Có bao nhiêu quả bom hạt nhân dưới các đại dương?

14:56 28/02/2020
Cùng với các vụ đắm tàu hải quân, số lượng vũ khí hạt nhân và thiết bị hạt nhân bị chìm dưới đáy biển dần dần tăng lên. Những quả bom đáng sợ này không biết sẽ mang lại mối nguy hiểm như thế nào cho nhân loại?


Những quả bom thống kê được

Ngày 26 tháng 4 năm 1952, tàu khu trục hạm "Hobson" của Hoa Kỳ đi trên Đại Tây Dương và va chạm với tàu sân bay "Wassbo" cũng của Hoa Kỳ. Tàu khu trục nhỏ hơn hơn tàu sân bay rất nhiều và vụ va chạm giống như một quả trứng đập vào tảng đá nên tàu khu trục bị vỡ và chìm rất nhanh xuống đáy Đại Tây Dương; trên tàu khu trục này có 175 thủy thủ và nhiều thiết bị hạt nhân. 

Một quả bom hạt nhân ở dưới đáy biển.

Ngày mùng 5 tháng 12 năm 1965, một máy bay cường kích A-4E đã bị rơi từ bệ nâng của tàu sân bay chống ngầm "Tilian Troga" xuống biển, trên máy bay có một phi công và một quả bom khinh khí B-43. Chiếc máy bay này đã bị chìm ở độ sâu 4.850m dưới đáy biển Thái Bình Dương và đương lượng của quả bom khinh khí này tương đương với 70 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945.

Năm 1967, tàu ngầm hạt nhân K-3 của Liên Xô đã chìm ở Địa Trung Hải, sự việc này mãi đến tháng 4 năm 1993 người ta mới được biết. Tin tức được tiết lộ bởi một sĩ quan ở trên tàu tên là Alexin Leskov, lúc đó ông đã thoát khỏi đám cháy phát sinh ở trên tàu một cách kỳ diệu. Theo ông Alexin Leskov, nếu ngư lôi và tên lửa trên tàu phát nổ thì sự cố rò rỉ phóng xạ của lò phản ứng hạt nhân trên con tàu này sẽ ảnh hưởng ít nhất một nửa châu Âu.

Ngày mùng 6 tháng 10 năm 1986, một tàu ngầm K-219 của Liên Xô đã chìm ngoài khơi bờ biển Bermuda thuộc Đại Tây Dương. Chiếc tàu ngầm này mang 16 tên lửa đạn đạo, mỗi tên lửa có hai đầu đạn hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân trên tàu có công suất tương đương với một lò phản ứng của nhà máy điện nguyên tử Chernobyl.   

Ngày mùng 7 tháng 4 năm 1989, tàu ngầm hạt nhân "Komsomolskaya" của Liên Xô trong hành trình trở về căn cứ đã bất ngờ bốc cháy trên biển Na Uy do bị chập điện và bị chìm xuống biển. Con tàu này có hai lò phản ứng hạt nhân, ngày nay nó vẫn nằm dưới đáy biển sâu 1.500m. Một khi vỏ của lò phản ứng hạt nhân bị nước biển ăn mòn thì cả vùng Bắc Âu sẽ bị nhiễm phóng xạ giống như vụ “Chernobyl dưới nước”.      

Theo thống kê của tổ chức Hòa Bình Xanh, kể từ những năm 1950, trên thế giới đã có khoảng 1.200 vụ tai nạn tàu biển nghiêm trọng. Hiện nay có ít nhất 10 lò phản ứng hạt nhân, hơn 50 đầu đạn hạt nhân bị chìm ở dưới biển Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

Nghĩa trang hạt nhân

Năm 1946, Hoa Kỳ là nước đầu tiên đã đổ chất thải hạt nhân ở một hòn đảo trong Thái Bình Dương và Anh quốc, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác cũng theo Mỹ. 

Do lo sợ các đại dương bị ô nhiễm sẽ gây nguy hiểm cho sự sống còn của nhân loại, bắt đầu từ năm 1999, Hoa Kỳ đã xây dựng một nghĩa trang hạt nhân khổng lồ được đào trong lớp muối dưới lòng đất ở khu vực Red Sands, quận Eddie, phía đông nam tiểu bang New Mexico. Căn hầm này rộng 630m và dài hơn 10 dặm Anh, chất thải phóng xạ từ tất cả các cơ sở hạt nhân của Hoa Kỳ được gửi đến nghĩa trang này để chôn cất.

Các chất thải hạt nhân sẽ bị giam cầm ở trong đây ít nhất 10.000 năm. Bởi vì chất thải hạt nhân có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của 300 thế hệ tiếp theo, do đó các chuyên gia cho rằng các dấu hiệu cảnh báo của nghĩa trang hạt nhân cũng nên được giữ lại ít nhất là 10.000 năm.

Nguyễn Đình Thiêm (theo “Xinhuanet.com”)

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文