Vững vàng trong tâm dịch

15:50 30/04/2022

Trong cuộc chiến vô cùng gian khổ bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, đặc biệt là đợt bùng phát dịch lần thứ 4, tuổi trẻ CAND đã phát huy cao độ tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện, cùng với quân, dân cả nước nỗ lực thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chính trị quan trọng: Đẩy lùi dịch COVID-19 và bảo đảm an ninh, trật tự (ANTT) trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh.

Quyết tâm chiến thắng đại dịch

Cởi bỏ chiếc khẩu trang sau một ngày làm việc bận rộn tại Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Y học cổ truyền (Bộ Công an), Thiếu úy Nguyễn Thị Hà nhanh chóng rời đơn vị đi đón con và trở về nhà để chuẩn bị bữa cơm tối cho gia đình. Cuộc sống dần trở lại bình thường, đại dịch với những đợt diễn biến phức tạp đã qua.

Trò chuyện với chúng tôi, Hà bộc bạch: “Nhiều khi đến giờ em vẫn còn mơ, trong đêm tay chân quờ quạng, vội vã cùng đồng đội tranh thủ từng phút từng giây xử lý các thiết bị máy móc, kiểm tra sức khỏe giành giật lại sự sống cho những bệnh nhân dương tính với COVID-19”.

Hóa ra, các khu cách ly nơi Thiếu úy Nguyễn Thị Hà đến làm nhiệm vụ là những “điểm nóng” khi dịch diễn biến phức tạp nhất, như khi làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát, chị đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến Phước Lộc – Nhà Bè do Bộ Công an thành lập, nhằm tiếp lửa cùng TP Hồ Chí Minh trong tiếp nhận và điều trị bệnh nhân dương tính. Bệnh viện có quy mô hơn 300 giường bệnh, được xây dựng từ việc sửa chữa mặt bằng 2 phân xưởng.

Trước khi tình nguyện vào Nam chống dịch, để tiện việc chăm sóc hai đứa nhỏ, con trai đầu 14 tuổi và bé út chưa đầy 2 tuổi, hai vợ chồng chị Hà đã đưa con về quê nhà Hà Nam nhờ ông bà nội chăm sóc. Hằng ngày, sau ca trực, tranh thủ phút giây nghỉ ngơi, chị mới gọi điện về nhà hỏi thăm sức khỏe ông bà và động viên các con.

“Bé út vì quá nhỏ, vì xa mẹ lâu ngày nên những buổi đầu gọi điện về, cháu không nhận ra, chỉ khóc, nhất quyết không chịu nói chuyện. Lâu dần, bọn trẻ quen với những cuộc gọi từ xa, chúng ríu rít tranh nhau nghe điện thoại, nhưng mỗi lần nói chuyện, hai đứa luôn hỏi bao giờ mẹ về nhà…” Thiếu úy Nguyễn Thị Hà chia sẻ.

Gần 2 tháng tại đây, dù nhớ nhà, nhớ các con da diết nhưng khi nhìn thấy hằng trăm bệnh nhân đang hàng ngày, hàng giờ chiến đấu với tử thần, cần được chăm sóc điều trị, chị nén nỗi nhớ nhà, nhớ con, quyết tâm xin ở lại, tiếp tục giúp các bệnh nhân chiến thắng dịch COVID-19.

img_2611-1647327513266.jpg -0
Thứ trưởng Lê Văn Tuyến phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Bệnh viện 19-8 (ngày 15/3/2022).

Cũng như chị Hà và hàng trăm y, bác sĩ khác, Trung úy Đặng Thị Thu Hiền, Khoa hồi sức cấp cứu, Bệnh viện 30/4 là những chiến binh dũng cảm trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, không chỉ xung phong tình nguyện tới các bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung điều trị bệnh nhân là người dân, CBCS, mà còn cả những khu cách ly đặc biệt, chăm sóc hàng trăm bệnh nhân là can phạm dương tính COVID-19. Việc chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện dã chiến đã khó khăn, vất vả thì chăm sóc bệnh nhân là can, phạm nhân còn khó khăn, vất vả bội phần vì bản tính của phạm nhân manh động, đôi khi có những phản ứng khó lường trước được…

Để chăm sóc tốt cho bệnh nhân “đặc biệt” này, theo chị Hiền, trước nhất anh, chị em CBCS, y, bác sĩ, điều dưỡng đã có một quyết tâm cao, không chùn bước hay cảm thấy e dè, sợ hãi mà ngược lại hết lòng chăm sóc bệnh nhân, không xem người bệnh là phạm nhân mà đơn thuần là một người bệnh đang cần sự giúp đỡ của lực lượng y tế, vừa điều trị bệnh tình vừa tư vấn tâm lý cho phạm nhân với phương châm “lương y như từ mẫu”. Với gần 2 tháng tham gia trực tiếp tại đây, đã có gần 1.600 bệnh nhân đã được chị và tổ công tác của bệnh viện tận tình, tận tâm cứu chữa, điều trị...

“Đây có lẽ là quãng thời gian khó khăn nhất với em. Việc bản thân mình bị COVID-19 em cũng đã lường trước và sau này trải qua, nhưng khi hay tin người thân là bố mẹ và hai con mình xét nghiệm dương tính thì lòng mình như lửa đốt, đứng ngồi chẳng yên.

Hằng ngày, bên cạnh việc chăm sóc bệnh nhân, em luôn tranh thủ thời gian nghỉ, thời gian ăn uống để có thể động viên và nắm bắt tình hình sức khỏe, hướng điều trị cho mọi người trong gia đình…”- Trung úy Đặng Thị Thu Hiền chia sẻ.

Dũng cảm truy bắt tội phạm

Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao CBCS không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để xông pha nơi “tuyến đầu” chống dịch. Không khó để bắt gặp những hình ảnh "ăn núi, ngủ rừng", bám chốt, “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà”, vội vàng những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ... của CBCS Công an, các y, bác sĩ...

Và cả những những câu chuyện buồn trong những ngày chống dịch. Đó là những ngày tháng 8, công tác phòng chống dịch tại TP Hồ Chí Minh được siết chặt bởi làn sóng dịch COVID-19 bùng phát. Cùng với đồng đội ứng trực tại các chốt kiểm soát tuần tra, xử lý những trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch trên địa bàn, Đại úy Phan Tấn Tài được Ban chỉ huy Công an quận 6 điều động tăng cường về Công an phường 10. Tại đây, trong quá trình làm nhiệm vụ anh phát hiện một thanh niên là Hứa Hán Võ (SN 1994, ngụ quận 6, TP Hồ Chí Minh) điều khiển xe môtô trên đường, vi phạm quy định phòng, chống dịch nên tổ công tác ra hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm tra.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm trinh sát phòng, chống tội phạm về ma túy, trong lúc tiến hành kiểm tra giấy tờ, anh phát hiện Hứa Hán Võ có biểu hiện vừa hít ma túy đá nên đã yêu cầu đối tượng về trụ sở Công an phường 11, quận 6 để giải quyết. Vừa di chuyển được một đoạn thì Võ bất ngờ tăng ga phóng xe bỏ chạy nên tổ tuần tra buộc phải đuổi theo. Trên đường, Võ liên tục lạng lách đánh võng hòng chạy trốn nhưng không được.

Khi rẽ vào đường Lò Gốm thuộc địa bàn phường 8, quận 6, thấy xe của Đại úy Phan Tấn Tài bắt kịp, Võ bất ngờ đánh tay lái và ép xe lao lên vỉa hè, lao vào tường một nhà dân rồi tiếp tục chạy trốn. Vụ va chạm xe bất ngờ đã khiến Đại úy Phan Tấn Tài bị thương nặng, ngất tại chỗ. Mặc dù được đồng đội trong tổ công tác nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu và các bác sĩ tập trung cứu chữa nhưng do chấn thương quá nặng nên đến 21h30 cùng ngày, anh đã trút hơi thở cuối cùng.

CBCS Khoa hồi sức cấp cứu, Bệnh viện 30/4 xung kích lên đường làm nhiệm vụ phòng chống dịch tại các Bệnh viện dã chiến.

Tại Cơ quan CSĐT, qua kiểm tra, Võ dương tính với chất ma túy, đồng thời khai nhận, do trong người đang tàng trữ ma túy đá nên đã tìm thời cơ tẩu thoát, sau đó tìm cách chép ép trước sự truy đuổi của Đại úy Phan Tấn Tài bám sát phía sau nên cố tình tìm cách chèn ép nhằm thoát thân…

Cũng trong những ngày tháng 8, tại chốt phòng, chống dịch COVID-19 trên QL 1A, đoạn qua xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, trong lúc đang bám trụ làm nhiệm vụ kiểm soát, Trung úy Nguyễn Văn Chiến, cán bộ Công an huyện Quỳnh Lưu bị một chiếc xe tải lưu thông trên đường lao vào chốt kiểm dịch khiến anh bị thương nặng. Mặc dù được đồng đội, các y, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do vết thương quá nặng, anh đã hy sinh.

Ngày bà con lối xóm và chính quyền, đồng đội tổ chức tiễn đưa Trung úy Nguyễn Văn Chiến về nơi an nghỉ cuối cùng, chiếc xe cứu thương chạy suốt ngày đêm từ tâm dịch TP Hồ Chí Minh ra mới kịp đưa ông Chín (bố Chiến) về nhìn mặt con lần cuối. Lặng nhìn di ảnh, nước mắt hai vợ chồng ông không ngừng rơi trong nỗi đau tột cùng. Xót xa hơn, anh Chiến ra đi khi tuổi đời còn trẻ, chưa kịp lập gia đình, chưa để lại cho ông bà đứa cháu đích tôn để nối dõi tông đường.

“Gia đình hoàn cảnh khó khăn nên các cháu không được học hành tử tế. Học hết phổ thông, Chiến quyết tâm thi và đỗ vào Học viện ANND. Cả nhà mừng lắm vì sau này ra trường, Chiến được bố trí công việc ổn định. Nào ngờ…” – ông Chín nghẹn ngào chia sẻ.

Trong cuộc chiến bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân vô cùng gian khổ trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, đã có những CBCS hy sinh anh dũng như Đại úy Phan Tấn Tài, Đại úy Lê Huỳnh Nhật Minh, Trung úy Nguyễn Văn Chiến... Đây là mất mát to lớn đối với gia đình, người thân và cả của lực lượng CAND. Song sự mất mát đó càng thắp sáng niềm tin cho chúng ta về tinh thần đồng lòng, quyết tâm cao độ, sự nỗ lực, ý chí lớn lao để chiến thắng đại dịch COVID-19.

 Thảo Vy

Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 29/3, Cục An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác. Cơ quan ANĐT cũng đã vạch trần mánh khóe phạm tội của các đối tượng trong vụ án.

Hôm nay ngày 29/3, tức ngày 1/3 âm lịch, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 chính thức khai hội. Trong ngày hôm nay đã có hàng ngàn du khách từ khắp mọi miền của Tổ quốc về Đền Hùng tham gia các hoạt động giỗ Tổ. Công tác bảo đảm ANTT, ATGT đã được Công an tỉnh Phú Thọ chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, tạo thuận lợi cho người dân, du khách khi về Đền Hùng tham gia các hoạt động lễ hội.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Sau 20 lần mang dây chuyền vàng giả đến các tiệm vàng, tiềm cầm đồ để cầm cố, rồi chiếm đoạt trót lọt hàng trăm triệu đồng, đến lần thứ 21 thì chiêu trò lừa đảo của "nữ quái" đã bị một tiệm vàng phát hiện, báo tin cho Công an bắt quả tang.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2023), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 4 đều ngụ TP. Biên Hòa và Nguyễn Minh Sang (SN 2000) ngụ huyện Định Quán để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Diễn đàn quốc tế Bắc Cực là nền tảng quan trọng để thảo luận các vấn đề hiện tại liên quan đến sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ Bắc Cực, thiết lập cơ chế hiệu quả cho việc sử dụng chung và khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này ở nhiều cấp độ khác nhau.

Để quản lý đầu tư công đối với hàng trăm dự án phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, UBND TP Hồ Chí Minh đã thành lập ra đến 3 Ban quản lý dự án (BQLDA). Hàng năm, mỗi BQLDA này làm đại diện chủ đầu tư ít nhất cũng vài chục dự án phát triển hạ tầng, trong đó có nhiều dự án trọng điểm với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ, thậm chí là cả chục nghìn tỷ đồng nên đều được xem là các “siêu” BQLDA thuộc UBND thành phố...

Với thủ đoạn giả danh công an, nhóm đối tượng đe dọa nạn nhân nghi vấn liên quan đến số tiền bất minh để chiếm đoạt hơn 2 triệu USD ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã xác lập chuyên án đấu tranh. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa Công an tỉnh Tây Ninh cùng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và công an nhiều tỉnh, thành phố khác đã nhanh chóng bắt giữ các đối tượng gây án, thu hồi toàn bộ tài sản.

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an xác định Lê Thị Mai đã lợi dụng việc tố cáo, phản ánh, kiến nghị không đúng sự thật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Dòng sông Dâu cổ xưa đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh đã bị bồi lắng trở thành ruộng đồng từ hàng trăm năm qua. Cuối năm 2024, trong lúc nạo vét cải tạo một ao cá (thuộc khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành), người dân đã phát hiện hai chiếc thuyền cổ nằm song song với nhau, được đấu nối thành thuyền song thân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.