Vì môi trường sống an toàn cho nhân dân

18:10 19/07/2022

Dù “sinh sau” so với các lực lượng khác trong khối Cảnh sát nhân dân (CSND), mới có “tuổi đời” chưa tròn 16 năm, nhưng lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm (PCTP) về môi trường đã khẳng định được vai trò nòng cốt trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm đầy cam go, phức tạp, góp phần giữ vững ANTT, nỗ lực bảo đảm môi trường lành mạnh, an ninh, an toàn cho nhân dân.

Nhận thức được vai trò quan trọng của môi trường và nhiệm vụ bảo vệ môi trường đối với sự phát triển của đất nước và an toàn sức khoẻ, tính mạng của nhân dân, ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 41/NQ-TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và ngày 22/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết quan trọng này. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ, ngày 29/11/2006, lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường đã chính thức được thành lập.

Cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm về môi trường bắt quả tang Công ty TNHH thương mại Phúc Lâm (Thạch Thành, Thanh Hoá) đốt chất thải nguy hại trái phép, năm 2021.
Từ khi ra đời, lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường luôn chủ động phát hiện, nắm, dự báo, phân tích tình hình để kịp thời tham mưu với lãnh đạo Bộ Công an đề xuất Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương để ban hành, hoàn thiện nhiều văn bản pháp luật, chính sách liên quan công tác quản lý về bảo vệ môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập trong hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường phát huy hiệu quả.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm chuyển biến mạnh mẽ, qua đó nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường. Đồng thời, chủ động đấu tranh lập nhiều thành tích xuất sắc, khẳng định được vị thế, bản lĩnh của lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường trong công cuộc bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần bảo vệ sự bình yên của đất nước và môi trường cuộc sống an toàn cho nhân dân.

Từ khi thành lập đến nay, nhiều vụ án nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm đã được khám phá, đánh dấu những chiến công tiêu biểu của lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường. Trong đó, dấu ấn đầu tiên phải kể đến, đó là ngày 10/8/2007, Cục Cảnh sát PCTP về môi trường đã bắt quả tang một số đối tượng có hành vi bán chất thải y tế nguy hại gồm: Chai nhựa, dây truyền dịch, bơm kim tiêm... đã qua sử dụng của một loạt bệnh viện lớn tại Hà Nội như: Bệnh viện K, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai cho cơ sở tư nhân ở Hưng Yên và Triều Khúc (Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) để tái chế. Qua đấu tranh xác định hành vi này đã diễn ra trong thời gian dài, số lượng lớn, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người.

Việc Cục Cảnh sát PCTP về môi trường điều tra, xử lý thành công hành vi mua bán chất thải y tế nguy hại đã tạo được tiếng vang lớn trong dư luận xã hội, thức tỉnh nhận thức của nhân dân về vấn đề bảo vệ môi trường và sự tác động của môi trường đối với sức khỏe con người. Sau vụ việc trên, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện chỉ đạo Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố chấn chỉnh công tác quản lý chất thải y tế, đưa công tác xử lý chất thải của các bệnh viện trên toàn quốc dần đi vào nền nếp.

Cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm về môi trường bắt quả tang Công ty Kbec Vina đổ trộm chất thải nguy hại ra môi trường (huyện Tóc Tiên, Bà Rịa - Vũng Tàu).

Một chuyên án nổi bật khác là chuyên án đấu tranh với nhóm lâm tặc do Lê Hồng Hà (tức Hà “đen”) cầm đầu khoảng 50 đối tượng chuyên phá rừng, khai thác gỗ trái phép ở lòng hồ Thuỷ điện Đồng Nai 5, thuộc địa bàn xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Mỗi ngày, bọn chúng khai thác khoảng 30m³ gỗ các loại, sau đó đóng bè thả trôi theo sông về tập kết tại bãi tự phát gần cửa đập Thuỷ điện Đồng Nai 5. Tại đây, lợi dụng địa bàn hiểm trở, vắng vẻ, đêm khuya, các đối tượng dùng xe cẩu cải tiến bốc gỗ đưa lên xe tải, vận chuyển đi theo Tỉnh lộ 685 hướng về huyện Kiến Đức, Đắk Nông để tiêu thụ. Trên tuyến đường vận chuyển gỗ lậu phải qua một trạm gác kiểm lâm do Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Cát Tiên quản lý nhưng nhóm lâm tặc này đã chi tiền cho một số cán bộ kiểm lâm để được bảo kê.

Để triệt phá thành công băng nhóm lâm tặc đông và hung hãn, đúng 2h ngày 8/7/2016, Cục Cảnh sát PCTP về môi trường phối hợp với Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 2 - Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động đã bất ngờ đồng loạt nổ súng tấn công vào sào huyệt của bọn lâm tặc tại Tiểu khu 390A thuộc xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, bắt quả tang tại chỗ 19 đối tượng, thu giữ nhiều vật chứng quan trọng liên quan đến việc phá rừng cùng nhiều hung khí nóng: dao, mã tấu, kiếm, súng đạn.

Không chỉ triệt phá thành công sào huyệt của băng nhóm lâm tặc ở Lâm Đồng, Cục Cảnh sát PCTP về môi trường tiếp tục phối hợp với Công an tỉnh Lâm Đồng mở rộng điều tra nơi tiêu thụ lâm sản trái phép của nhóm đối tượng trên tại địa bàn tỉnh Bình Phước; phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an truy bắt đối tượng cầm đầu Hà “đen” và đến ngày 18/8/2016 đã bắt được Hà “đen” khi hắn đang lẩn trốn tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ở chuyên án này, các đối tượng khai nhận chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, bọn chúng đã triệt hạ tổng cộng 1.207,922m3 gỗ, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.

Đặc biệt, quá trình điều tra mở rộng chuyên án còn phát hiện Hà “đen” có liên quan đến một số đối tượng chuyên phá rừng tự nhiên để trồng cây cao su tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Từ lời khai này, Cục Cảnh sát PCTP về môi trường đã quyết định xác lập thêm chuyên án đấu tranh triệt phá nhóm đối tượng có hành vi vi phạm các quy định về quản lý rừng trong chuyển đổi rừng tự nhiên trồng cây cao su tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, có liên quan đến một số cán bộ kiểm lâm của tỉnh Lâm Đồng để khởi tố về tội “Vi phạm các quy định về quản lý rừng” theo Điều 176 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Các chuyên án trên nổ ra trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo đóng cửa rừng tự nhiên các tỉnh Tây Nguyên để bảo vệ môi trường, giảm thiểu suy thoái môi trường. Thành công của chuyên án đã tạo tiếng vang lớn, được nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ và được Thủ tướng Chính phủ biểu dương, khen thưởng.

Đây chỉ là một số vụ án mà chúng tôi điểm qua trong số hàng ngàn vụ vi phạm pháp luật về môi trường mà lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường đã đấu tranh, khám phá thời gian qua. Trong quá trình thành lập và hoạt động, lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường đã khẳng định vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường, đóng góp xứng đáng vào truyền thống vẻ vang của lực lượng CSND Việt Nam. 

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát PCTP về môi trường Bộ Công an, trong quá trình gần 16 năm qua, toàn lực lượng đã phát hiện, xử lý hơn 217.000 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; khởi tố, đề nghị khởi tố hơn 5.318 vụ, 7.631 đối tượng; xử phạt vi phạm hành chính số tiền khoảng 2.835 tỷ đồng. Đặc biệt, đã điều tra, khám phá, xử lý nhiều vụ phạm tội môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân.

Tâm Phạm

Công an TP Hồ Chí Minh sẽ triển khai đồng bộ, đúng tính chất cao điểm (mục tiêu đặt ra cao hơn, cường độ công tác cao hơn, biện pháp quyết liệt hơn) các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, tấn công, trấn áp các loại tội phạm, đặc biệt là 5 loại tội phạm đã được nhận diện còn tiềm ẩn nguy cơ, diễn biến phức tạp…, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước.

Sau hơn một thập niên nội chiến, Syria đang bước vào giai đoạn chuyển giao nhạy cảm khi chính quyền của ông Bashar al-Assad sụp đổ, tạo ra khoảng trống quyền lực và khởi đầu cho cuộc đua giành ảnh hưởng giữa các cường quốc quốc tế và các lực lượng địa phương.

Cảnh sát Nam Phi mới đây đã phát hiện số lượng lớn ma túy đá được giấu trong một chiếc bàn bi-a bằng gỗ sắp được xuất khẩu sang Australia. Cơ quan chức năng sở tại đang tiếp tục điều tra xác định nguồn gốc số ma túy và những nghi phạm có liên quan.

Sông Sa Lung (Quảng Trị) có chiều dài gần 60km, chảy qua nhiều làng mạc, ruộng đồng của huyện Vĩnh Linh, hòa vào sông Bến Hải trước khi đổ ra biển. Thời gian qua, người dân các xã trên địa bàn huyện này phản ánh, ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp và chăn nuôi ở đây không chỉ khiến nước sông bị ô nhiễm, mà còn khiến không khí có mùi hôi thối rất khó chịu.

Nhiều người tưởng uống rượu ngâm củ ấu tàu tốt cho sức khoẻ nên đã ngâm cả bình để uống hay dùng lá hẹ nấu cháo cho trẻ ăn để chữa ho nhưng lại nấu nhầm hoa thuỷ tiên, thậm chí còn ăn hoa chuông để chữa bệnh loét dạ dày, chữa ho… và phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc, có trường hợp nặng phải thở máy.

Trước tình trạng thanh, thiếu niên ngổ ngáo tụ tập mang theo hung khí, sử dụng xe mô tô, xe máy điện dàn hàng ba, hàng tư không đội mũ bảo hiểm gây náo loạn trên các tuyến phố trong thời gian gần đây, Công an TP Hà Tĩnh đã lập các tổ công tác, tuần tra kiểm soát xuyên đêm trên địa bàn để phát hiện, ngăn chặn.

Để biến tiềm năng du lịch đường sông thành hiện thực, các địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và TP Hồ Chí Minh đang nỗ lực xây dựng chiến lược phát triển toàn diện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文