Những “điệp viên” động vật

10:47 27/12/2018
Các cơ quan tình báo lớn trên thế giới trước đây từng chi hàng triệu USD cho những nghiên cứu sử dụng chó, mèo, chuột hay chim bồ câu làm điệp viên cho mục đích trinh sát và chống khủng bố. Hiện nay, sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã giúp cho giới khoa học có thêm những ý tưởng mới nhằm biến động vật trở thành thứ vũ khí lợi hại, từ đó xây dựng những đội quân chiến binh động vật siêu hạng.


Gián điệp biết bay

Từ lâu chim bồ câu đã được huấn luyện để trở thành những điệp viên tình báo lợi hại. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, hầu hết các quân đội ở châu Âu đều sử dụng chim bồ câu để thông tin liên lạc chiến đấu. Trong cuộc chiến này, quân đội Mỹ đã sử dụng ít nhất 600 chim bồ câu đưa tin tại Pháp. 

Trong đó, chim bồ câu Cher Ami đã được tặng huy chương “Vì hành động dũng cảm” khi đã cố gắng chuyển đi thông điệp cứu sống khoảng 200 lính Mỹ vào cuối tháng 10-1918, dù bị bắn trọng thương ở ức. Tại cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Iraq sử dụng chim bồ câu để truyền tải thông tin khi các thiết bị vô tuyến điện bị gây nhiễu.

Chim bồ câu được gắn theo các thiết bị thu thập thông tin cực kỳ tinh vi.

Sự phát triển của khoa học công nghệ khiến chim bồ câu được gắn theo các thiết bị thu thập thông tin cực kỳ tinh vi. Năm 1951, vào cao điểm của cuộc chiến tranh Triều Tiên, CIA đã bí mật triển khai dự án Orcon nhằm sử dụng chim bồ câu để do thám. Dựa vào khả năng bay xa và nhận biết đường bay, các nhà khoa học đã lắp đặt các thiết bị ghi hình siêu nhỏ vào phần ức và chân để chụp ảnh mục tiêu từ độ cao vài trăm mét. Ngoài ra, một thiết bị phát sóng vô tuyến từ xa sẽ khởi động các thiết bị do thám mà chim bồ câu mang theo một khi chúng tiếp cận mục tiêu.

Ngay cả khi các thiết bị hiện đại phát triển thì chim bồ câu vẫn cần thiết trong tình báo do có những lợi thế như bí mật và không bị gây nhiễu sóng. Hiện nay, chim bồ câu tình báo có thể được trang bị cả công nghệ định vị như GPS. Thậm chí giới nghiên cứu còn tìm cách tối ưu hóa các thiết bị điện tử được tích hợp vào chim bồ câu. Chẳng hạn, các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố họ đã thử nghiệm thành công việc điều khiển đường bay của chim bồ câu bằng công nghệ điện tử khi cấy các thiết bị điện tử tinh vi vào các vùng khác nhau của não chim bồ câu.

Đặc vụ bốn chân

CIA đã từng có dự án trưng dụng mèo làm gián điệp trong thời kì Chiến tranh Lạnh. Theo tiết lộ, CIA dựa vào bản tính kín đáo, khả năng di chuyển nhiều mà không gây tiếng động, leo trèo giỏi và thích gần người của mèo để phục vụ công tác do thám với mục tiêu là ghi âm các cuộc trò chuyện hay điện đàm bên trong Sứ quán Liên Xô ở thủ đô Washington và Lãnh sự quán Liên Xô tại nhiều thành phố lớn ở Mỹ. 

Để thực hiện ý tưởng, CIA đã thuê một đội ngũ chuyên gia tiến hành ca phẫu thuật cấy ghép máy phát radio nhỏ ở đáy hộp sọ của mèo thí nghiệm, một micro vào ống tai và một đường dây gần như vô hình giữa đám lông để kết nối hai thiết bị với nhau. Thậm chí, họ còn giải phẫu nhiều bộ phận cơ thể khác của mèo để cài đặt các thiết bị ghi âm, kể cả pin cung cấp năng lượng hoạt động cho các thiết bị này, cùng ăng-ten phát tín hiệu được cấy vào đuôi mèo.

CIA sau đó đã đem những con mèo này vào một chương trình huấn luyện đặc biệt với những tín hiệu âm thanh, giúp chúng tiếp cận các khu nhà ở, hay những nơi nhiều người đang trò chuyện hoặc nghe điện thoại. Từ năm 1962 đến 1965, CIA đã tiến hành hàng chục cuộc thử nghiệm nhằm cải tiến hoạt động do thám của mèo sao cho phù hợp với điều kiện thực tế. 

Tháng 3-1966, CIA khởi động dự án “Acoustic Kitty” với hai con mèo điệp viên Kitty 1 và Kitty 2. Tuy nhiên, trong quá trình do thám, Kitty 2 bị một chiếc ôtô cán chết, còn Kitty 1 dù đã thâm nhập vào Sứ quán Liên Xô nhưng lại không gửi bất cứ thông tin gì về trung tâm chỉ huy bất chấp mọi nỗ lực khởi động các thiết bị lắp đặt trong cơ thể Kitty 1 từ xa. Do lo ngại bị Liên Xô phát hiện nên CIA quyết định xóa sổ “Acoustic Kitty” vào năm 1967.

Đội quân khứu giác

Giới nghiên cứu còn tận dụng khả năng khứu giác của một số loài động vật để do thám hay chống khủng bố. CIA đã thành lập Lực lượng chó nghiệp vụ K-9 để bảo vệ các cơ sở trọng yếu do lo ngại các tổ chức Hồi giáo cực đoan. Những chú chó được lựa chọn kĩ lưỡng, trải qua giai đoạn kiểm tra y tế và khả năng đặc biệt, sau đó tham gia nhiều đợt huấn luyện về phát hiện chất nổ, thực hiện các động tác theo hiệu lệnh, kỹ năng tấn công kẻ nghi vấn và khống chế tội phạm.

Một số nhà khoa học có tham vọng huấn luyện chuột trở thành những điệp viên siêu hạng.

Trong khi một nhân viên bảo vệ chỉ làm việc 40 giờ/tuần, thì một đội viên K-9 có thể làm việc 60 giờ/tuần, trực chiến liên tục 24/24 giờ và 7 ngày/tuần. Hiện nay, Lực lượng K-9 được phân bổ thành hai đơn vị là Đơn vị phát hiện chất nổ và Đơn vị tuần tra bảo vệ.

Trong khi đó, Cơ quan An ninh MI-5 (Anh) từng có kế hoạch “tuyển dụng” chuột nhảy được huấn luyện đặc biệt để phát hiện gián điệp. Những con vật này làm nhiệm vụ hỗ trợ thẩm vấn các nghi can do chúng có thể phát hiện sự gia tăng adrenaline - chất được tiết ra trong mồ hôi của người khi bị căng thẳng. Thế nhưng, mặc dù kế hoạch trên đã được xem xét vào thập niên 70, nhưng sau đó bị hủy bỏ vì các con chuột nhảy không phân biệt được những tên khủng bố với hành khách... sợ đi máy bay.

Hiện này, khoa học đã truyền cảm hứng cho một số nhà khoa học “máu me” khi họ đang tính toán kế hoạch đào tạo chuột trở thành những điệp viên siêu hạng, có khả năng sử dụng khứu giác để phát hiện các chất liệu bị cấm. Họ tham vọng cấy những điện cực vào não chuột, sau đó chuột sẽ truyền hình ảnh từ vị trí của nó về trung tâm bằng những camera nhỏ xíu gắn trên lưng.

Tuy nhiên, một số ý kiến phản đối khi nhận định chuột không phải là sinh vật lý tưởng cho công tác tình báo. Một con chuột chạy lung tung trong phòng họp, và trên lưng gắn camera thì khiến những người lành tính nhất cũng phải sinh nghi.

Lê Nam (tổng hợp)

Sáng 12/7, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Đà Nẵng phối hợp với Công an phường Liên Chiêu tiến hành kiểm tra kho hàng của Công ty TNHH vận tải Minh Khang (tại địa chỉ lô 168A-A8, KDC Vạn Tường, phường Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Qua đó, đã phát hiện một khối lượng lớn hàng hóa nghi nhập lậu hoặc làm giả, hàng kém chất lượng.

Trong hơn 30 năm qua, TP Hồ Chí Minh đã nỗ lực di dời khoảng 40 nghìn căn nhà lụp xụp trên và ven nhiều tuyến kênh, rạch chính. Kết quả này đã góp phần cải thiện môi trường sống cho hàng trăm nghìn người dân sinh sống ven các tuyến kênh, rạch, góp phần chỉnh trang đô thị, tiêu thoát nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hiện tại TP Hồ Chí Minh vẫn còn gần 40 nghìn căn nhà nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ kênh, rạch cần di dời để phục vụ chỉnh trang đô thị, tiêu thoát nước, phát triển các tuyến giao thông thủy nội địa, cải thiện ô nhiễm môi trường cho hàng triệu người dân đang sinh sống dọc theo các lưu vực kênh. Do đó, ngày 28/5 vừa qua Sở Xây dựng đã trình UBND thành phố tờ trình kèm theo dự thảo Đề án chỉnh trang đô thị khu vực nhà trên và ven sông, kênh, rạch giai đoạn 2025-2030…

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc rà soát, duy trì chính sách giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm thu phí, đảm bảo quyền lợi cho người dân sau khi địa phương thực hiện hợp nhất đơn vị hành chính.

Thời gian gần đây, nhiều bệnh viện (BV) tại TP Hồ Chí Minh phát đi cảnh báo về tình trạng các đối tượng mạo danh bác sĩ, nhân viên y tế, thậm chí cả Sở Y tế để lừa đảo người dân. Thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thiệt hại về tài chính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin xã hội đối với ngành y tế.

Tối 12/7, Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 khép lại với màn tranh tài đỉnh cao bên bờ sông Hàn. Đội Jiangxi Yangfeng (Trung Quốc) xuất sắc giành ngôi Quán quân, trong khi đội chủ nhà Z121 Vina Pyrotech (Việt Nam) ghi dấu ấn lịch sử khi lần đầu góp mặt ở chung kết, khẳng định vị thế pháo hoa Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Hơn 2,5ha rừng phòng hộ ven biển nhằm ngăn chặn tình trạng cát bay, sạt lở và xâm thực bờ biển ở thôn An Lộc (xã Quảng Công cũ, nay là phường Phong Quảng, TP Huế) vừa bị phát hiện cưa hạ. Đáng chú ý, khu vực rừng phòng hộ bị xâm hại này đang là điểm nóng về tình trạng sạt lở. Toàn bộ số cây sau khi bị cưa hạ đã được đưa ra khỏi hiện trường.

Vụ cháy cư xá Độc Lập (phường Phú Thọ Hòa) ở TP Hồ Chí Minh khiến 8 người tử vong và nhiều người khác bị thương không phải là lần đầu cháy nổ ở các cư xá, chung cư. Có thể nói, đa phần ở các chung cư, cư xá cũ, cháy nổ thường xuất phát từ chuyện hạ tầng xuống cấp, cùng với buông lỏng quản lý từ địa phương, sự coi thường những nguyên tắc sống chung của cộng đồng dân cư...

Một trong những điểm đột phá của Luật Nhà giáo vừa được ký ban hành là việc giao thẩm quyền cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng nhà giáo. Đây được xem là bước điều chỉnh quan trọng nhằm khẳng định vị thế, vai trò chủ động của ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng, quản lí, phát triển đội ngũ nhà giáo. Từ đó, góp phần từng bước tháo gỡ những điểm nghẽn về chính sách đối với nhà giáo, đặc biệt là giải quyết bài toán thừa thiếu giáo viên; chủ động điều phối, hoạch định các kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Trong một cuộc trò chuyện trên mạng xã hội, thủ môn Nguyễn Filip thẳng thắn nói về vấn đề của bóng đá Việt Nam. Một trong số đó đến từ chính các cầu thủ Việt Nam. Ngoài hạn chế khát vọng ra nước ngoài, nhiều tài năng ở V.League cũng chẳng buồn cầu thị ngay cả khi mắc sai lầm.

Chủ trương bỏ thuế khoán của các hộ kinh doanh là vấn đề gây xôn xao dư luận vì nó ảnh hưởng tới hàng chục triệu con người. Trong đó, không ít người vì không nắm được thông tin chính xác, nên cho rằng vì bị buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền khiến nhiều tiểu thương, hộ kinh doanh đóng cửa hàng ngừng hoạt động. Ông Mai Sơn, Phó Cục trưởng Cục Thuế, Bộ Tài chính đã có trao đổi với PV Báo CAND về vấn đề này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.