Sáng ngời hình ảnh vì nhân dân phục vụ ở vùng rốn lũ

18:43 29/10/2024

Dùng dây thừng làm ròng rọc đưa lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân vùng bị cô lập hoàn toàn; sáng tinh sương nghe điện thoại cầu cứu đã kịp thời có mặt đưa người bệnh đi cấp cứu trong mưa lũ; hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ Công an bám các điểm ngập sâu để cứu dân, hỗ trợ khi cần thiết… Công an Quảng Bình đang thắp sáng hình ảnh đẹp: hết mình phục vụ nhân dân.

Tính đến chiều ngày 29/10, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn hơn 30.000 ngôi nhà nằm ở vùng trũng ven sông Kiến Giang và sông Long Đại bị ngập sâu trong nước. Trong đó, huyện Lệ Thủy là khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất, với hơn 19.762 ngôi nhà bị ngập, huyện Quảng Ninh có hơn 12.000 ngôi nhà bị ngập.

Lũ lụt đang làm hơn 30.000 căn nhà của người dân Quảng Bình bị ngập. 

Trong 2 ngày qua, lũ lụt gây ngập lụt nặng ở huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh và một số khu vực thành phố Đồng Hới, Quảng Bình. Công an các đơn vị, địa phương của Công an Quảng Bình đã huy động tối đa lực lượng để hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân vùng lũ. Nhiều hình ảnh gần gũi, trách nhiệm cao của cán bộ, chiến sĩ Công an Quảng Bình được người dân trên địa bàn ghi nhận, đánh giá cao.

Bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng cho người dân vùng lũ ngập sâu được cán bộ, chiến sĩ Công an đặt lên hàng đầu. 

Tại Công an huyện Lệ Thuỷ, ngay từ khi mưa lớn, có dấu hiệu gây ngập lụt trên diện rộng, Chỉ huy Công an huyện đã phân công mỗi người về một số điểm thường ngập lụt nặng để bám sát cơ sở, chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ Công an xã phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan di dời người dân đến nơi an toàn. Đồng thời cùng với nhân dân kê cao đồ dùng sinh hoạt tránh bị nước lũ gây ngập hư hỏng. Công an xã thực hiện nhiệm vụ cùng ăn, cùng ở, cùng chống lũ lụt với bà con.

Công an Quảng Bình phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan vào vùng tâm lũ hỗ trợ, giúp đỡ người dân. 

Khi lũ thượng nguồn đổ về, gây ngập lụt chia cắt, cô lập hoàn toàn nhiều thôn bản tại xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Lực lượng Công an xã cùng với chính quyền địa phương và Bộ đội Biên phòng đến từng hộ dân, đặc biệt là những hộ sống cạnh sông, suối để hỗ trợ di chuyển đến nơi cao ráo tránh lũ.

Những hình ảnh hết mình vì nhân dân phục vụ trong lũ lụt của Công an Quảng Bình. 

Do bị cô lập nên bà con một số bản ở Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ thiếu lương thực nhu yếu phẩm, Công an huyện Lệ huỷ đã sử dụng dây ròng rọc tiếp tế đồ dùng cho người dân. Theo Công an xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, đến thời điểm này còn 2 vị trí trên địa bàn xã còn bị chia cắt là cụm Còi bản Còi Đá và bản Khe Sung.

Công an huyện Lệ Thuỷ dùng dây làm ròng rọc để đưa lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con bị lũ lụt cô lập. 

Rạng sáng ngày 29/10, khi nghe tin có trường hợp ông Lê Văn Tình (SN 1963) trú tại thôn Quy Hậu, xã Liên Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ bị tai biến cần được đưa đi cấp cứu, Đội Cảnh sát Giao thông-Trật tự Công an huyện Lệ Thuỷ đã lập tức dùng ca nô đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy cấp cứu.

Thiếu tá Hoàng Trọng Phước, Đội trưởng Đội Cảnh sát Giao thông-Trật tự Công an huyện Lệ Thủy cho biết, tuy mưa đã ngớt nhưng mực nước lũ vẫn đang còn cao. Hiện nay, lực lượng Cảnh sát Giao thông huyện sử dụng ca no chuyên dụng đi từng ngõ ngách để phân luồng giao thông, hỗ trợ người dân. Cán bộ, chiến sĩ Công an của đơn vị bên cạnh kịp thời di chuyển nhiều người dân đến nơi an toàn, thực hiện thêm nhiệm vụ là hỗ trợ đem các đồ nhu yếu phẩm đến những nơi người dân đang cần.

Lực lượng Công an Quảng Bình chuẩn bị nhân lực, phương tiện ứng cứu kịp thời khi chính quyền các địa phương và người dân có yêu cầu. 

Để hỗ trợ, giúp đỡ người dân, Công an huyện Quảng Ninh, Công an Quảng Bình đã huy động 350 cán bộ, chiến sỹ, 15 phương tiện trực tiếp có mặt ở những nơi ngập lụt sâu để phối hợp với chính quyền địa phương di dời người dân đến nơi an toàn. Công an huyện Quảng Ninh phối hợp với các đơn vị, địa phương đã bám sát cơ sở để vừa di dời dân, vừa bảo vệ tuyệt đối tài sản cho nhân dân tránh bị trộm cắp khi lũ lụt xảy ra.

Trưởng Công an huyện Quảng Ninh, Thượng tá Nguyễn Anh Dương cho biết, trước diễn biến bất thường của thời tiết, đơn vị đã chỉ đạo 100% lực lượng Công an xã tại các xã, thị trấn túc trực phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”; phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân, phương tiện không đi vùng ngập lụt và kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xảy ra nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.

Công an huyện Quảng Ninh, Quảng Bình thăm hỏi, động viên người dân vùng lũ lụt. 

Tính đến chiều ngày 29/10, toàn tỉnh Quảng Bình đã có hơn 32.885 nhà dân bị ngập lụt, 58 thôn, bản bị chia cắt; các tuyến đường giao thông bị ngập tại 76 điểm, sạt lở 13 điểm, 3 tàu cá bị chìm, sạt lở 1,5km kè biển; đã có 1 người chết và 3 người mất tích… Các địa phương đã di dời 1.249 hộ/3.681 khẩu đến nơi an toàn để tránh trú lũ lụt.

Trao đổi với Phóng viên Báo CAND, ông Lê Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình cho biết; huyện Lệ Thuỷ vẫn còn hơn 19.700 nhà dân ngập lụt, trong đó, có hơn 8.000 nhà ngập trên 1m và hơn 11.600 nhà ngập dưới 1m. Huyện Lệ Thuỷ đã làm tốt phương châm “4 tại chỗ”, huy động tất cả các lực lượng, cơ quan chức năng trên địa bàn huyện nỗ lực hỗ trợ, giúp đỡ người dân với phương châm tập trung mọi nguồn lực cùng với nhân dân vượt qua lũ lụt.

Hơn 30.000 hộ dân ở Quảng Bình vẫn bị nước lũ gây ngập và chia cắt.

Quyết tâm không để bất cứ hộ dân nào đói, rét trong lũ lụt, bên cạnh huy động tối đa lực lượng Quân đội, Công an, Biên phòng cùng tối đa phương tiện hiện có, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình đã huy động thêm hàng chục chiếc thuyền của ngư dân các xã Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy tham gia chở hàng cứu trợ, nhu yếu phẩm cần thiết cứu trợ cho người dân vùng ngập lụt. Huyện Lệ Thuỷ chọn các ngư dân có nhiều kinh nghiệm tham gia cứu hộ, cứu nạn trong trận lũ lịch sử năm 2020 để vận chuyển lương thực, nhu yếu phẩm vào cho các hộ dân vùng rốn lũ.

Để bảo đảm nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân vùng ngập lụt, huyện Lệ Thủy sẽ tiếp nhận hàng cứu trợ tại hai khu vực là ngã tư Cam Liên (xã Cam Thủy) và chợ Đôộng (xã Mai Thủy). Cùng với đó, hàng chục tàu thuyền vận chuyển những nhu yếu phẩm cấp thiết của địa phương cũng được đưa đến tận tay hỗ trợ người dân.

Công an Quảng Bình tiếp tục có mặt ứng trực ở các điểm ngập lụt để hỗ trợ người dân. 

Có mặt tại nhiều điểm ngập lụt của huyện Lệ Thuỷ, chúng tôi ghi nhận, đến chiều ngày 29/10 nước lũ đã rút dần nhưng hàng chục nghìn nhà dân vẫn còn bị ngập sâu. Hầu hết các tuyến đường liên huyện, liên xã đang bị lũ lụt chia cắt, phương tiện đi lại vẫn chủ yếu bằng thuyền, hoặc bè tự chế. Tất cả hoa màu, ruộng vườn của bà con bị ngập sâu trong nước, gây thiệt hại lớn đối với người dân.

Những hình ảnh gần gũi, cùng người dân phòng chống lũ lụt luôn được người dân vùng lũ Quảng Bình đánh giá cao. 

Hệ thống trường học, các trụ sở làm việc của huyện Lệ Thuỷ, các UBND xã vẫn còn bị ngập lụt cao từ 1 đến 1,5m. Hiện chính quyền địa phương và ngành giáo dục đang lên phương án để nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đó, để nhanh chóng đưa các em trở lại trường học an toàn khi hết lũ.

Sông Lam

Việc đưa môn Hà Nội học vào dạy tại các trường ở Thủ đô là cần thiết. Điều này giúp cho học sinh hiểu hơn về vùng đất, con người Hà Nội, phát huy các giá trị vốn có của mảnh đất ngàn năm văn hiến, từ đó tăng thêm lòng tự hào, khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ để xây dựng Thủ đô tương xứng với vị thế vốn có.

Thời gian qua, lực lượng chức năng liên tục triệt phá các sự vụ liên quan đến "khí cười", "bóng cười" (khí N2O). Tuy nhiên, tình trạng kinh doanh "bóng cười" trái phép tại quán bar, cà phê và nhà hàng vẫn tồn tại, gây ảnh hưởng rất lớn tới người dùng đặc biệt là giới trẻ.

Nguồn tin PV Báo CAND cho biết, không chỉ khám xét tại tỉnh Thừa Thiên Huế; cùng ngày Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng kinh tế buôn lậu phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động Bộ Công an cũng đã tổ chức khám xét một số địa điểm có liên quan ở tỉnh Bình Định, TP Hồ Chí Minh…

Thủ đô Hà Nội cùng với các tỉnh thành ở miền Bắc hôm nay được dự báo có sương mù vào sáng sớm, ngày nắng hanh, vùng núi cao có nơi rét dưới 18 độ C. Tại miền Trung vẫn có mưa nhiều nơi.

Những con người bình thường không ai biết đến, chẳng có học hàm, học vị, chuyên môn thực tế, bỗng một ngày khoác tấm áo blouse trắng chễm chệ bắt bệnh, kê đơn bốc thuốc. Nạn bác sĩ “ma” đã hoành hành, gây ra hệ lụy tiềm tàng với sức khỏe người bệnh, trở thành nỗi nhức nhối cho xã hội…

Cuối tháng 3/2024, Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Hà Nội và Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã phối hợp thực hiện công tác khai quật hiện trường cụm di chỉ Vườn Chuối thuộc thôn Lai Xá (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) với diện tích 6.000 mét vuông.

Ngụy trang ma túy trong các hộp sữa rồi vận chuyển từ châu Âu về Việt Nam qua đường hàng không, Nguyễn Văn Ba bị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP Hà Nội, Cục Hải quan TP Hà Nội và Công an huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) bắt quả tang, thu giữ 9,3 kg ketamin.

Ca ghép tim cho bệnh nhân T. là ca ghép tim thứ 13 và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 12 được các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công. Với ca ghép tim này, Bệnh viện Trung ương Huế xác lập kỷ lục mới về ghép tim xuyên Việt khi thời gian đưa quả tim vào lồng ngực người nhận đến lúc tim đập trở lại chỉ mất hơn 50 phút.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội cho biết, đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan để tìm phương án giải quyết tốt nhất trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh. Đồng thời, sẽ xử lý nghiêm các sai phạm của trường theo quy định.

Ngày 30/10, Chi cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất - Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh cho biết vừa cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh tiếp tục phát hiện, bắt giữ thêm một vụ nhập lậu hơn 300 viên kim cương.

Trong lúc thuyền trưởng một tàu cá hành nghề khai thác hải sản trên vùng biển Trường Sa đang kiểm tra bếp nấu ăn trên tàu, thì xảy ra sự cố tai nạn. Ngọn lửa từ bình gas bùng phát mạnh khiến cho nạn nhân bị bỏng nặng.

Theo dự báo mới nhất về không khí lạnh ở miền Bắc của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 5/11, nền nhiệt ở miền Bắc giảm sâu, trời chuyển rét diện rộng; vùng núi có thể xuất hiện rét đậm cục bộ. Đây được xem là đợt rét diện rộng đầu tiên trong năm nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文