc các vấn đề xoay quanh chủ đề hội thảo. Đáng chú ý, tham luận của đại diện Thành ủy, UBND, một số sở, ban, ngành, UBND và Công an một số quận, huyện đã mạnh dạn nêu lên những khó khăn, vướng mắc xoay quanh vấn đề bảo đảm ANTT trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Nhiều ý kiến tham luận đã làm rõ và cơ bản thống nhất cao về nhận thức, tư duy mới về ANPTT và phòng ngừa, ứng phó các mối đe dọa, khủng hoảng ANPTT, nhất là các vấn đề phòng, chống biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an ninh mạng, an ninh xã hội, an ninh con người…

Các tham luận thống nhất khẳng định ANPTT là một thành tố quan trọng của an ninh quốc gia cũng như an ninh khu vực và an ninh toàn cầu. Phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa, khủng hoảng ANPTT là một nội dung rất quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và sự nghiệp của toàn dân, trong đó lực lượng CAND đóng vai trò nòng cốt; lấy chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn từ xa là chính, lấy sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội làm nền tảng…

Các đại biểu tại hội thảo.

Hội thảo đã làm rõ tư duy mới của Đảng ta về vấn đề ANPTT; cơ sở pháp lý; đánh giá thực trạng, rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất được giải pháp, kiến nghị có giá trị góp phần nhận diện và phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa, khủng hoảng ANPTT, bảo đảm ANTT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh…

Bên cạnh đó, các đại biểu và tham luận cũng nêu rõ vai trò, trách nhiệm của lực lượng CAND và sự phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp trong phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm ANTT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Nêu lên thực trạng và phương hướng, giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của lực lượng CAND và tăng cường phối hợp phát huy sức mạnh tổng hợp trong phòng ngừa, ứng phó các mối đe dọa, khủng hoảng ANPTT khác, góp phần bảo đảm ANTT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh…

Qua các tham luận cho thấy, các vấn đề ANPTT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nêu trên bên cạnh đặc điểm chung có đặc thù riêng, tác động trực tiếp, rõ nét đến an ninh xã hội, an ninh con người, an ninh quốc gia, an ninh khu vực và an ninh toàn cầu, đòi hỏi cần có sự chung tay, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các địa phương trong nước, với nước ngoài và các tổ chức khu vực, quốc tế trong phòng ngừa, ứng phó.

Phú Lữ

Bụi đã lắng xuống ở Dnipro sau đòn tập kích gây sửng sốt của Nga bằng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik. Thiệt hại hữu hình mà nó gây ra có thể không lớn, nhưng việc một loại vũ khí khác biệt như Oreshnik tham gia chiến đấu thực tế ngay trên lục địa châu Âu là lời cảnh báo của Moscow về những "lằn ranh đỏ" và có thể sẽ tác động đến cấu trúc an ninh khu vực trong nhiều thập niên tới.

Chiều 11/12, Học viện CSND đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư (PGS) ngành Khoa học An ninh năm 2024. Trung tướng, GS. TS Trần Minh Hưởng, Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Khoa học An ninh, Giám đốc Học viện CSND chủ trì buổi lễ.

Chiều 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Vũng Tàu đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Trịnh Thị Bảy (SN 1976, trú phường 7, TP Vũng Tàu) về tội “Hành hạ người khác”. Quyết định khởi tố, bắt tạm giam đã được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn.

Bị can Nguyễn Thanh Bình (cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang) bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Sai phạm của bị can Bình thể hiện qua việc tạo điều kiện cho Công ty Trung Hậu 68 được cấp phép khảo sát, thăm dò mỏ cát theo hình thức chỉ định không thông qua đấu giá; chỉ đạo cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho doanh nghiệp không đúng với chủ trương, mục tiêu ban đầu của dự án...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文