Cuộc chạy đua công nghệ trên thị trường tên lửa đẩy

17:53 02/10/2018
Ngày 25-9, tên lửa đẩy Ariane 5 do châu Âu chế tạo đã được phóng lên từ vùng lãnh thổ Guiana thuộc Pháp lần thứ 100, một dấu mốc mang tính biểu tượng cho hãng chế tạo Arianespace. Tuy nhiên, vị trí thống trị của Ariane 5 đang bị đe dọa BỞI hệ thống tên lửa đẩy Falcon của Cơ quan vũ trụ Mỹ SpaceX có giá thành hấp dẫn.


95 lần thành công và 5 lần thất bại của Ariane 5

Tên lửa đẩy Ariane 5 mang theo 2 vệ tinh viễn thông đã được phóng lên từ sân bay vũ trụ Kourou trên đảo Guyana thuộc Pháp lúc 22 giờ 38 phút, giờ GMT ngày 25-9 (tức 5 giờ 38 phút, giờ Hà Nội, ngày 26-9). Nửa giờ sau khi được phóng lên, vệ tinh Horizons 3 đã tách khỏi tên lửa đẩy. Vài phút sau đó, đến lượt vệ tinh Azerspace-2/Intelsat 38 cũng tách ra, bay vào quỹ đạo.

Tên lửa đẩy Ariane 5 mang theo hai vệ tinh được phóng thành công ngày 25-9 vừa qua. Ảnh: Reuters.

Tên lửa Ariane do hãng Arianespace SA chế tạo. Đây là một công ty đa quốc gia ở châu Âu được thành lập vào năm 1980 với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ khởi động thương mại đầu tiên trên thế giới.

Theo AFP, tên lửa Ariane ra đời cách đây gần 40 năm và đã thay đổi qua 5 phiên bản khác nhau. Trước Ariane 5, tên lửa Ariane 4 đã có 15 năm phục vụ với 114 lần phóng, trong đó chỉ có ba lần thất bại. Dù thành công, song hãng chế tạo Arianespace đã quyết định ngừng sản xuất thế hệ tên lửa này, vì nó chỉ mang được những vệ tinh viễn thông nặng tối đa 5 tấn - quá nhỏ đối với những nhu cầu thương mại hiện nay.

Ariane 5 hiện tại đã được triển khai từ năm 1987 và đến năm 1996 bắt đầu cất cánh. Tính tới thời điểm này, tên lửa Ariane 5 đã có cả thảy 5 "thành viên" nhờ quy trình cải tiến liên tục của nhà sản xuất. Đó là các phiên bản G, G+, GS, ECA và gần đây nhất là ES. Ariane 5 ES từng được phóng lên 8 lần kể từ năm 2008. Trong khi đó, Ariane 5 ECA thực hiện 62 lần phóng lên quỹ đạo kể từ năm 2002.

Trong suốt 22 năm qua, tên lửa Ariane đã phóng tổng cộng 100 lần, trong đó 95 lần thành công và 5 lần thất bại. Ngay trong lần phóng đầu tiên vào ngày 4-6-1996 tại căn cứ Kourou, tên lửa Ariane 5 đã bị phá hủy chỉ sau khi phóng lên được 37 giây mà nguyên nhân sau đó được xác định là do lỗi kỹ thuật. Lần phóng thứ hai của Ariane 5 vào ngày 30-10-1997 cũng được xem là thất bại khi tên lửa được phóng lên không chạm tới quỹ đạo như kế hoạch.

Ngoài hai lần thất bại đầu tiên, Ariane 5 còn gặp thất bại trong những chuyến bay thương mại vào năm 2001, 2002 và 2018. Trong lần phóng ngày 12-7-2001, các nhà điều tra xác định không có lỗi kỹ thuật hay lỗi của phi công trong thất bại của Ariane 5. Sự cố tai nạn phát sinh trong giai đoạn khởi động tầng trên cùng của tên lửa, khiến một động cơ ngừng hoạt động sớm, đẩy hai vệ tinh trị giá nhiều triệu USD đi chệch quỹ đạo. Còn ngày 11-12-2002, chuyến bay đầu tiên của Ariane 5 ECA đã kết thúc trên biển Đại Tây Dương do động cơ Vulcain 2 gặp sự cố không thể hoạt động được.

Sau thời gian đầu gặp một số khó khăn, Ariane 5 đã hoàn thành tốt sứ mệnh của mình với 95 lần phóng thành công, đưa tổng cộng 207 vệ tinh lên quỹ đạo, trong đó có hệ thống vệ tinh dẫn đường Galileo của châu Âu. Bên cạnh đó, tên lửa này còn vận chuyển được tàu vận tải không người lái lớn nhất hiện nay là ATV cho Trạm không gian quốc tế (ISS).

Nâng cấp để theo kịp cuộc đua

Trong bối cảnh cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, đặc biệt là các tên lửa đẩy của Mỹ, hãng chế tạo Arianespace dự kiến sẽ phát triển Ariane 6 thay thế Ariane 5. Phiên bản mới này dự kiến ra mắt trong khoảng thời gian 2020-2023 và có chi phí chế tạo ước tính thấp hơn 40%. 

AFP cho biết, tổng số vốn đầu tư cho chương trình phát triển tên lửa đẩy Ariane 6 sẽ vào khoảng 3,8 tỷ euro. Ariane 6 có hai phiên bản với hệ thống tháo lắp: Loại nhẹ với 2 động cơ đẩy và loại hạng nặng với 4 động cơ. Ariane 6 sẽ đáp ứng được các nhu cầu chuyên biệt phóng vệ tinh nghiên cứu khoa học, máy thăm dò không gian, nhu cầu thương mại thông dụng như phóng vệ tinh viễn thông, truyền hình, dự báo thời tiết... Sự phát triển của Ariane 6 cũng nhằm đón trước những phát triển của thị trường với việc đưa các vệ tinh có khối lượng lớn hơn lên không gian. Ước tính, giá thành một lần phóng Ariane 6 với 2 vệ tinh cùng lúc sẽ ở trong khoảng 12 triệu USD.

Chiến lược này được Arianespace đưa ra nhằm đối trọng với dòng tên lửa đẩy Falcon 9 hay Falcon Heavy của Tập đoàn SpaceX. Tháng 2-2017, Tập đoàn SpaceX đã phóng thành công tên lửa Falcon 9 từ sân bay vũ trụ Kennedy sau hai lần phóng thất bại vào năm 2015 và 2016. Đây là sự mở đầu của giai đoạn mới cho các hoạt động của Mỹ trong không gian. Tên lửa đẩy hai tầng Falcon 9, vốn được thiết kế để mang theo các vệ tinh, đã đưa tàu vũ trụ Dragon vào quỹ đạo rất mau chóng sau khi phóng.

Mới đây, SpaceX đã cho ra mắt Falcon Heavy, loại tên lửa mạnh nhất thế giới và mạnh gấp đôi những tên lửa hiện nay, theo International Business Times. Theo ông Elon Musk, Chủ tịch Tập đoàn SpaceX, tên lửa Falcon Heavy dùng cho tàu vũ trụ Apollo 11 ở Cape Canaveral, Florida.

Các chuyên gia nhận định rằng, trong 2 năm liên tiếp, SpaceX đã vượt xa nhà chế tạo châu Âu Arianespace về số lượng các vụ phóng vệ tinh. Mới đây, Công ty thám hiểm Mặt Trăng tư nhân Ispace của Nhật Bản đã ký thỏa thuận với Tập đoàn SpaceX về việc phóng tàu vũ trụ thám hiểm Mặt Trăng. Do đó, nâng cấp Ariane 5 lên phiên bản Ariane 6 là việc làm cấp thiết để Arianespace có thể cạnh tranh được với SpaceX trong lĩnh vực phóng vệ tinh thương mại đang nở rộ hiện nay.

Yên Bình

Kyiv Independent ngày 21/11 (giờ Việt Nam) đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng John Healey từ chối xác nhận các báo cáo về việc Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow do Anh cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, nhưng ông John Healey đồng thời nêu rõ các hành động của Ukraine trên chiến trường nói lên tất cả.

Sau khi đạt được thỏa thuận, Vũ cung cấp địa chỉ nhận vợt từ nạn nhân nhưng không gửi lại vợt như đã cam kết. Để tạo lòng tin, Vũ còn tạo các hóa đơn vận chuyển giả nhằm đánh lừa nạn nhân rằng mình đã gửi hàng. Sau khi chiếm đoạt được tài sản, Vũ nhanh chóng bán lại trên các nền tảng mạng xã hội (MXH) khác để thu lợi bất chính.

Ông Lê Đình Thuần (SN 1972), Giám đốc Công ty Cổ phần Chè Minh Rồng và Nguyễn Hữu Giảng (SN 1962), Phó Giám đốc công ty này đã bị cơ quan cảnh sát điều tra bắt tạm giam để làm rõ hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai.

Bộ Quốc phòng Syria xác nhận 36 người thiệt mạng và nhiều hạ tầng bị hư hại sau đòn tập kích quy mô lớn nhất nhiều tháng của Israel nhắm vào thành phố cổ Palmyra.

Trong khi nhiều quan chức xác nhận Ukraine lần đầu tấn công vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất, thì Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky bất ngờ đề cập một kịch bản không tươi sáng, vào thời điểm cuộc xung đột giữa hai nước đã chạm mốc 1.000 ngày, và phía Nga cảnh báo chiến sự sẽ còn kéo dài.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực xóa khoản nợ lên đến hơn 9 tỷ USD cho Ukraine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Matthew Miller cho biết ngày 20/11 (giờ địa phương).

Theo thống kê của Công an thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá, trên địa bàn hiện có 286 người chấp hành xong án phạt tù đang sinh sống, làm việc và cư trú tại địa phương, tham gia nhiều ngành nghề khác nhau, như: sản xuất nông, lâm ngư nghiệp, công nhân…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文