Công nghệ đối đầu với làn sóng thông tin giả

18:51 01/08/2017
Vào đầu năm 2017, ở bang Jharkhand miền đông Ấn Độ xảy ra vụ 7 người bị đánh đến chết do nghi ngờ là bọn bắt cóc trẻ em. Nguyên nhân xuất phát từ luồng thông tin giả trên ứng dụng tin nhắn WhatsApp truyền tải nội dung cảnh báo về những kẻ lạ mặt thuộc "băng nhóm bắt cóc trẻ em". Sau đó, dân làng tự vũ trang và bắt đầu tấn công bất cứ ai không quen biết. Bi kịch bắt đầu cũng từ đó.

Không giống như các quốc gia phương Tây, phần lớn thông tin bịa đặt ở Ấn Độ lan truyền qua WhatsApp và tin nhắn trên smartphone bởi vì tuyệt đại đa số người dân nước này sử dụng Internet thông qua thiết bị di động tiện lợi này. Theo Ủy ban Quản lý viễn thông Ấn Độ, hơn 1 tỷ kết nối di động được kích hoạt tại Ấn Độ và hàng triệu người dùng thường xuyên truy cập Internet qua smartphone.

Pratik Sinha, người sáng lập ứng dụng di động Altnews.in, cho biết: "Số người dùng smartphone tăng mạnh nhờ sự phổ biến của smartphone cùng với những gói cước dữ liệu giá rẻ dẫn đến tình trạng thông tin giả mạo lan truyền nhanh hơn và xa hơn. Trong khi đó, người dân vùng nông thôn không có khả năng phân biệt thật và giả trước lượng thông tin tràn ngập trên Internet. Họ có xu hướng tin tưởng vào bất kỳ thông tin nào nhận được".

Pratik Sinha nằm trong số ít người đang cố gắng trong "cuộc chiến" chống lại tai họa, nhiều khi dẫn đến chết người từ thông tin giả ở Ấn Độ. Vốn là kỹ sư phần mềm, Sinha đang điều hành Altnews toàn thời gian và duy trì ứng dụng nhờ vào tiền tiết kiệm cá nhân kết hợp với lợi nhuận từ quảng cáo.

Pratik Sinha.

Ứng dụng Altnews kiểm tra mọi nội dung lưu thông trên mạng xã hội và nhất là WhatsApp, xác minh những bức ảnh cũng như video và cả nội dung được phát đi từ các tổ chức truyền thông có khả năng dựa trên nguồn thông tin giả. Những câu chuyện bịa đặt được Altnews bóc trần bao gồm một video phát hình ảnh một cô gái Hindu bị một đám đông người Hồi giáo hành hình nhưng thực ra, đoạn video đã xuất hiện 2 năm trước đó và cô gái trong đó là người Guatemala.

Theo Sinha, thách thức lớn nhất là ứng dụng WhatsApp với công nghệ mã hóa riêng tư gọi là "end-to-end" và điều đó có nghĩa là rất khó truy tìm dấu vết sau khi những thông tin giả được lan truyền giữa các cá nhân với nhau. Còn nữ chuyên gia kỹ thuật số Durga Raghunath cho rằng, mọi người không quan tâm tìm hiểu xuất xứ những thông tin trên nền tảng xã hội hay ứng dụng tin nhắn bởi vì chúng thường được chia sẻ bởi các thành viên trong gia đình hay trong phạm vi bạn bè thân thiết với nhau.

Pankaj Jain, người sáng lập trang web thẩm định thông tin SMHoaxSlayer.com, hiểu rất rõ vấn đề bởi vì anh cũng thường xuyên nhận được hàng núi "tin vịt" qua WhatsApp. Pankaj Jain bất ngờ nổi tiếng ở Ấn Độ sau khi anh vạch trần sự thực về tin đồn tờ giấy bạc 2.000 rupee nước này có tích hợp "nano chip GPS" cho phép chính quyền theo dõi quá trình lưu thông của nó. Pakaj Jain giải thích: "Tôi bỏ nhiều công sức nghiên cứu và cuối cùng phát hiện những con nano chip GPS rất cần nguồn năng lượng để hoạt động trong khi tờ tiền giấy rupee rõ ràng không hề có yếu tố quan trọng này".

Chiến công tiếp theo đáng chú ý của Pankaj Jain là chứng minh được bức ảnh về 2 "phần tử khủng bố" bị giết chết tại vùng Kashmir dưới sự quản lý của Ấn Độ do một kênh tin tức hàng đầu phổ biến thực ra đã xuất hiện từ 2 năm trước đó ở bang Punjab miền bắc nước này.

Hơn 1 tỷ kết nối di động ở Ấn Độ tạo điều kiện cho thông tin giả lan truyền với tốc độ chóng mặt.

Mới đây nhất, Pankaj Jain tố giác lá cờ Ấn Độ bay phấp phới trên nóc tòa nhà Quốc hội Israel chỉ là sản phẩm Photoshop! Một "chiến binh" nổi cộm khác trong cuộc chiến chống thông tin giả ở Ấn Độ là Shammas Oliyath, người điều hành trang web thẩm định Check4spam.com. Sứ mạng của Oliyath là phân loại thông tin ra từng hạng mục khác nhau như là "tin đồn nhảm trên Internet" và thông tin có mục đích "quảng cáo".

Oliyath thừa nhận phần lớn lượng thông tin do anh xử lý đều liên quan đến chính trị. Hàng ngày, Oliyath điều tra tính xác thực của khoảng 200 tin nhắn trên WhatsApp theo yêu cầu từ khách hàng gửi đến. Con số thông tin phải xử lý tăng cao hơn nữa sau khi Oliyath gây áp lực thành công đến một tổ chức truyền thông, buộc họ phải rút lại thông tin sai sự thực về việc tài sản của trùm mafia Ấn Độ Dawood Ibrahim bị đóng băng.

Cho dù đã hết sức nỗ lực, cả 3 chuyên gia vẫn không thể xử lý hết hàng núi thông tin giả lan truyền hàng ngày. Mặc dù vậy, tín hiệu đáng mừng là Altnews.in của Pratik Sinha thu hút khoảng 3,2 triệu lượt xem trong vòng 5 tháng, trong khi trang SMHoaxSlayer.com là 250.000 lượt xem trong 1 tháng, và Check4spam.com là 15.000 lượt truy cập/ngày. Tuy nhiên, những con số này chẳng là gì nếu so với hàng trăm ngàn thông điệp xuất hiện mỗi ngày trên các nền tảng xã hội.

Duy Ân (tổng hợp)

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

Sáng 27/4, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người dân vẫn tiếp tục rời Hà Nội đi du lịch và về quê qua cửa ngõ phía Nam Thủ đô khiến mật độ phương tiện trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tăng cao, ùn tắc kéo dài đã xảy ra trước trạm thu phí.

Từ nhiều năm qua, hơn 60 hộ gia đình nông dân ở thôn Lễ Lộc Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (Phú Yên) bức xúc vì con đường đi ra đồng đất Khu A hình thành lâu đời bỗng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho một hộ dân, cất nhà trên đó; để rồi bà con không có lối đi để sản xuất, vận chuyển nông sản.

Sáng 27/4, 2 đám cháy rừng tại khoảnh 8 và khoảnh 9, Tiểu khu 18B thuộc lâm phần rừng Phòng hộ núi Dài (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) và tại khu vực Kẹt Càng Đước trên núi Cô Tô (ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) cơ bản đã được kiểm soát, khống chế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文