Tội phạm rửa tiền, môi giới hối lộ tăng 200% so với năm 2021

15:30 21/12/2022

Trong năm 2022, Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an đã kê biên, phong tỏa, thu hồi hơn 170.000 tỷ đồng, cao nhất trong những năm qua. Đơn vị đã phát hiện, bắt giữ 5.306 vụ với 5.626 đối tượng phạm tội về kinh tế, trong đó tội phạm rửa tiền, môi giới hối lộ tăng 200% so với năm 2021.

Chiều 21/12, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai công tác năm 2023. Đại tá Nguyễn Ngọc Lâm, Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu chủ trì hội nghị.

Đại tá Nguyễn Ngọc Lâm, Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu phát biểu tại hội nghị.

Năm 2022, lực lượng Cảnh sát kinh tế đã phát hiện, bắt giữ 5.306 vụ với 5.626 đối tượng phạm tội về kinh tế (tăng 24,29% vụ, giảm 2,28% đối tượng so với cùng kỳ năm 2021).

Đơn vị cũng phát hiện, xử lý 492 vụ/902 đối tượng phạm tội về tham nhũng, chức vụ. Qua công tác phát hiện, xử lý, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã phát hiện nhiều loại tội phạm tăng so với năm 2021, như tội phạm về rửa tiền tăng 200%; môi giới hối lộ tăng 200%; hàng giả tăng 111%; đấu thầu, đấu giá, đầu tư công tăng 70%; tham nhũng tâng 45%; tiếp đó là các lĩnh vực như thuế, ngân hàng, tài chính, đất đai…

Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu trình bày báo cáo tổng kết tại hội nghị.

Nổi lên trong năm 2022 là tội phạm và vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế trên lĩnh vực chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp và đấu thầu, đấu giá tài sản. Nhiều vụ án lớn như vụ án liên quan đến Trịnh Văn Quyết, Đỗ Thành Nhân, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát hay như sai phạm trong đấu thầu, đấu giá tài sản, các hoạt động mua sắm, đầu tư công với các vụ án Việt Á, AIC…

Các  đại biểu tham dự hội nghị.

Tội phạm và vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế khác như ngân hàng, thuế, đất đai, lợi dụng tình hình dịch bệnh, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, môi trường vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều cấp, ngành, địa phương. Lực lượng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã phát hiện, triệt phá nhiều đường dây, tổ chức tội phạm lớn, bắt giữ nhiều đối tượng chủ mưu, cầm đầu; đã khởi tố các vụ án trong những lĩnh vực mới như chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; tiến độ điều tra được đảm bảo, làm rõ bản chất của vụ án, hành vi tư lợi chiếm đoạt tài sản, góp phần đảm bảo hiệu quả an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã kê biên, phong tỏa, thu hồi hơn 170.000 tỷ đồng trong năm 2022, cao nhất trong những năm qua. Riêng tỷ lệ thu hồi tài sản trong những vụ án tham nhũng của cả nước đạt 81%, đối với Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đạt tới 85,2% (cao hơn chỉ tiêu Quốc hội giao).

Đại tá Nguyễn Ngọc Lâm, Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu cho biết, bám sát chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, với phương châm “Chủ động, nêu gương, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”, đơn vị đã cụ thể hóa chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ, đề ra chỉ tiêu, lộ trình chỉ đạo hệ lực lượng Cảnh sát kinh tế triển khai, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một cách khoa học, hợp lý, quyết liệt, kiên trì, bền bỉ và hiệu quả.

Đơn vị đã phát hiện, rút ra những vấn đề nổi lên để kịp thời có 782 tham mưu, đề xuất, kiến nghị các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu từ cấp Trung ương đến cơ sở. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của đơn vị Cảnh sát kinh tế cấp trên với cấp dưới tiếp tục đổi mới, sáng tạo, sát sao và hiệu quả.

Cũng tại hội nghị, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã thống nhất những mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ trong năm 2023;  trao khen cho các đơn vị thuộc hệ lực lượng Cảnh sát kinh tế có thành tích xuất sắc trong phong trao thi đua, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Hoàng Phong

Ông Lương T.S là người tham gia bộ hành cùng đoàn người bám theo ông Minh Tuệ trong những ngày qua. Khi di chuyển qua địa phận tỉnh Quảng Trị thì ông S. ngất xỉu, được người dân đưa vào Bệnh viện cấp cứu nhưng sau đó bệnh nhân đã tử vong.

Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu đã bày tỏ sự thương xót đối với cháu bé 5 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe ô tô đưa, đón học sinh của Trường Mầm non Hồng Nhung 2 ở Thái Bình, lên án sự tắc trách của người có trách nhiệm, đồng thời bày tỏ hy vọng khi Luật Trật tự An toàn giao thông (TTATGT) đường bộ có hiệu lực sẽ ngăn chặn, phòng ngừa các vụ tương tự có thể xảy ra.

Ngày 30/5, chị Trần Thị Diệu Thúy (ngụ ở xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) cho biết sau nhiều ngày tìm kiếm ở một số nơi, chị cùng N.T.T. (quê Nghệ An, làm công nhân vệ sinh) vẫn chưa có thông tin gì về cháu N.T.H.L. (SN 2013, con chị T.).

Theo nguồn tin của Báo CAND, liên quan vụ trẻ mầm non tử vong vì bị bỏ quên trong ô tô, Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình ra lệnh tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp và ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phương Quỳnh Anh (SN 1986, trú tại xã Vũ Phúc, TP Thái Bình) - là cô giáo đưa đón học sinh từ nhà đến trường.

UBND TP Đà Nẵng vừa công bố, giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên địa bàn thành phố có 38 dự án ưu tiên đầu tư trong công nghiệp, dịch vụ liên quan đến du thuyền với tổng mức đầu tư trên 7.260 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa, trong đó, vốn đầu tư cho công nghiệp là 5.700 tỷ đồng và vốn đầu tư cho dịch vụ là 1.560 tỷ đồng.

Ngày 30/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Đình Thắng (SN 1989, trú tại xã Thư Phú, huyện Thường Tín, Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo tù chung thân về tội “Giết người”. Bị hại trong vụ án là anh Nguyễn Văn Th (SN 1990, ở huyện Thường Tín).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文