Chữa bệnh đường ruột bằng chất thải

10:59 20/04/2018
Hãy thử tưởng tượng đến một cửa hàng xa hoa bậc nhất nơi chất thải mà mỗi ngày chúng ta "tống khứ" trong nhà vệ sinh lại được xem như một "món hàng" đắt giá. Loại hàng hóa đặc biệt này được trao đổi với mức giá ngất ngưởng từ 1.000 USD trở lên cho mỗi 30 gram.

Người hiến "chất thải" có chế độ ăn cực kỳ lành mạnh, giàu rau xanh, chỉ ăn những thực phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên, không bị can thiệp bởi nền công nghiệp chế biến, không bị biến đổi gien và hoàn toàn sạch các loại hormone hay bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào. Những cửa hàng  như thế này nghe như một câu chuyện đùa nhưng chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành hiện thực.

Theo nghiên cứu, có đến hơn một tỷ vi khuẩn được tìm thấy trong mỗi giọt chất dịch bên trong ruột kết của con người và chúng ta gọi chúng là cộng đồng sinh vật siêu nhỏ. Thành phần vi khuẩn cấu tạo nên "cộng đồng" này là một sự pha trộn tự nhiên vô cùng thú vị bởi cộng đồng sinh vật siêu nhỏ bên trong đường ruột của mỗi người là hoàn toàn đặc trưng và không ai giống ai, thậm chí chúng còn có thể giúp nhận dạng chính xác từng cá thể người với nhau tốt hơn cả các ADN.

Bác sĩ Thomas Louie, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Calgary, với những viên thuốc chứa phân cấy trên tay.

Phân người có đến 70% là vi khuẩn và mỗi loại vi khuẩn có trong phân sẽ nói lên rất nhiều điều về chủ nhân của nó và sự xuất hiện của các vi khuẩn này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và khả năng đề kháng của con người. Điển hình, tại các nước phát triển, bệnh tự miễn - chẳng hạn như bệnh Crohn, bệnh xơ cứng rải rác, bệnh lupus ban đỏ hệ thống hay viêm thấp khớp - là loại bệnh rất phổ biến.

Ở trạng thái bình thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể con người có chức năng bảo vệ và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và bệnh tật từ bên ngoài. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân, chức năng miễn dịch này lại bị rối loạn và quay sang tấn công cả những tế bào của cơ thể từ đó gây ra các loại bệnh tự miễn. Những loại bệnh tự miễn này lại thường phổ biến ở những nước phát triển.

Sự không đồng đều này có thể là do sự khác nhau về điều kiện vệ sinh của môi trường sống. Những gì chúng ta ăn hằng ngày cũng có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của các loại bệnh tự miễn. Hay nói cách khác, khẩu phần ăn hằng ngày của mỗi cá nhân sẽ có thể nói lên được các loại vi khuẩn đang sống trong ruột của người đó.

Các nhà nghiên cứu tìm hiểu về những đứa trẻ tại hai miền khác nhau trên đất nước là Florence và Burkina Faso. Khi còn là trẻ sơ sinh, cùng được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, những đứa trẻ này đều có những loại vi khuẩn đường ruột giống nhau. Sau một thời gian, khi chúng lớn lên và bắt đầu có thể ăn được những loại thức ăn riêng biệt của mỗi địa phương, các vi khuẩn trong hệ tiêu hóa của hai nhóm trẻ lúc này cũng bắt đầu có sự phân nhánh rõ rệt.

Những đứa trẻ tại vùng Florence có chế độ ăn đặc trưng bởi hàm lượng đường, chất béo cao và vi khuẩn đường ruột ít đa dạng với chủ yếu là các loại liên quan đến dị ứng, sưng viêm hay béo phì. Ngược lại, trẻ em tại Burkina Faso sử dụng những loại thực phẩm với chế độ ăn giàu chất xơ từ rau xanh, các loại vi khuẩn đường ruột cũng từ đó mà đa dạng hơn, trong đó có nhiều loại vi khuẩn liên quan đến vóc dáng thon gọn của cư dân vùng này.

Qua những gì mà khoa học đã chứng minh về tầm quan trọng của vi khuẩn đường ruột có lợi, ý tưởng tự cung cấp vi khuẩn cho đường ruột như cách mà chúng ta vẫn thường sử dụng thực phẩm chức năng bắt đầu xuất hiện. Song, mặc dù đã có thể ghi nhận được vài trăm loài vi khuẩn trong ruột nhưng với khả năng hiện tại chúng ta cũng chỉ có thể nuôi cấy thành công một lượng nhỏ các loài trong số đó. Như vậy, ý tưởng xây dựng nhân tạo toàn bộ cộng đồng vi khuẩn có lợi cho cơ thể là hoàn toàn chưa thể thực hiện.

Có một loại bệnh nghiêm trọng điển hình liên quan đến đường ruột, bệnh do vi khuẩn Clostridium difficile - hay còn gọi tắt là C. diff - gây ra. Khi một người với đường ruột nghèo lợi khuẩn không may nhiễm phải C. diff, loại vi khuẩn này sẽ nhanh chóng sinh sôi nảy nở bên trong ruột già, tiết ra những chất độc gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, chuột rút, sưng phù và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Tại Mỹ, mỗi năm vi khuẩn C. diff gây ảnh hưởng cho khoảng 250.000 người và là nguyên nhân của 14.000 trường hợp tử vong - hầu hết đều do thói quen lạm dụng kháng sinh bừa bãi. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các trường hợp nhiễm vi khuẩn C.diff kháng thuốc đã đưa y học đến với một phương pháp lạ thường mang tên: cấy ghép hệ vi sinh từ phân (fecal microbiota transplant - FMT).

Thoạt đầu, phương pháp này nghe có vẻ vô cùng khó chấp nhận, nhưng so với những liệu pháp sử dụng thuốc kháng sinh tiêu chuẩn thông thường thì cấy phân được xem là một phương pháp điều trị mang lại hiệu quả rất khả quan với các ca nhiễm khuẩn C. diff nghiêm trọng. Một nghiên cứu đăng tải trên.

Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Calgary (Canada) đã nghiên cứu thành công một cách cấy phân tương đối dễ chấp nhận hơn cho bệnh nhân trong quá trình đưa mẫu cấy vào ruột, đó là viên thuốc chứa mẫu phân cấy có hình dạng tương tự các loại thuốc thông thường khác và sẽ giải phóng mẫu phân cấy khi đến được ruột kết.

Thêm vào đó, dữ liệu thu được trong suốt quá trình xây dựng phương pháp mới này đã cho thấy phản hồi rất tích cực, gần 100% các trường hợp thử nghiệm đã ngăn chặn được sự tái nhiễm C. diff, một ưu điểm vô cùng quan trọng mà thuốc kháng sinh không thể có được. Ngoài ra, phương pháp cấy phân mà còn có hiệu quả đối với cả các loại bệnh tự miễn mạn tính hay bất kỳ các chứng bệnh nào có liên quan đến cộng đồng vi sinh nghèo nàn của người bệnh.

Tuy nhiên, cũng từng có một vài bệnh nhân đã "vượt mặt" cả những bác sĩ chuyên khoa được đào tạo để thực hiện quy trình cấy phân. Điển hình, một bệnh nhân nữ đã sử dụng phân từ người chồng và hằng tuần tự mình thực hiện quy trình bơm mẫu cấy vào ruột để đẩy lùi bệnh Crohn. Đây là nỗ lực cuối cùng của nữ bệnh nhân này, sau hàng loạt thất bại từ những đợt trị liệu bằng thuốc, nhưng không ngờ lại đem đến hiệu quả ngoài mong đợi. Trong khi đó, ngoài các thử nghiệm lâm sàng hay những ca nhiễm C.diff nghiêm trọng, cấy phân hiện vẫn chưa thật sự phổ biến ở các phòng khám.

Song, một số thành công bước đầu của các nghiên cứu này đã mang lại sự động viên tinh thần rất lớn cho những bệnh nhân các tình trạng bệnh tiêu hóa khó trị và với cả những bác sĩ điều trị.

Duy Ân (tổng hợp)

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文