Những vũ khí uy lực được sử dụng trong Cách mạng Tháng Mười Nga

15:50 08/11/2017
Cách đây đúng 100 năm, tuần dương hạm Rạng Đông bất ngờ nã phát đạn đầu tiên vào Cung điện Mùa Đông, bắt đầu cho cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga. Cùng với súng trường Mosin và súng máy Maxim, con tàu đã đi vào lịch sử cùng cuộc cách mạng vĩ đại trong thế kỷ 20.

Nhắc tới cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga không thể không nhớ tới tuần dương hạm Rạng Đông - con tàu biểu tượng của một trong những cuộc cách mạng vĩ đại nhất lịch sử loài người. Tuần dương hạm Rạng Đông được đóng tại nhà máy ở Saint Petersburg.

Con tàu được hạ thủy tại cảng sông Neva vào ngày 11-5-1900. Sau đó Rạng Đông cùng hai tàu tuần dương khác cùng lớp Pallada đã được điều động để bảo vệ vùng Viễn Đông Nga, bên bờ Thái Bình Dương từ năm 1903 đến 1905. Trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật, tuần dương hạm Rạng Đông thậm chí được sử dụng như lá chắn cho các tàu tốc độ chậm của Hải quân Nga thời bấy giờ. Đến Chiến tranh thế giới I, con tàu được lệnh quay về vùng biển Baltic và tham gia chiến đấu tích cực cho tới hết Thế chiến thứ II rồi neo đậu ở St. Petersburg cho tới nay.

Tuần dương hạm Rạng Đông đã bắn phát pháo đầu tiên trong cuộc Cách mạng Tháng Mười.

Tuần dương hạm Rạng Đông có độ choán nước gần 7.000 tấn, dài 127m, rộng gần 17m. Nó được trạng bị động cơ hơi nước với công suất 11.610 mã lực và có thể hoạt động hơn 7.000km - cực kì hiện đại so với các tàu chiến cùng thời. Về vũ trang, ban đầu tàu được trang bị 8 ụ pháo 152mm, 24 ụ pháo 75mm cùng 3 ống phóng ngư lôi. Tới năm 1917, tàu được nâng cấp thêm 6 ụ pháo 152mm và lắp bổ sung 4 hệ thống pháo phòng không.

Súng trường lưỡi lê

Trong cuộc Cách mạng Tháng Mười, những người khởi nghĩa xuất thân từ giai cấp nông dân và công nhân chủ yếu sử dụng súng trường Mosin và súng trường Berdan được lắp thêm lưỡi lê để đánh chiếm chính quyền. Súng Mosin là loại súng trường lên đạn từng viên, được sử dụng bởi quân đội Đế quốc Nga từ năm 1891. Súng trường Mosin hoạt động theo cơ chế "bolt action" (lên đạn, đóng mở khóa nòng bằng tay).

Súng có chiều dài 1,23m, nòng súng dài 0,73m, sử dụng cỡ đạn 7,62x54mm. Súng sử dụng hộp tiếp đạn 5 viên cố định, tốc độ bắn khoảng 10 viên/phút. Súng có sơ tốc đầu nòng 855 m/s, tầm bắn hiệu quả khoảng 800m, tầm bắn tối đa lên đến 2.000m. Hồng quân Liên Xô và quân đội các nước Đông Âu sử dụng loại vũ khí uy lực này cho đến tận những năm 1960 (sau đó được thay thế bởi SVD Dragunov).

Súng có độ tin cậy và chính xác cao, sức công phá mạnh nên vẫn được nhiều nước tiếp tục sử dụng cho tới giữa thế kỷ 20. Trong khi đó, súng Berdan lạc hậu hơn, dùng đạn 10,75mmx58mm vỏ giấy đầu chì. Loại súng này tốn nhiều thời gian để lên đạn và không thật sự hiệu quả nên ít được ưa chuộng như súng Mosin.

Súng máy Maxim, pháo và xe thiết giáp

Những loại vũ khí tối tân hơn là chiến lợi phẩm mà những người Bolsheviks chiếm được được sử dụng trong giai đoạn sau của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga. Đó là những chiếc xe bọc giáp hạng nặng, súng máy Maxim và pháo 76mm. Với những loại vũ khí này, lực lượng quân đội Xôviết như được tiếp thêm sức mạnh để bảo vệ thành quả cách mạng. Trong số đó, súng máy Maxim được coi là có hỏa lực mạnh nhất. Là loại súng máy đầu tiên được vận hành, gắn liền với cuộc chinh phục của thực dân Anh, Maxim do nhà phát minh Hiram Stevens Maxim chế tạo vào năm 1883. Cơ chế hoạt động của súng Maxim là năng lượng tự tái sinh trên khối đáy được sử dụng để đẩy từng hộp đạn đã qua và chèn viên kế tiếp thay vì một cơ chế vận hành bằng tay.

Các chiến sĩ Cận vệ Đỏ trong một buổi tập bắn súng máy tự động 37mm Maxim tại Điện Smolny năm 1917. Ảnh: RiaNovosti.

Thiết kế đầu tiên của Maxim sử dụng một camera quay 360 độ để đảo ngược chuyển động của khối, nhưng sau đó đã được đơn giản hoá thành một khóa chuyển đổi. Thiết kế của súng Maxim còn được làm mát bằng nước, cho phép nó có thể duy trì tốc độ bắn lâu hơn so với súng làm mát bằng không khí. Nhưng bất lợi là súng ít linh hoạt hơn các loại vũ khí làm mát bằng không khí bởi nước nặng hơn và phức tạp hơn, và đòi hỏi phải cung cấp nước.

Các thử nghiệm chứng minh rằng Maxim có thể bắn 600 viên đạn mỗi phút và phải được vận hành bởi một nhóm gồm từ 4-6 người. Súng Maxim lần đầu tiên được thực dân Anh sử dụng trong Chiến tranh Matabele năm 1893-1894 tại Rhodesia (Zimbabwe).

Trong trận đánh Shangani, 700 binh sĩ đã chiến đấu chống 5.000 chiến binh chỉ với bốn khẩu súng Maxim. Súng máy hạng nặng Maxim chính thức góp mặt trong biên chế quân đội Nga Hoàng năm 1910 và được tuỳ biến để hoạt động hiệu quả hơn trong Chiến tranh Thế giới thứ I.

Mỗi khẩu Maxim nặng 64,3 kg với nòng dài 72,1 cm. Nó bắn loại đạn kích thước 7,62x54mm cùng tốc độ bắn đạt tới 600 viên/phút. Maxim sử dụng băng đạn dây với số lượng 250 viên. Do súng quá nặng nên người ta phải đặt lên xe kéo trong điều kiện tác chiến trên bộ.

Thiện Nhân

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文