Mối lo ô nhiễm nhựa trong nông nghiệp

07:02 04/03/2020
Nhựa có mặt khắp nơi trong ngành nông nghiệp. Nhựa được sử dụng để gói thức ăn gia súc ủ cho vật nuôi, để bọc hoa trái thu hoạch, dùng trong ống dẫn nước tưới tiêu và để vận chuyển thực phẩm và phân bón.


Tác hại đến môi trường

Theo một báo cáo từ Bộ Môi trường, Thực phẩm và Vấn đề Nông thôn Anh (Defra), có 45.000 tấn nhựa dùng trong nông nghiệp được sản xuất tại Anh hàng năm. Nguyên nhân lớn nhất, góp phần đến 40% tổng lượng nhựa sử dụng cho nông nghiệp, chính là các màng bọc nhựa được rải lên trên lớp đất với công năng làm lớp phủ cho đất.

Chúng ngăn chặn cỏ mọc, tăng sự hấp thu phân bón, điều chỉnh nhiệt độ độ ẩm, và bảo vệ cây cối và đất chống lại thời tiết xấu. Nhiều nghiên cứu ước tính lớp phủ nhựa giúp tăng sản lượng nông sản đến một phần ba.

Phát kiến này được vinh danh là hữu ích cho nông nghiệp khi nó lần đầu tiên được đưa ra vào thập niên 1950, và trong năm 2019, tổng lượng màng bọc nhựa toàn thế giới sử dụng cho nông nghiệp ước tính có thể lên đến 6,7 triệu tấn - chiếm khoảng 2% tổng lượng nhựa được sản xuất mỗi năm.

Sử dụng quá nhiều nhựa làm phát sinh vấn đề ô nhiễm trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Sử dụng nhựa trong nông nghiệp thậm chí giờ đây có hẳn tên riêng là: Văn hóa dùng nhựa. Nhưng sử dụng quá nhiều nhựa làm phát sinh vấn đề. Nhựa sử dụng trong nông nghiệp cơ bản là khó tái chế và nếu tái chế sẽ rất đắt đỏ vì nhựa này đã bị dính đất, thuốc trừ sâu và phân bón.

Những phần nhựa bị dính nhiễm có thể chiếm tới 50% tổng khối lượng chất liệu nhựa khi thu thập để tái chế, khiến quy trình tái chế tốn kém và không hiệu quả. Thế nhưng nếu nhựa trong nông nghiệp mà không được tái chế thì giải pháp duy nhất loại bỏ chúng là đốt bỏ hoặc đưa chúng đến các bãi chôn rác thải.

Marcus Flury, giáo sư về khoa học đất đai của một trường đại học tại Washington cho biết ông lo ngại về hiệu ứng mà màng bọc nhựa tác động lên môi trường. Với tất cả những tác dụng mà lớp màng bọc phủ đất này đem lại, nó cũng gây hại cho đất đai theo nhiều cách.

Nghiên cứu chỉ ra rằng lớp màng nhựa càng mỏng thì người ta càng gặp khó khăn khi dọn dẹp chúng khỏi môi trường đất, dễ để lại các hạt vi nhựa trong đất, và các hạt này sẽ tồn tại trong nhiều thập niên. Hạt vi nhựa có thể tác động tiêu cực đến chất lượng đất, có thể gây hại cho các loại vi khuẩn và các sinh vật siêu nhỏ sống trú ẩn trong đất. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu hết hiệu ứng lâu dài mà loại nhựa này gây ra cho đất và xa hơn là cho thực phẩm mà chúng ta ăn vào.

Nhiều nghiên cứu bắt đầu cho thấy các hạt vi nhựa đang tìm đường vào chuỗi thực phẩm của con người và vào cơ thể chúng ta, nhưng chính xác thì các hạt nhựa đó đến từ đâu và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người ra sao vẫn còn là câu hỏi cần tìm hiểu. Flury tin rằng chuyển đổi lớp màng phủ đất bằng nhựa thành các loạt vật liệu thay thế có thể tự phân hủy sinh học có thể là lựa chọn tốt nhất của con người: người ta không phải gỡ bỏ chúng, và đơn giản chỉ cần cày chúng vào đất vào cuối mùa vụ là được.

Giờ đây đã có tiêu chuẩn Châu Âu về tính phân hủy sinh học cho màng phủ nhựa, vì vậy nông dân có thể an tâm là loại nhựa này sẽ thực sự phân hủy sau khi sử dụng. Nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi về tác động của loại màng phủ này đến đất.

"Có vài điều mà chúng tôi hiện thời vẫn đang nghiên cứu," ông chia sẻ. Sự chuyển đổi xanh này cũng phải trả giá là nhiều nông dân không đủ tiền chi trả mua chúng. Hiện thời, nhựa tự phân hủy sinh học đắt gấp ba lần so với loại nhựa phủ bằng polyethylene tương đương tại Mỹ, Flury cho biết.

Nhựa phân hủy sinh học không chỉ là lựa chọn duy nhất cho những nông dân muốn giảm dùng nhựa. Hầu hết cây trồng đều bắt đầu được gieo từ những chậu và đĩa bằng nhựa. Nhưng trong nhiều thập niên, nông dân tại Nhật Bản đã sử dụng chậu cây làm bằng giấy.

Lớp màng bọc phủ đất cũng gây hại cho đất đai theo nhiều cách.

Thay vì bứng cây giống từ chậu ra để trồng trên đồng, chậu giấy được sắp xếp trong dây chuyền và được đưa qua máy cấy để trồng thẳng xuống đất, khiến nhiều giờ làm việc nay được rút xuống chỉ còn trong vài phút.

Cách làm này không chỉ hiệu quả về thời gian mà còn thân thiện với môi trường vì giấy có thể tự phân hủy. Phương pháp này cuối cùng cũng được áp dụng ở nơi khác, ví dụ như công ty Small Farm Works nhập khẩu hệ thống này về bang Wisconsin ở Mỹ.

Xử lý rác thải nhựa trong nông nghiệp

Cho đến khi những giải pháp tự phân hủy sinh học được sử dụng rộng rãi hơn, thì tái chế lại các loại nhựa đã dùng có lẽ là cách phù hợp hơn. Đốt rác nhựa vẫn còn là cách làm phổ biến ở nông trại khắp nơi trên thế giới, dù cách này thải ra những khí ô nhiễm độc hại, được biết đến với tên gọi khí dioxin, vào không khí. Nhưng nông dân không hẳn lúc nào cũng tái chế nhựa được dễ dàng.

Ở Xứ Wales vào năm 2019, nơi đốt rác thải nhựa nông nghiệp đã bị cấm từ năm 2005, nông dân cho biết họ chỉ còn vài lựa chọn ít ỏi vì công ty duy nhất chuyên thu thập rác thải nhựa từ nông trang để tái chế đã tạm ngừng hoạt động khi những nhà máy tái chế áp dụng loại phí mới khiến dịch vụ này không thể sống được nữa.

Nhựa phân hủy sinh học không chỉ là lựa chọn duy nhất cho những nông dân muốn giảm dùng nhựa.

Giờ đây chỉ có hai chương trình hy vọng có thể cải thiện được tình hình. Một nhóm các công ty thu nhập rác thải nhựa nông nghiệp ở Anh đã hợp tác với nhau để hình thành một chương trình thu thập tái chế rác gọi là Chương trình Trách nhiệm Rác thải Nhựa Nông nghiệp Anh (UKFPRS), được thành lập vào tháng 1-2020.

Mark Webb, người vận hành Công ty Farm XS, một công ty tái chế thành viên của UKFPRS, cho biết chương trình này sẽ vận hành trên phương thức phi lợi nhuận, nghĩa là nông dân có thể đưa rác thải nhựa đến tái chế và không mất thêm chi phí.

Mô hình này cũng hy vọng sẽ giáo dục nông dân về cách giảm thiểu ô nhiễm từ rác nhựa họ thải ra, và đem lại ước tính tốt hơn về lượng rác thải nhựa được thu thập và tái chế. UKFPRS ra tuyên bố chỉ một thời gian ngắn sau khi một mô hình thu thập màng rác thải nhựa tương tự từ nông trang được thành lập vào tháng 10 năm 2019 - có tên là Nông nghiệp, Nhựa và Môi trường Anh Quốc (Ape UK).

Chương trình Ape UK vận hành dựa vào khoản phí nông dân trả cho số nhựa mà họ mua. Tuy vậy, Flury cho rằng chuyển qua chất liệu phân hủy sinh học, không phải tái chế, vẫn là cách giải quyết vấn đề lớn nhất về nhựa dùng trong sản xuất nông nghiệp. "Đó là giải pháp rất đơn giản theo ý kiến của tôi: chỉ cần làm nhựa không phân hủy sinh học đắt tiền hơn". Hay thậm chí tốt hơn theo ông là nên cấm luôn.

Cắt giảm tối đa mức sử dụng nhựa

Thậm chí Mark Webb cũng không coi tái chế là giải pháp lâu dài. "Vấn đề chồng lấn ảnh hưởng đến hoàn cảnh của Anh… là chúng ta đơn giản không có đủ cơ sở vật chất hay năng lực để tái chế chất liệu," ông chia sẻ.

Nhựa có mặt khắp nơi trong ngành nông nghiệp.

Trong một thế giới lý tưởng, ông mong muốn thấy nông dân giảm thiểu sự lệ thuộc vào nhựa nói chung. Đó chính xác là những gì mà Bryce Cunningham, một nông dân ở Ayrshire (Scotland) đang cố gắng: mục tiêu của ông là sở hữu nông trang bò sữa đầu tiên ở Anh không sử dụng nhựa xài một lần.

Sau khi kêu gọi được khoảng 10.000 bảng Anh bằng cách gây quỹ cộng đồng, ông đã thay thế những thùng nhựa xài một lần mà ông dùng để bán sữa bằng 32.000 chai sữa bằng thủy tinh mà người mua sẽ thế chân khoảng 20 xu, quay trở lại với phương thức phân phối sữa kiểu cũ ngày xưa.

Bryce Cunningham cũng đang tìm cách chuyển qua sử dụng màng ủ thức ăn gia súc phân hủy sinh học được, và chỉ dùng những thùng chứa hóa chất có thể sử dụng nhiều lần, và mua số lượng lớn thức ăn gia súc đựng trong các túi sử dụng lại được.

Hơn nữa, Cunningham cho biết có vẻ như nhiều nông dân khác bắt đầu theo bước ông: "Không có tuần nào mà tôi không nhận được điện thoại từ những nông dân khác hỏi tôi cách vận hành ra sao hoặc muốn đến tham quan trang trại xem chúng tôi thực hiện ra sao".

Dù nhựa không phải là vấn đề môi trường duy nhất hay gay cấn nhất trong nông nghiệp hiện nay, nhưng đó là vấn đề mà rất nhiều nông dân có thể giải quyết mà không cần phải thay đổi quá nhiều cách vận hành của họ.

Cunningham hy vọng sự lan tỏa hiểu biết mới của ông sẽ khuyến khích nhiều người khác làm theo để giảm sử dụng nhựa tại trang trại của họ. "Tôi thực sự tin rằng ta có thể làm nhiều hơn vậy," ông cho biết.

An An (tổng hợp)

Trước diễn biến phức tạp, bất thường, khó lường của bão Wipha, lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương quyết liệt chỉ đạo, khẩn trương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm; bố trí lực lượng Công an cơ sở cùng phương tiện tại các khu vực trọng điểm để kịp thời tổ chức cứu nạn, cứu hộ khi có tình huống xảy ra.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định điều động ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Trước tình trạng giá cát xây dựng tăng bất thường, nhiều mỏ không bán trực tiếp cho nhà thầu mà thông qua trung gian, thậm chí không xuất hoá đơn, Sở Xây dựng Đà Nẵng đã phát đi cảnh báo, yêu cầu các đơn vị khai thác báo cáo cụ thể trữ lượng, phương thức bán hàng và mức giá hiện hành. Thành phố sẽ phối hợp các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi thao túng giá, tiếp tay cho đầu cơ trục lợi, gây cản trở tiến độ thi công các công trình trọng điểm.

Báo cáo với UBND TP Hồ Chí Minh về tình hình thực hiện các dự án trọng điểm do BQL DA đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (Ban Hạ tầng) làm chủ đầu tư, ông Đậu An Phúc, Giám đốc Ban Hạ tầng đã “điểm mặt” 9 nhà thầu đang chậm tiến độ hợp đồng các gói thầu xây lắp của Dự án xây dựng, cải tạo môi trường kênh Tham Lương…

Núp bóng môi giới bất động sản, Lê Thị Nguyệt đã đưa ra các thông tin gian dối để vay tiền hoặc kêu gọi góp vốn đầu tư để kêu gọi nhiều người cùng hùn vốn tham gia. Sau khi nhiều bị hại tin tưởng góp vốn với số tiền gần 18 tỷ đồng, Nguyệt đã chiếm đoạt để sử dụng vào mục đích tiêu xài cá nhân.

Chính phủ Mỹ vừa đưa nhóm vũ trang Mặt trận Kháng chiến (còn gọi là Kháng chiến Kashmir - TRF) vào danh sách “tổ chức khủng bố nước ngoài”, sau vụ tấn công ngày 22/4 tại Pahalgam, khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, khiến 26 người thiệt mạng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.