Trong một chiều lặng gió

08:42 27/10/2020
Chị vào viện trong tình trạng cấp cứu, da xanh rớt và mỏng như chiếc lá tre. Người thân của chị là một phụ nữ, mặc nguyên sắc phục công an đưa chị vào bệnh viện. Tôi đoán, có lẽ đang làm việc, nghe báo có người thân cấp cứu nên cô cứ thế đi luôn.


Hóa ra không phải, chị vừa mổ xong do bị vỡ u nang buồng trứng. Và người phụ nữ công an đi cùng không phải người nhà mà là cán bộ quản giáo trại giam. Cả phòng từ lúc biết chị là phạm nhân đều rất tò mò và cảnh giác. Cô ta làm gì mà bị tù? Trông cái mặt không đến nỗi... Bao nhiêu lời thì thào cùng những liếc mắt dành cho chị lúc chị thiêm thiếp ngủ. 

Giường chị kế giường tôi, lúc đầu phòng tôi chỉ có những bệnh nhân nằm dưỡng thai như tôi, dần dần, không đủ giường, cứ có giường trống là bệnh viện chèn người vào. Thành thử, đáng ra người dưỡng thai cần không gian yên tĩnh thì đêm đêm lại phải chịu những tiếng rên, tiếng la hét của của bệnh nhân sau phẫu thuật.

Ảnh minh họa.

Tôi buộc phải quen, hơn nữa, nghề viết như tôi nhiều khi gặp hoàn cảnh như thế lại là một điều cần thiết. Nằm kế bên, nhưng tôi không vì lợi thế đó mà khai thác đời tư của chị. Tôi tin, một lúc nào đó chị sẽ tự bộc bạch nếu cảm thấy tôi gần gũi. Do đó, tôi sẵn sàng chia sớt cho chị những vật dụng, đồ ăn của mình, lấy giúp chị những thứ mà vừa xong ca mổ chị chưa ngồi dậy được.

Thế nhưng, chỉ cần biết chị bắt đầu nói chuyện được, một số người nhà bệnh nhân trong phòng bắt đầu lân la đến hỏi thăm. Có lẽ do tò mò nhiều hơn. Thường là chị lảng tránh câu trả lời đối với họ. Nhưng với tôi, khi đêm đã về khuya, chị thầm thì cùng những tiếng rên cố nén.

"Anh ấy là mối tình đầu của chị, hai đứa yêu nhau từ hồi lớp 10, cùng đi học đại học, ra trường đi làm vẫn quấn lấy nhau. Bỗng dưng đến một ngày, chị và mẹ anh ấy phát hiện ra anh nghiện ma túy nặng, rồi lần lượt bạn bè, gia đình chị cũng biết. Ai cũng một câu: "Bỏ ngay, bỏ gấp!". Mẹ anh ấy thì chới với, tuyệt vọng níu lấy chị, anh ấy cũng níu lấy chị: "Tin anh! Vì em, vì mẹ anh sẽ cai!".

Chị yêu anh ấy, anh ấy cũng chỉ yêu mình chị, sự xác tín giữa hai đứa cho chị niềm tin vào lời hứa của anh. Rồi anh cũng cai được. Bộ dạng trở lại dáng vẻ một con người chứ không còn xanh xao, lấm lét như hồi chìm trong nghiện ngập. Anh cai được 6 tháng thì mẹ anh giục cưới, hình như bà hy vọng khi có chị kè kè một bên sẽ giúp anh không có suy nghĩ quay lại với thứ chết người đó. Ba mẹ chị phản đối quyết liệt: "Tao không tin thằng nghiện, rồi sớm hay muộn nó cũng sẽ lại trở lại con đường tăm tối đó, và con vô cùng khốn khổ khi có thằng chồng như thế!".

Mất thêm nửa năm nữa kiên trì thuyết phục, anh càng tỏ ra quyết tâm đoạn tuyệt hẳn quá khứ đen tối. Anh đi làm chăm chỉ, tiền anh đưa chị giữ, chỉ giữ lại một phần nhỏ để chi tiêu. Anh quan tâm đến ba mẹ chị nhiều hơn và tỏ ra là một chàng rể xốc vác. Vấn đề là ba mẹ chị thấy con gái họ quá đắm đuối với anh, và qua những cử chỉ thân thiết họ biết con gái đã trao thân cho gã trai kia rồi. Người già mà, chuyện trao thân là một điều cực kỳ kinh khủng khi chưa có cưới hỏi gì.

Hơn nữa, bọn chị yêu nhau đã quá lâu, gần 10 năm chỉ biết quấn quýt lấy nhau, chuyện đó không xảy ra mới là chuyện lạ. Họ đành gật đầu đồng ý. Khi đưa dâu, mẹ chị trốn ra sau bếp khóc hờ hờ. Uất ức đọc một câu rất tục: "Đẻ con khôn mát… rười rượi/ Đẻ con dại thảm hại cái…". Chị biết, mẹ đau và thất vọng lắm mới thốt ra câu ấy. Chị gạt nước mắt, chào mẹ rồi lên xe dâu. Đâu biết rằng linh cảm của những người làm cha làm mẹ luôn luôn đúng trong những trường hợp như thế này.

Cưới nhau được 3 tháng thì anh tái nghiện. Chị đã trân trối đến mất cả kiểm soát khi tình cờ phát hiện anh đang lén lút dùng thuốc trong nhà tắm. Chị nghĩ đến sự ngăn cản của ba mẹ, nghĩ đến ánh mắt đau đáu của ba lúc nhìn vợ chồng chị bái lạy trước bàn thờ gia tiên, nghĩ đến lời thề thốt của anh. Rồi cuối cùng là hình dung ra tâm trạng của ba mẹ khi biết gã con rể tái nghiện. Tất cả những điều ấy khiến chị hoảng hốt đến tê liệt. 

Chị không biết làm gì, thờ thẫn như như người mất hồn, không ăn, không ngủ. Anh quỳ xuống nức nở: "Bọn thằng T nó đón đường anh mấy lần, tặng không anh mấy tép, anh không cưỡng được, thế là… Em hãy giúp anh lần nữa, anh sẽ tự cai tại nhà, giúp anh lần nữa đi em…". Chị nhớ là mình đã òa khóc như một đứa trẻ bị đòn oan: "Anh đã khiến em phản bội lòng tin của ba mẹ, chúng ta đã hứa hẹn thề thốt để được ba mẹ đồng ý cho lấy nhau. Bây giờ, mới chưa đầy ba tháng… Hu hu…".

Anh đã chứng tỏ quyết tâm lần nữa bằng cách mỗi lần lên cơn, anh tự lấy dây xích mình vào chân giường ném chìa khóa đi. Chị và mẹ anh cũng hỗ trợ anh bằng mọi cách. Sự đau đớn, vật vã của anh luôn khiến chị đau đớn theo. Giá mà có thể đau đớn thay, vật vã thay chị cũng cam lòng. Trong những cơn vật vã điên cuồng đó, anh cứ ôm đầu lao vào tường đến toe toét máu. Chị và mẹ anh không chịu được phải lánh đi, nhưng những vết thương đó không bao giờ lành, vì ngày nào cũng tái đi tái lại. Không biết đến lần nào đó, khi mở cửa bước vào, thấy con trai ngất lịm bên vũng máu vì cú va trên đầu quá mạnh và sâu thì mẹ anh bắt đầu nao núng.

Sang cơn vật vã tiếp theo của con trai, bà đã giàn giụa nước mắt rút ra một tép thuốc dúi vào tay con mình. Anh vồ lấy nó trong cơn mệt mỏi và đau đớn kéo dài, rồi ngủ ngon như một đứa trẻ sau khi được bú no nê. Chị, cùng với những sợ hãi nối tiếp, không hiểu sao lúc đó lại đồng lõa với mẹ chồng. Để rồi, những ngày tiếp theo, cun cút thay mẹ chồng đi mua thuốc về cho anh. Những vết loét trên đầu anh dần lành thì chị bị bắt.

Chị đi tù đã mấy năm rồi. Thăm nuôi chị cũng chỉ ba mẹ đẻ thôi. Anh thì một ngày sa đọa vào thuốc, nghe đâu đang đi lừa đảo khắp nơi lấy tiền hút chích. Mẹ anh, phần vì đau ốm, phần vì kiệt quệ túng quẫn nên chẳng có tiền đi nửa ngàn cây số vào thăm con dâu. Chị nằm viện đã mấy ngày, anh biết nhưng không vào thăm. Có thể anh không dám nhìn mặt chị sau khi đã để chị gánh toàn bộ nghiệt ngã do mình gây ra. Hay sự sa đọa đã khiến anh không còn nhớ đến người vợ từ đầu đến cuối chỉ biết duy nhất một người đàn ông là anh?

Nhà văn Nguyễn Hương Duyên (huongduyen77tcnl@gmail.com)

Kể đến đó, chị bật khóc nức nở.

- Chị là một đứa con gái chẳng ra gì. Đáng lẽ, giờ phút này chị phải ở ngoài kia chăm sóc phụng dưỡng ba mẹ. Đằng này, chị còn để họ mỗi năm mấy lần lặn lội đường sá xa xôi bới xách vào thăm nuôi. Sau mỗi lần thăm, chị phát hiện ra tóc họ bạc nhiều. Lặng lẽ thăm nuôi, không trách mắng, chỉ nhìn con gái bằng ánh mắt xót xa...

Tôi siết lấy vai chị, trấn an chị những câu thật lòng. Gió ngoài cửa sổ ngày một mạnh hơn, hình như trời trở. Chị ngó ra ngọn cây đa đang lắc lư trong gió, mắt sầm tối não nề.

Cắt chỉ xong chị về trại, tôi nằm dưỡng thai thêm nửa tháng, ổn định cũng về nhà. Bao nhiêu thứ phải lo toan, những người đến và đi qua cuộc sống thường nhật lấp đầy hình ảnh của chị.

Cho đến ngày hôm nay, ở không gian vời vợi xanh, khoáng đạt gió, tôi gặp chị tay trong tay với một đứa trẻ xinh xắn. Năm tháng chịu án kham khổ bào mòn tuổi xuân của chị thấy rõ.

- Chị ra tù 3 năm rồi, đây là con gái của một người bạn tù mất do tai nạn, nó không nơi nương tựa nên gửi gắm cho chị. Chị không gặp lại anh ta lần nào kể từ khi vào tù cho đến giờ em ạ. Khi chị tìm đến, mẹ anh ta đưa chị tờ đơn ly hôn cùng lá thư xin lỗi. Giờ anh ta ở xó xỉnh nào, chị không quan tâm nữa. Chẳng việc gì phải đắm đuối với người không xem trọng lời hứa của mình, em nhỉ. Chị chăm sóc bố mẹ chị và có bé con đây, xem như bão tố cũng lặng yên rồi.

Liến thoáng một hồi chị dắt tay bé con đi mua kem. Tôi ngậm ngùi nhìn theo, dáng hai mẹ con nhỏ nhoi liêu xiêu trong chiều thoảng gió...

Nguyễn Hương Duyên

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước nối liền một dải, Việt Nam hiện lên trong mắt truyền thông quốc tế là một quốc gia vững vàng, độc lập, không ngừng phát triển và hội nhập, người Việt Nam tử tế và hiếu khách. Đại lễ 30/4/2025 không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà còn lan tỏa niềm vui chiến thắng, niềm tự hào dân tộc tới bạn bè năm châu. 

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và thân nhân các gia đình có người được đặc xá tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Chiều 1/5, thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ, toàn quốc xảy ra 65 vụ, làm chết 28 người, bị thương 56 người. So với cùng kỳ năm 2024 giảm 10 vụ, giảm 2 người chết, tăng 6 người bị thương. Tất cả các vụ đều xảy ra trên đường bộ, đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn. 

Đảng ủy Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: đồng chí Đại tá Trần Đào, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông từ trần vào hồi 12h45’ ngày 1/5/2025, hưởng thọ 89 tuổi.

Ngày 1/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ đối tượng Hà Văn Thúy (SN 1985), trú tại xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhiều người bị vết thương rất nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng... nhưng chủ quan không xử lý, dẫn tới nhiễm uốn ván nặng, khi vào viện đã nguy kịch. Tỷ lệ tử vong do uốn ván rất cao, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. 

80 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc vượt ngục lịch sử diễn ra tại nhà tù Hỏa Lò (tháng 3/1945-3/2025). Chốn ngục tù tăm tối xưa kia nay đã trở thành Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò giữa trung tâm Thủ đô, hằng ngày đón nhiều lượt khách tham quan.

Trạm Kiểm soát Biên phòng Nhơn Hải (Đồn Biên phòng Nhơn Lý, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Đội CSGT đường thủy (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ vụ một mô tô nước mất lái lao lên bờ làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.