Những trường hợp hành quyết tử tù ở Mỹ

13:56 12/04/2017
Tại Hoa Kỳ, các tù nhân lĩnh án tử hình thường bị hành quyết bằng ghế điện. Một luồng điện với hiệu điện thế cực cao được truyền qua người tội nhân, khiến kẻ thụ án lên cơn co giật - đôi khi kéo dài nhiều phút đồng hồ.

Ngày 22-4-1983, tử tù người tiểu bang Texas John Louis Evans 33 tuổi bị điệu lên ghế điện trong gian hành quyết của nhà tù Atmore ở tiểu bang Alabama, "hứng" luồng điện mạnh 1.900V mà Hội đồng thi hành án "cho phép" truyền qua. 

Nhưng cú "phóng" điện bất thần mạnh đến nỗi làm các sợi dây da buộc quanh người John đứt tung ra, còn đương sự thì vẫn… sống nhăn. Sau 4 phút tạm nghỉ, người ta lại tiến hành cú "phóng" điện lần thứ 2. Kết quả tội nhân vẫn "trụ" được sau những đợt co giật liên tục như kẻ lên cơn động kinh.

Luật sư của tử tù đề nghị tạm ngưng cuộc hành quyết lại, để ông ta cầu khẩn qua điện thoại tới ngài George Wallace, Thống đốc tiểu bang Alabama xin ân giảm mức hình phạt xuống, bởi J. Evans vừa trải qua những giây phút hết sức rùng rợn, thật quá sức tưởng tượng với khả năng chịu đựng của con người. Nhưng lời đề nghị không được chấp thuận, 19 phút sau là đợt "phóng" điện lần thứ 3 lên người kẻ thụ án... Và lần này cánh "đồ tể viên" đã thành công.

Tù nhân J. Otri bị lôi lên giường chuyên dụng tái hành quyết.

Một vụ hành quyết tương tự: Tử  tù Alfonso Otis Stevens cũng "trụ" được tới 3 lần trên ghế điện vào buổi sáng ngày 13-12-1994, trước khi chịu… chết hẳn. Nhưng "kỷ lục khó vượt qua nổi" với các cuộc hành quyết trên ghế điện lại thuộc về tội nhân William Windeyer người Texas: trải qua tới… 5 lần "phóng" điện, cùng khoảng thời gian "truyền" năng lượng tương ứng đến… 17 phút mới buộc được tội nhân ngưng thở hẳn.

Nhiều người lại quả quyết, rằng "chiêu thức" tiêm thuốc độc trong các cuộc hành quyết tử tù xem ra vẫn mang tính nhân đạo hơn. Họ lập luận dựa trên cái "ưu điểm" vượt trội, là trước tiên tội nhân được cho "chìm" vào cõi mê man và rồi không còn biết những gì xảy ra sau đó nữa. Nôm na giống như cái chết lâm sàng trước "cú" tử vong thực sự liền kề(?!). Sự áp dụng việc tiêm độc dược cho tử tù chỉ mới xuất hiện cách đây gần 4 thập niên, trong khi việc hành quyết trên ghế điện đã có hơn một thế kỷ.

Đầu tháng 11-1983, tội nhân James Otri bị trói trên giường và vừa trải qua mũi chích đầu tiên. Đột nhiên có lệnh từ Văn phòng Thống đốc tiểu bang Oklahoma thông báo là tạm hoãn thi hành án, khiến James lâm vào trạng thái gần như… ngớ ngẩn triền miên trong suốt nửa năm "dài cổ" ngóng đợi ngày bị tái hành quyết. Đến ngày 14-5-1984, J. Otri lại bị lôi lên giường chuyên dụng, trói lại nhằm đề phòng khi cả 2 mũi tiêm đầu đều vô tác dụng.

Thông thường những tù nhân thụ án theo kiểu này sẽ "nhắm mắt xuôi tay" ngay chỉ sau vài phút, nhưng J. Otri lại có "may mắn" được "sống cố" thêm tới 10 phút. Tội nhân này chẳng chịu "ngủ yên", quẫy đạp tứ chi liên hồi, cũng như luôn mồm "la làng" bởi những cơn đau "thắt ruột"!… Trọn cả 600 giây đồng hồ sau tim J. Otri mới chịu ngừng đập hẳn.

Cũng từng xảy ra các trường hợp hết sức rùng rợn. Điển hình là vụ hành quyết tử tù Jim Louis Gra. Rạng sáng ngày 2-9-1983, Jim bị dẫn vào phòng hơi ngạt thuộc một nhà tù ở tiểu bang Mississippi. Hơi khí xyanua tuôn ra, nhưng tử tù đâu đã "chịu" chết ngay, Jim lên cơn co giật liên hồi trong suốt 8 phút!… 

Thoạt tiên tội nhân không ngừng đập đầu mình lên 2 thành ghế. Và rồi kế tiếp người ta đếm được cả thảy tới 11 lần J. Gra cố sức mở rộng miệng hết cỡ nhằm lấy khí thở. Nhưng anh ta càng há miệng rộng bao nhiêu, càng khiến lượng thán khí chết người ùa vào nhiều thêm bấy nhiêu...

Kim Dung (theo The Guardian)

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

Những ngày qua có 4 tàu cá cùng 11 ngư dân của Quảng Bình bị nạn trên biển do lốc xoáy, sau 5 ngày nỗ lực liên lạc, tìm kiếm, 4 ngư dân đã được đưa vào bờ an toàn trong niềm vui vỡ oà của người thân.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文