Thuốc chống trầm cảm làm tăng nguy cơ tự tử ở trẻ vị thành niên

13:05 09/09/2015
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ vị thành niên bị trầm cảm được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm thường có khuynh hướng và suy nghĩ tự tử, đặc biệt là trong những tuần đầu điều trị. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã thêm dòng cảnh báo trên nhãn của thuốc chống trầm cảm rằng, thuốc này có thể làm tăng nguy cơ tự tử ở trẻ vị thành niên.

Nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí online Pediatrics đã ghi lại kết quả khảo sát trên 37.000 trẻ em vị thành niên. Tất cả trẻ em được uống một trong 6 loại thuốc chống trầm cảm: Prozac, Zoloft, Paxil, Celexa,Lexapro hoặc Effexor, ở lứa tuổi trung bình là 14.

Trong số này, Prozac là thuốc chống trầm cảm khiến nguy cơ tự tử ở trẻ em cao nhất, đây cũng là thuốc chống trầm cảm đầu tiên được kiểm duyệt để điều trị trầm cảm cho trẻ em và được xem như tiêu chuẩn vàng trong chữa trị trầm cảm ở lứa tuổi này. Cứ 1.000 trẻ em uống Prozac trong vòng một năm, nghiên cứu ghi lại có khoảng 25 trường hợp tự tử.

Thuốc trầm cảm gây ra nhiều phản ứng phụ cho người dùng.

Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư tiến sĩ William Cooper, Đại học Vanderbilt tại Nashville cho hay: “Dường như tác dụng của các loại thuốc chống trầm cảm không giống nhau”. Tuy nhiên, nguy cơ tự tử tăng cao rõ rệt nếu như trẻ em uống nhiều loại thuốc chống suy nhược kết hợp cùng một lúc. Tiến sĩ Cooper cho hay, có thể điều này phản ánh tình trạng bệnh tình của người được điều trị bởi kết hợp nhiều loại thuốc không làm tăng dược tính của thuốc.

Kết quả của nghiên cứu tương tự từng được công bố vào năm 2010 trên tạp chí y học  Pediatrics gây xôn xao dư luận. Nghiên cứu kết luận rằng, tác động của các loại thuốc chống trầm cảm tới cơ thể đều giống nhau, vì thế nguy cơ tự tử cũng tương tự nhau. Nghiên cứu được tiến hành trên 21.000 trẻ em Canada trong độ tuổi trung bình là 9 tuổi. Các chuyên gia nhìn nhận rằng, phát hiện này rất quan trọng trong nghiên cứu y khoa. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là các nhà khoa học khi tiến hành nghiên cứu đã không đề cập tới vấn đề bản chất bệnh trầm cảm cũng khiến trẻ em có nguy cơ tự tử.

Tiến sĩ Victor Fornari, Chủ nhiệm Khoa Tâm thần học trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên thuộc hệ thống y tế North Shore-LIJ Health System tại New Hyde Park, New York cho biết: “Theo tôi, điểm mấu chốt về tác dụng của thuốc chống trầm cảm và nguy cơ tự tử không hề được đề cập trong bài báo, rằng thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ tự tử ở trẻ em”.

Theo một nghiên cứu khác, phụ nữ mang thai uống thuốc chống trầm cảm thì trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc biến chứng về phổi gấp hai lần. Tiến sĩ Sophie Grigoriadis, Chủ nhiệm Khoa Nghiên cứu tâm trạng và nỗi lo của phụ nữ thuộc Trung tâm Khoa học sức khỏe Sunnybrook tại Toroto: “Phụ nữ mang thai uống những loại thuốc chống trầm cảm không nên lo lắng quá. Nguy cơ gây ra biến chứng ở thai nhi vẫn còn rất thấp. Đây chỉ là một trong những yếu tố phụ nữ mang thai nên cân nhắc trước khi dùng thuốc, tuy nhiên nếu phụ nữ mang thai không điều trị bệnh trầm cảm, những nguy cơ tiềm ẩn cũng có thể xảy ra”.

Theo tổ chức từ thiện March of Dimes, nếu không được điều trị bệnh trầm cảm, phụ nữ mang thai dễ mắc các bệnh như: ăn uống kém, khó tăng cân, huyết áp cao, thiếu các điều kiện sức khỏe cần thiết trước khi sinh, dễ lạm dụng thuốc, nghiện rượu. Tiến sĩ Ariela Frieder, chuyên khoa phục hồi chức năng thần kinh tại Trung tâm Y tế Montefiore, New York cho hay nếu phụ nữ có thai không điều trị bệnh trầm cảm có thể dẫn tới trẻ sơ sinh không đủ cân nặng và có khả năng sinh non. Ngoài ra, trí thông minh của trẻ sẽ bị suy giảm và có những hành vi bất thường khi lớn lên.

Nguy cơ tăng áp phổi tồn có mối liên hệ mật thiết với thuốc chống trầm cảm hay các chất chuyên biệt tái hấp thu serotonin (SSRIs). SSRIs có trong thuốc chống trầm cảm Prozac, Zoloft, Effexor, Paxil. Trẻ sơ sinh bị tăng áp phổi tồn, thay vì phổi nở sau khi sinh sẽ không có sức đề kháng. Điều đó có nghĩa là phổi sẽ bị hẹp, và kết quả là phổi không cung cấp đủ lượng ôxy cần thiết cho cơ thể của trẻ.

Theo Grigoriadis, có rất nhiều phương pháp điều trị cho trẻ bị tăng áp phổi tồn. Sau khi được điều trị, trẻ em bình phục khá tốt. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, phụ nữ uống SSRIs trong thời kỳ đầu mang thai không có biểu hiện rõ rệt của nguy cơ mắc các vấn đề về phổi ở thai nhi. Tuy nhiên, nếu sử dụng SSRIs trong thời kỳ cuối của thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng tăng áp phổi tồn ở trẻ sơ sinh lên 2,5 lần. Vấn đề nan giải đối với các nhà nghiên cứu là định nghĩa chính xác được cụm từ “thời kỳ mang thai cuối”. Đây có thể là khoảng thời gian sau khi phụ nữ mang thai được 20 tuần, hoặc trong suốt kỳ 3 tháng cuối.

Mặc dù nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh về phổi ở trẻ sơ sinh khi dùng thuốc SSRI, điều đó không có nghĩa những loại thuốc này là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Grigoriadis cho hay, vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh được một cách rõ ràng và chính xác SSRIs gây ra chứng áp phổi tồn ở trẻ như thế nào.

Theo Grigoriadis: “Nên áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau với từng người. Trước khi điều trị, nên thông báo cho phụ nữ mang thai về tất cả những rủi ro có thể mắc phải cũng như các phương pháp điều trị. Phương pháp điều trị tâm lý xã hội (ví dụ như cần chuyên viên tư vấn) thích hợp với một số bệnh nhân, tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh trầm cảm, và tác dụng nhanh hay chậm của điều trị đối với từng người”.

Văn Nguyễn - T.P. (theo Health day)

Thứ trưởng Nguyễn Văn Long yêu cầu tổ chức triển khai tăng cường ứng dụng công nghệ, biện pháp kỹ thuật, khai thác dữ liệu dân cư và dữ liệu nghiệp vụ phục vụ phòng, chống tội phạm; chuyển đổi trạng thái các mặt công tác từ truyền thống sang ứng dụng công nghệ hiện đại. 

Chiều 16/7, Cục Hậu cần tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và tổng kết phong trào thi đua “Vì An ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020-2025. Trung tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Thiếu tướng Phạm Văn Sơn, Cục trưởng Cục Hậu cần chủ trì hội nghị.

Việc phân cấp công tác đăng ký, cấp biển số phương tiện là một nội dung quan trọng trong lộ trình triển khai chính quyền địa phương 2 cấp nhằm bảo đảm “phi địa giới” trong thực hiện các thủ tục hành chính. Công tác này đang được Công an các phường, xã trên địa bàn Hà Nội tích cực thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định, Hà Nội luôn sẵn sàng ưu tiên nguồn kinh phí đầu tư cho việc chuyển đổi phương tiện xanh; yêu cầu bổ sung các tuyến buýt nhỏ phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân, từng bước khép kín mạng lưới giao thông trong nội đô.

Trong lúc ôm cua tại vòng xoay Công Trường Mê Linh, xe bồn vận chuyển chất thải đã va chạm với xe gắn máy do một người phụ nữ điều khiển khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Tài xế xe bồn xuống kiểm tra phát hiện vụ việc đã ngất xỉu tại chỗ...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.