Nỗi ám ảnh Thalidomide quay trở lại

20:17 27/11/2017
Một nghiên cứu khoa học mới tiết lộ, cho đến tận ngày nay Thalidomide vẫn tiếp tục gây ra những đứa trẻ bị di tật khi chào đời ở Brazil. Thuốc được chỉ định cho những bệnh nhân phong (bệnh hủi) ở Brazil nhằm giảm nhẹ một số triệu chứng nhưng đôi khi phụ nữ mang thai vẫn sử dụng mà không được cảnh báo những nguy cơ.

Thalidomide là loại thuốc an thần có mặt trên thị trường châu Âu lần đầu tiên vào cuối thập niên 1950 và thường được thai phụ sử dụng để chữa cơn buồn nôn vào mỗi sáng sớm nhưng thuốc gây tác hại rất lớn cho thai nhi, làm cản trở sự phát triển của các chi. Khoảng 10.000 đứa trẻ dị tật do Thalidomide - được gọi là những em bé Thalidomide - trên toàn thế giới cho đến khi thuốc được rút khỏi thị trường vào đầu thập niên 1960.

Nạn nhân Alan của Thalidomide hiện nay ở Brazil.

Mặc dù vậy, Thalidomide được chính quyền Brazil cho phép sử dụng trở lại từ năm 1965 để chữa trị những thương tổn da, một trong những biến chứng của bệnh phong.

Theo số liệu của chính quyền Brazil, hơn 30.000 ca bệnh phong mới được chẩn đoán mỗi năm ở nước này và hàng triệu viên thuốc Thalidomide được phân phối để chữa biến chứng của bệnh. Các nhà nghiên cứu cho biết hiện nay có chừng 100 đứa trẻ Brazil trở thành nạn nhân của Thalidomide.

Lavinia Schuler-Faccini, giáo sư Đại học Liên bang Rio Grande do Sul, cho biết ở Brazil có 17,5 triệu em bé chào đời giữa các năm 2005 và 2010. Các nhà hoạt động, bác sĩ và bệnh nhân phong khẳng định Thalidomide chính là thủ phạm gây ra thảm họa.

Nhà nghiên cứu Fernanda Vianna cảnh báo hiện trạng giáo dục y tế kém cũng như nạn sử dụng thuốc tràn lan không có kiểm soát ở Brazil. Đó là trường hợp của Alan, một nạn nhân của Thalidomide sống trong một thị trấn nhỏ ở miền trung Brazil. Do không muốn tiết lộ về bệnh tình của Alan, gia đình không muốn nêu tên thật.

Alan chào đời năm 2005 không có tay chân như người bình thường mà chỉ phát triển một đoạn ngắn dưới vai và khớp háng. Mặc dù dị tật, nhưng Alan vẫn vô tư cười đùa và chơi game trực tuyến với anh em của mình.

Mỗi khi di chuyển trong nhà, Alan phải lăn người, và sẽ dùng xe lăn nếu phải đi ra ngoài. Alan được một thầy giáo dạy riêng trong trường và mỗi tuần đều trải qua hai giờ đường đi xe buýt đến một thị trấn gần nhất để trị liệu vật lý.

Trường hợp của Alan là do người mẹ, bà Gilvane, uống nhầm thuốc Thalidomide mà không biết. Chuyện là chồng của Gilvane dùng Thalidomide để chữa trị bệnh phong nhưng lại sơ suất để lẫn thuốc này trong những viên thuốc khác. Khi dùng thuốc Thalidomide nhầm với Paracetamol, bà Gilvane cũng không biết mình đang mang thai.

Chính quyền Brazil cũng có những quy định nghiêm ngặt về thuốc Thalidomide như là phụ nữ phải sử dụng thuốc tránh thai khi dùng thuốc và phải được khám thử thai thường xuyên. Và, ngay trên bao bì thuốc cũng được in hình ảnh cảnh báo mô tả một đứa trẻ nạn nhân của Thalidomide. Tuy nhiên, bệnh phong là bệnh của người nghèo sống trong những khu vực mà điều kiện chăm sóc y tế rất kém cũng như dân trí thấp.

Mặc dù vậy, nhiều người ở Brazil vẫn cho rằng Thalidomide nên được tiếp tục sử dụng! Mariana Jankunas - điều phối viên ở FUNED, nhà sản xuất thuốc thuộc nhà nước Brazil sở hữu - lập luận: "Tôi  cho rằng thông tin và sự quảng bá về những lợi ích của Thalidomide có thể dập tắt được mối lo sợ về thuốc". Các bác sĩ kê đơn thuốc Thalidomide cho bệnh nhân cũng đồng ý với Jankunas về điểm này.

"Đó là thuốc tốt" - bác sĩ Francisco Reis ở Khoa bệnh Phong Bệnh viện Curupaiti gần thành phố Rio de Janeiro nhận định như thế! Bác sĩ phát biểu với báo chí về vấn đề ở Brazil hiện nay có nhiều người thấy choáng váng khi nghe nói Thalidomide đang được sử dụng ở nước này: "Thật ra, có những bóng ma Thalidomide trong thập niên 1950, nhưng chúng ta nên quên chúng đi".

Thậm chí, Francisco Reis còn giới thiệu trường hợp nữ bệnh nhân phong tên là Tainah đã giảm bớt những thương tổn trên da cánh tay sau khi dùng thuốc Thalidomide. Tainah cũng hiểu rằng nếu không dùng thuốc tránh thai thường xuyên thì chị sẽ mang thai và có nguy cơ sinh con bị dị tật!

Brazil là quốc gia có sự khoảng cách giàu nghèo rất lớn, với 20% dân số sống dưới mức nghèo. Nhà ở chen chúc nhau và các hệ thống y tế kém cỏi rất phổ biến trong những vùng nông thôn và khu ổ chuột ở các thành phố lớn - những nơi phát triển mạnh bệnh phong. Đó cũng là những nơi mà thuốc Thalidomide được sử dụng rất nhiều dẫn đến nguy cơ cho ra đời những đứa trẻ dị tật rất cao.

Artur Custodio, nhà hoạt động ở nhóm chiến dịch quốc gia phòng chống bệnh phong Morhan, cho rằng trong tình hình bệnh phong phổ biến ở Brazil hiện nay thì việc cấm dùng Thalidomide là rất khó cho nên vấn đề là ngành y tế nước này cần phải thật cân nhắc và có trách nhiệm cao về sự sử dụng thuốc. Thalidomide được rút khỏi thị trường sau khi phát hiện thuốc gây quái thai hay trẻ dị tật sau khi chào đời.

Nhưng, ngày nay Thalidomide vẫn được tiếp tục sử dụng để chữa bệnh u tủy hay làm giảm nhẹ các triệu chứng của HIV nhưng phải được kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn dị tật nơi trẻ sơ sinh. Ngoài ra, Thalidomide cũng đang được nghiên cứu để chữa trị nhiều dạng bệnh ung thư và bệnh tự miễn dịch. Thalidomide là sản phẩm của công ty dược phẩm Đức Grunenthal được cấp bằng sáng chế vào năm 1954, và được tung ra thị trường vào ngày 1-10-1957.

Tuy nhiên, lúc đầu Thalidomide chưa được thử nghiệm về tác hại tiềm tàng cho phôi thai. Theo số liệu thống kê, từ cuối thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960 có hơn 10.000 trẻ em ở 46 quốc gia trên thế giới chào đời với những dị dạng như là ngắn chi do hậu quả từ người mẹ sử dụng thuốc Thalidomide.

Nhưng, bất chấp những hiệu quả phụ ghê gớm của Thalidomide, Canada vẫn tiếp tục bán thuốc này cho đến năm 1962 và được coi là quốc gia cuối cùng trên thế giới chấm dứt lưu hành thuốc. Ở Anh, Thalidomide được cấp phép bán vào năm 1958 và rút khỏi thị trường vào năm 1961.

Di An (tổng hợp)

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文