Công nghệ lọc nước biển thành nước ngọt

09:13 16/06/2018
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gần 850 triệu người trên toàn cầu thiếu cơ hội sử dụng nước uống an toàn đồng thời tình trạng hạn hán cũng gia tăng do biến đổi khí hậu. Thế nhưng, có nghịch lý không tin nổi là con người có lẽ vẫn còn hoang phí quá nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu.

Tại các quốc gia đang phát triển  đến 80% lượng nước bị thất thoát do bị rò rỉ đường ống dẫn nước - theo đánh giá từ Công ty tư vấn môi trường Đức GIZ đặt trụ sở tại thành phố Eschborn nước này. Thậm chí tại một số vùng ở Mỹ, 50% lượng nước bị rò rỉ do cơ sở hạ tầng quá cũ kỹ.

Thế giới đối phó với nguy cơ cạn kiệt nước trong tương lai

Cape Town ở Nam Phi nổi tiếng là điểm đến du lịch hấp dẫn vì nơi đây có Table Mountain (Núi Phẳng), chim cánh cụt châu Phi, nắng đẹp và biển. Thế nhưng, Cape Town cũng nổi tiếng là thành phố lớn đầu tiên trên thế giới sẽ cạn kiệt nước trong tương lai gần. Cuộc khủng hoảng thiếu nước bùng phát do lượng mưa cực thấp kéo dài suốt 3 năm kèm theo là lượng nước tiêu thụ gia tăng do dân số tăng dần.

Các nhà khoa học đang thử nghiệm màng lọc graphene oxide.

Chính quyền địa phương đang ráo riết giải quyết tình huống với các dự án xây dựng nhà máy biến nước biển thành nước uống được, thu thập nước ngầm cũng như các chương trình xử lý tái chế nước. Cùng khi đó, thành phố có khoảng 4 triệu dân này đang gấp rút tích trữ nước và quy định sử dụng không hơn 87 lít nước một ngày.

Giải pháp thay thế bằng công nghệ lọc nước biển

Theo đánh giá từ Liên Hiệp Quốc, vào năm 2025 có đến 14% dân số thế giới đối mặt với nguy cơ thiếu nước ngọt. Do tác động của biến đổi khí hậu mà nguồn cung nước ngọt tại khu vực thành thị bị giảm sút đáng kể.

Hiện nay, các quốc gia phát triển giàu có đang nỗ lực đầu tư nghiên cứu mọi công nghệ có ích để khử muối nước biển. Các nhà máy khử muối hiện có trên toàn thế giới hiện nay sử dụng các màng lọc bằng polymer.

Một nhóm nhà khoa học Anh cho biết đã tạo thành công màng lọc dựa trên vật liệu graphene có khả năng đẩy muối ra khỏi nước biển. Thành quả khoa học mới hứa hẹn giúp cho hàng triệu người có cơ hội tiếp cận với nước uống sạch. Kết quả nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Đại học Manchester (Anh) dưới sự lãnh đạo của tiến sĩ Rahul Nair được đăng tải trên tạp chí Nature Nanotechnology cho thấy một số thách thức đã được giải quyết khi sử dụng một dẫn xuất hóa học từ graphene gọi là graphene oxide.

Được nghiên cứu phát triển bởi nhóm nhà khoa học Đại học Manchester (Anh) năm 2004, graphene bao gồm một lớp đơn các nguyên tử carbon sắp xếp thành mạng lục giác như kiểu tổ ong. Với một số tính năng đặc biệt (như là sức bền kéo và khả năng dẫn điện) graphene được đánh giá là một trong những vật liệu hứa hẹn nhất cho nhiều ứng dụng trong tương lai.

Tuy nhiên, việc sản xuất với số lượng lớn graphene lớp đơn bằng những phương pháp hiện có (như là kỹ thuật bay hơi lắng đọng hóa học - CVD) là một trở ngại đáng kể. Cụ thể là, các tiền chất hóa học được hóa hơi ở nhiệt độ cao để từ đó lắng đọng và phản ứng trên bề mặt một vật liệu tạo thành lớp màng mỏng graphene.

Trong khi đó, theo tiến sĩ Rahul Nair, "graphene oxide có thể được sản xuất bằng kỹ thuật oxy hóa đơn giản trong phòng thí nghiệm" và nói về giá thành vật liệu thì graphene oxide có lợi thế hơn graphne lớp đơn.

Tiến sĩ giải thích về sự bất lợi của graphene lớp đơn: "Để cho nó có tính thẩm thấu, chúng ta phải khoan nhiều lỗ nhỏ trên lớp màng. Nhưng, nếu kích thước lỗ khoan lớn hơn 1 nanometre thì phân tử muối có thể chui qua được. Do đó, kích thước lỗ khoan phải nhỏ hơn 1 nanometre mới có thể khử muối từ nước biển. Thách thức nằm ở chỗ đó".

Các màng graphene oxide đã chứng minh được khả năng lọc được hạt nano nhỏ, phân tử hữu cơ và thậm chí những hạt muối to. Nhưng cho đến nay loại màng này vẫn chưa thể sử dụng để lọc muối kích thước nhỏ từ nước biển. Nguyên do là màng graphene oxide bị phình to ra khi được nhấn chìm trong nước và cho phép phân tử muối nhỏ lọt qua cùng với nước bọc bên ngoài.

Hiện nay, nhóm nhà khoa học của tiến sĩ Nair tạo ra những bức tường ngăn cách bằng nhựa epoxy ở hai bên màng graphene oxide đủ để ngăn cản nó trương nở và từ đó các ống mao dẫn nhỏ bé của màng graphen oxide có thể ngăn chặn phân tử muối kích thước nhỏ lọt qua cùng với nước.

Tiến sĩ Nair giải thích: "Các phân tử nước có thể thẩm thấu qua màng lọc graphene oxide song sodium chloride thì không thể - bởi vì muốn lọt qua màng thì chúng luôn luôn cần đến sự trợ giúp của phân tử nước. Kích thước của lớp vỏ nước bao bọc quanh hạt muối to hơn kích thước lỗ màng lọc". Đó là lý do mà màng lọc graphene kết hợp với bức tường nhựa epoxy hết sức lý tưởng để khử muối biến nước biển thành nước ngọt uống được thậm chí giúp cho tiến trình lọc diễn ra nhanh hơn.

Tiến sĩ Nair bình luận về màng lọc graphene oxide: "Lần đầu tiên chúng ta kiểm soát được màng lọc một cách hiệu quả để khử muối - một điều mà trước đây không thể. Bước kế tiếp sẽ là so sánh loại màng lọc này với vật liệu tiên tiến nhất có trên thị trường".

Trong bài viết trên tạp chí Nature Nanotechnology, giáo sư Ram Devanathan từ Viện Thí nghiệm Quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương ở Richland (Mỹ) nhận định điều cần thiết là màng lọc graphene oxide này phải được sản xuất hàng loạt với giá thành rẻ.

Theo Devanathan, các nhà khoa học cũng cần chứng minh về tính bền vững của màng lọc graphene oxide khi tiếp xúc trực tiếp và kéo dài với môi trường nước biển bảo đảm rằng màng lọc chịu đựng được việc bị làm "tắc nghẽn" bởi muối và vật liệu sinh học (đòi hỏi các bức tường nhựa epoxy phải được vệ sinh hay thay thế định kỳ). Giáo sư Devanathan viết: "Mục tiêu cuối cùng là tạo ra một thiết bị lọc nước biển hay nước thải cho ra nước ngọt sử dụng được mà vẫn tiết kiệm được năng lượng một cách hiệu quả".

Diên San (tổng hợp)

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文