Thu hồi kim loại quý từ rác… iPhone

17:27 05/04/2018
Điện thoại iPhone cũng như các loại smartphone khác được coi là mỏ tí hon chứa kim loại và khoáng sản quý.

Mỗi chiếc điện thoại thông minh đều chứa một số kim loại quý như vàng, bạc, đồng, bạch kim... và chúng đang trở nên quý hiếm hơn bao giờ hết khi mà chúng ta đang đối mặt với viễn cảnh vào một ngày nào đó không còn khả năng khai thác chúng từ lòng đất. iPhone cũng như các loại smartphone khác được coi là mỏ tí hon chứa kim loại và khoáng sản quý.

Các thiết bị điện tử chứa nhiều kim loại quý và đất hiếm, nhưng đa phần việc phân tách chúng được thực hiện ở những nơi ô nhiễm.

Một chiếc iPhone ước chứa khoảng 0,034 gram vàng, 0,34 gram bạc, 0,015 gram palladium và chưa đến một phần nghìn gram bạch kim. Nó cũng chứa vài loại kim loại ít giá trị hơn như nhôm (25g) và đồng (khoảng 15g).

Thêm vào đó, điện thoại thông minh còn là kho chứa các loại đất hiếm, vốn có rất nhiều trên Trái Đất nhưng khó khai thác cũng như chiết xuất xét về mặt kinh tế, như là: yttrium, lanthanum, terbium, neodymium, gadolimium và praseodymium. Tiếp đến là nhựa, kính, pin... Tất cả những nguyên liệu này đều chiếm một tỷ lệ khá nhỏ bên trong chiếc điện thoại.

Thế nhưng ngày nay có khoảng hơn 2 tỷ người đang sử dụng điện thoại thông minh và con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng. Hơn nữa, mật độ của những nguyên liệu này trong các điện thoại, ví dụ như vàng và bạc, cao hơn rất nhiều so với mật độ trong các quặng có trọng lượng tương đương.

Ví dụ như 1 tấn iPhone sẽ có tổng lượng vàng cao hơn 300 lần so với 1 tấn quặng vàng và có lượng bạc cao hơn 6,5 lần so với 1 tấn quặng bạc. Ước khoảng 2 tỷ người sử dụng điện thoại thông minh nâng cấp lên điện thoại mới sau khoảng 11 tháng. Điều đó có nghĩa là thiết bị cũ bị vứt vào một góc nào đó và nhanh chóng rơi vào lãng quên hay bị ném vào bãi rác và sau đó chỉ 10% trong số này được tái chế.

Trong thời đại ngày nay, khi mà ngày càng nhiều tài nguyên đang trở nên khan hiếm, việc tránh lãng phí những nguyên liệu này sẽ giúp mang lại lợi ích cho môi trường cũng như cho nền kinh tế. Hàm lượng kim loại quý trong từng chiếc điện thoại được đánh giá là khá nhỏ nhưng nếu chúng được khai thác với quy mô lớn thì điều đó quả là hết sức hấp dẫn -  1 triệu chiếc điện thoại có thể cho phép chúng ta thu hồi đến 16 tấn đồng, 350kg bạc, 34kg vàng và 15kg palladium. Thách thức ở đây là làm sao để khai thác những nguyên liệu này một cách an toàn và tiết kiệm.

Một lượng lớn các loại rác thải công nghệ, bao gồm điện thoại di động, được xuất khẩu đến một số quốc gia như Trung Quốc - những nơi tận dụng sức lao động của công nhân nghèo và cả trẻ em để mổ xẻ và thu hồi kim loại quý bằng hóa chất nguy hiểm. Guiyu, một thị trấn thuộc tỉnh Quảng Đông miền nam Trung Quốc, được coi là một trong những bãi rác thải công nghệ lớn nhất trên thế giới.

Điều này đang gây ra một loạt hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe cho người dân đồng thời gây ô nhiễm thủy ngân cho đất đai, nguồn nước và không khí.

Rác thải điện tử được thu gom và vận chuyển về thị trấn Guiyu để tái chế.

Thậm chí, việc tái sử dụng rác thải công nghiệp ở chính quốc gia tạo ra chúng cũng mang lại nhiều thách thức. Ví dụ như tại Australia, việc tái chế rác thải công nghệ yêu cầu quy trình nấu chảy ở quy mô công nghiệp, vốn rất tốn kém và cũng không hề thân thiện với môi trường. Do đó, cách tốt nhất là tránh đổi điện thoại thường xuyên.

Nhưng có lẽ cách thay đổi hành vi tiêu dùng như thế không mấy thực tế. Vì vậy, chúng ta cần có những cách hợp lý hơn. Nhà khoa học nữ về chất liệu Veena Sahajwalla, Đại học New South Wales (Australia), đang từng bước cố gắng tìm giải pháp cho vấn đề toàn cầu này. Sahajwalla cho rằng cần có những "nhà máy cực nhỏ", với khả năng tách rời kim loại quý từ điện thoại một cách vệ sinh, hiệu quả rồi sau đó nung chảy những thành phần còn lại.

Phương án của Veena Sahajwalla tập trung vào việc giảm thiểu sự tiếp xúc giữa con người với vật liệu nguy hiểm bên trong điện thoại thông minh. Những bảng mạch điện tử có thể được tách rời bởi những cánh tay robot, sau đó được đưa vào một lò luyện kim có chức năng sử dụng những phản ứng chính xác ở nhiệt độ cao để tách rời các kim loại quý.

Tất cả những thành phần độc hại hoặc không còn giá trị sử dụng có thể được tiêu huỷ một cách an toàn. Những nhà máy siêu nhỏ này sẽ có kích cỡ bằng một container tàu biển, và chúng có thể tạo nên cơ hội kinh doanh cho những ai muốn khai thác vàng từ các núi rác thải công nghệ.

Duy Minh (tổng hợp)

Theo Phòng Cảnh sát ĐTTP về ma túy Công an TP Hồ Chí Minh, tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn TP Hồ Chí Minh thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp. Các đường dây vận chuyển ma túy từ các nước về Việt Nam được phát hiện, bắt giữ gần đây tiếp tục cho thấy TP Hồ Chí Minh vẫn là địa bàn tiêu thụ, vừa là địa bàn mà tội phạm lợi dụng để trung chuyển, vận chuyển đi các nước, các địa phương…

Các cường quốc đang trong cuộc đua ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động tác chiến và viễn cảnh con người để máy móc ra các quyết định khai hỏa vũ khí có thể không còn xa.

Nhờ đấu pháp hợp lý và tận dụng triệt để các sai lầm của đối thủ, CLB Manchester United (MU) đã đánh bại đội bóng cùng thành phố Man City với tỷ 2-1 trong trận chung kết Cup FA diễn ra tối 25/5.

Phong trào vũ trang Hamas của người Palestine loại trừ khả năng quay lại các cuộc đàm phán hòa bình với Israel, trong bối cảnh các cuộc tấn công của Tel Aviv tại Dải Gaza liên tục leo thang.

Từ năm 2023 đến nay, các lực lượng (Công an, Biên phòng và Hải quan) ở Thanh Hoá đã tích cực phối hợp trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý. Qua đó đã khám phá thành công 14 vụ án và 5 chuyên án chung; bắt giữ 25 đối tượng; triệt xóa nhiều đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Lào vào Thanh Hóa.

Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an TP Hà Nội phối hợp UBND phường Trung Hoà (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và lực lượng chức năng thành lập 6 tổ công tác liên ngành thực hiện tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các loại hình nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi là chung cư mini); nhà trọ, nhà cho thuê để ở địa bàn phường Trung Hòa.

Tìm kiếm sự ảo diệu bằng nấm thức thần, nấm ma thuật hoặc tem giấy chứa chất LSD (còn gọi là "bùa lưỡi") đang trở thành trào lưu ngấm ngầm lan truyền trong giới trẻ hiện nay. Cảm giác vi diệu của chất kích thích cực độc này đã tàn phá hệ thần kinh con người, khiến họ rơi vào tình trạng không thể làm chủ được cảm xúc, tự nhận mình như một bậc “giác ngộ”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文