Tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật Căn cước đáp ứng yêu cầu thực tiễn

17:06 30/06/2023

Chiều 30/6, tại Hà Nam, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Tiểu ban lý luận về pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự và cải cách tư pháp, Bộ Công an và Công an tỉnh Hà Nam tổ chức hội thảo khoa học “Lý luận pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử-thực trạng pháp luật về cấp, quản lý căn cước, thu thập, cập nhật, kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, ứng dụng căn cước điện tử phục vụ chuyển đổi số ở nước ta”.

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Trưởng Tiểu ban lý luận về pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự và cải cách tư pháp và Đại tá Kiều Hữu Tuyển, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam đồng chủ trì hội thảo.  

Tham dự hội thảo có các đại biểu là đại diện Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Công an tỉnh Hà Nam, một số đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an, cùng đại diện một số lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Hà Nam.

Nhiều tham luận tại hội thảo đã góp phần hoàn thiện lý luận pháp luật về căn cước.

Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày các tham luận về tình hình triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; việc thu thập, cập nhật, kết nối, chia sẻ (chia sẻ thông tin, dữ liệu cho Chính phủ và bộ, ngành, địa phương) và khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; kết quả công tác cấp, quản lý căn CCCD, định danh và xác thực điện tử cùng những khó khăn, vướng mắc, bất cập và kiến nghị, đề xuất; các chính sách mới của dự án Luật Căn cước….

Trình bày tham luận “Những vướng mắc, bấp cập trong cấp, quản lý CCCD-nhìn nhận từ góc độ pháp lý”, Đại tá Trần Nam Thắng, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 1 cho biết, bên cạnh kết quả tích cực, trong quá trình triển khai thi hành Luật CCCD, về phương diện pháp lý đã xuất hiện những vướng mắc, bất cập trong công tác cấp, quản lý CCCD. Cụ thể, công dân có nhiều loại giấy tờ tùy thân khác nhau như thẻ CCCD, thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy khai sinh, giấy phép lái xe…

Việc có quá nhiều loại giấy tờ khác nhau được cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân gây ra khó khăn nhất định cho công dân trong quá trình lưu trữ, sử dụng. Trong khi đó, Luật CCCD không có các quy định về việc khai thác, sử dụng các thông tin trên thẻ CCCD nên việc phát triển ứng dụng dịch vụ, tiện ích của thẻ CCCD vào giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đồng bộ, thống nhất.

Nhiều cơ quan tổ chức chưa tham gia triển khai vì đây không phải là nội dung được quy định trong luật. Việc giới hạn các thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định của Luật CCCD sẽ gây khó khăn trong thực hiện Đề án số 06, thực hiện chuyển đổi số quốc gia. Luật CCCD là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, quy định việc chuyển đổi từ cấp, sử dụng chứng minh nhân dân sang cấp, sử dụng bằng thẻ CCCD. Tuy nhiên, nhiều cơ quan, tổ chức đã yêu cầu công dân bắt buộc phải thực hiện các thủ tục để cập nhật, điều chỉnh lại thông tin trên giấy tờ, tài liệu đã cấp trước đây cho công dân gây khó khăn, phiền hà cho công dân…

Trình bày tham luận “Thực tiễn thi hành pháp luật về CCCD và những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung để tạo bước đột phá trong chuyển đổi số”, Đại tá Đỗ Hoài Nam, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam chia sẻ, sau 8 năm triển khai thi hành Luật CCCD, đến nay, Hà Nam đã hoàn thành thu nhận 754.277 hồ sơ CCCD gắn chíp cho công dân đủ điều kiện (100%), kích hoạt 509.792 tài khoản định danh điện tử…

Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thi hành Luật CCCD phát sinh một số khó khăn, vướng mắc. Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật CCCD và đáp ứng yêu cầu, Đại tá Đỗ Hoài Nam đưa ra những nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật CCCD như sau: Bổ sung quy định về VNeID là ứng dụng duy nhất và được cấp phép sử dụng trong các giao dịch hành chính công cũng như các giao dịch dân sự; có quy định về việc tích hợp một số thông tin có tính ổn định, được sử dụng thường xuyên của người dân ngoài thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước vào thẻ căn cước; bổ sung quy định về cấp số định danh cho người gốc Việt Nam…

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Trình bày tham luận “Tình hình triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thực tế chia sẻ thông tin, dữ liệu cho Chính phủ và bộ, ngành, địa phương; nhu cầu tiếp nhận thông tin (nghiệp vụ, tổng hợp) từ các bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành”, Thiếu tá Phạm Văn Sơn, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đưa ra một số đề nghị. Cụ thể, hiện nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mới thực hiện kết nối 13 bộ, ngành để khai thác, sử dụng dữ liệu dân cư, với các bộ, ngành còn lại cần khẩn trương hoàn thành các điều kiện, tiêu chuẩn để thực hiện kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện việc kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử; phối hợp tích cực với Bộ Công an tạo lập kho dữ liệu dùng chung của Chính phủ đảm bảo hạ tầng, pháp lý, các điều kiện khai thác, sử dụng dữ liệu của con người xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số...

Phát biểu bế mạc hội thảo, Thiếu tướng Phạm Công Nguyên khẳng định, các ý kiến tham luận tại hội thảo thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm và tâm huyết trong công tác nghiên cứu khoa học và có ý nghĩa quan trọng, góp phần hoàn thiện lý luận pháp luật về căn cước, thu thập, cập nhật, kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, ứng dụng căn cước điện tử để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở nước ta hiện nay. Các ý kiến tham luận cũng chính là cơ sở quan trọng để Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật Căn cước bảo đảm đúng tiến độ và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay, đặc biệt là yêu cầu, nhiệm vụ của Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn 2030.

Nguyễn Hương

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa song Người để lại cho hậu thế những di sản vô cùng quý giá. Di sản Hồ Chí Minh luôn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng, là kim chỉ nam dẫn đường, chỉ lối cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Di sản ấy là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do chính Người sáng tạo, để lại cho Đảng, dân tộc Việt Nam.

Với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) theo kiểu “bò ngang”, các chuyên gia cho rằng mục tiêu nâng dư nợ TPDN đạt tối thiểu khoảng 20% GDP đến năm 2025, và đạt 25% đến năm 2030 là rất thách thức.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo luật Nhà giáo để lấy ý kiến dư luận. Một trong những nội dung được quan tâm trong Dự thảo luật Nhà giáo là quy định: "Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp".

TAND tỉnh Bình Dương vừa mở phiên tòa xét xử vụ án mua bán người dưới 16 tuổi và làm giả, sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Các bị cáo phần đông là những bà mẹ vì nhiều hoàn cảnh, lý do đã bán chính đứa con mà mình đã mang nặng đẻ đau.

Đêm 19/5, vòng đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh mùa 2023/2024 đã diễn ra,  Man City đã đánh bại West Ham 3-1 trên sân Etihad. Ba điểm có được giú đoàn quân HLV Pep Guardiola đoạt chức vô địch lần thứ 4 liên tiếp.

Mặc dù chưa có “Chấp thuận chủ trương đầu tư” của cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhưng nhiều năm qua, cơ sở băm dăm của chi nhánh Công ty TNHH Thanh Thành Đạt tại xã Xuân Hoà, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp quy định pháp luật.

Trước tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Lam, đặc biệt là đoạn giáp ranh với tỉnh Nghệ An có chiều hướng gia tăng, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường công tác đấu tranh, tham mưu chính quyền địa phương các cấp siết chặt quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn.

Lễ hội vật cầu nước (hay vật cầu bùn) được tổ chức 4 năm 1 lần tại làng Vân (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) từ ngày 12-15/4 Âm lịch. Bộ Văn hoá Thể thao &Du lịch đã trao bằng công nhận lễ hội này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2022.

Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ cao 9 tầng, địa chỉ số 269 phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khu vực xảy ra cháy ở trong trục kỹ thuật điện thông tầng từ tầng 5 đến tầng 9 của công trình, nên đã phát sinh nhiều khói, khí độc hại.

Vào dịp nghỉ cuối tuần, dòng người đổ về TP Hải Phòng đông nườm nượp, du khách hào hứng vừa trải nghiệm “foodtour Hải Phòng”, vừa chụp ảnh “check in”, đặc biệt dưới sắc màu rực cháy của hoa phượng đỏ tháng 5.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文