Trào lưu selfie và bệnh rối loạn ám ảnh mặc cảm ngoại hình

09:29 10/02/2018
Những tác động của mạng xã hội lên giới trẻ không chỉ đơn thuần là một phần của cuộc sống số mà dường như có liên quan đến một số tình trạng bệnh tâm thần trong đó nổi bật nhất là bệnh trầm cảm và chứng rối loạn ám ảnh mặc cảm ngoại hình (body dysmorphic disorder).

Ngày nay, việc thường xuyên đăng tải những bức hình selfie (ảnh tự chụp) lên các phương tiện truyền thông xã hội trên Internet để được những bạn bè gần xa bấm nút "like" bắt đầu trở thành một phần của quá trình trưởng thành.

Tuy nhiên, dần dần những tác động của mạng xã hội lên giới trẻ không chỉ đơn thuần là một phần của cuộc sống số mà dường như có liên quan đến một số tình trạng bệnh tâm thần trong đó nổi bật nhất là bệnh trầm cảm và chứng rối loạn ám ảnh mặc cảm ngoại hình (body dysmorphic disorder - BDD). Vậy, liệu mạng xã hội có thực sự vô hại như chúng ta vẫn nghĩ?


Tần suất sử dụng mạng xã hội của mỗi người đã đạt đến ngưỡng dày đặc chưa từng thấy trước đây. Nghiên cứu từ dự án lòng tự trọng của nhãn hàng Dove (Unilever) đã chỉ ra rằng một nửa trong số các cô gái từ 13 đến 23 tuổi hầu như để các trang mạng của mình trong trạng thái online 24/24 giờ.

Trung bình, các cô gái này sẽ đăng 1 bức hình selfie mỗi ngày và khoảng 60% những cô gái mắc phải chứng BDD đã thừa nhận rằng họ sẽ cảm thấy rất buồn nếu không có đủ số lượt thích mong muốn ngay sau đó. Theo nghiên cứu, có đến hơn 1 triệu cô gái ở Anh đang cảm thấy tự ti về ngoại hình của bản thân, 2/3 trong số đó tâm sự rằng họ cảm thấy mình đẹp hơn trong xã hội ảo trên mạng internet hơn là ngoài đời thực.

Những tác động của mạng xã hội lên nhóm các cô gái này thực sự không thể đánh giá thấp và dường như tình trạng này còn ngày một tệ hơn khi họ trưởng thành. Trong khi những phản ứng ban đầu của các cô gái khi tiếp cận mạng xã hội thường cho thấy các dấu hiệu rất tích cực - khoảng 70% các cô gái từ 13 đến 17 tuổi cảm thấy vui vì được là chính mình khi tham gia vào các trang mạng xã hội - thì mọi thứ lại dần chuyển biến theo chiều hướng xấu khi các cô gái này trưởng thành và bắt đầu biết quan tâm đến vẻ ngoài của bản thân.

Annie, một nữ sinh 14 tuổi sống ở miền tây nam nước Anh, chia sẻ: "Nếu bạn không chụp những bức ảnh selfie thì sẽ bị xã hội quên lãng. Chính vì thế, để được chấp nhận như một phần của cộng đồng, bạn phải luôn tuân theo những xu thế chung. Những ai không theo thì sẽ không thể nổi tiếng ở trường học".

Annie thường bỏ ra khoảng 2 tiếng rưỡi mỗi ngày để tự chụp hình bản thân rồi đăng lên mạng xã hội. Nếu không nhận được đủ từ 75 đến 80 lượt like thì Annie sẽ xóa ngay bức ảnh ấy vì cho rằng đó là sự bẽ mặt và điều này làm cô lo lắng vì cho rằng mình không được nhiều người yêu thích. Ngược lại, mỗi khi nhận được nhiều lượt like thì tâm trạng ngày hôm đó của Annie sẽ trở nên rất tốt.

Annie cho biết: "Tôi và những người bạn dành nhiều thời gian ở trường để bàn tán về những bức ảnh, thường là khoảng nửa giờ cho mỗi nhóm bạn khác nhau". Thậm chí, những khi buồn chán, Annie có thể dành thời gian để trang điểm kỹ lưỡng chỉ để tự chụp ảnh và rồi tẩy trang ngay sau khi có được bức ảnh ưng ý.

Tương tự, em trai của Annie, 13 tuổi, cũng là một tín đồ của trào lưu chụp ảnh selfie. Tuy nhiên, khác với chị mình, điều quan trọng nhất với cậu bé khi lên ảnh chính là mái tóc - cậu cần phải có trong tay đúng loại gel vuốt tóc trước khi chụp bất kỳ tấm ảnh nào.

Mẹ Annie cho rằng các con của mình chỉ tốn thời gian vô ích vào những sở thích rỗng tuếch và cảm thấy khó chịu với kiểu bĩu môi tạo dáng khi chụp ảnh của giới trẻ. Tuy nhiên, đối với Annie thì việc này chỉ đơn giản là một phần của cuộc sống tuổi trẻ và thậm chí Annie còn vui vẻ "truyền nghề" cho cô em gái chỉ mới 6 tuổi của mình.

Emily, 22 tuổi, hiện đang làm việc cho một công ty điện tử tại miền nam nước Anh, cũng từng rơi vào tình trạng tương tự.

Emily chia sẻ: "Ở tuổi 16, chúng tôi ai ai cũng đăng những bức ảnh của mình và những cô gái xinh đẹp nổi tiếng sẽ được nhiều lượt like và bình luận. Lúc ấy tôi cảm thấy rất ghen tỵ bởi họ có những thời khắc thật đẹp mà tôi không có". Emily bắt đầu muốn cạnh tranh với những cô gái nổi tiếng trong trường của mình và cô nhận thức được rằng để có thể được nổi tiếng thì mình phải đẹp.

Emily cho biết: "Bình thường, khi bạn cảm thấy ghen tỵ với ai đó, bạn sẽ tránh phải chạm mặt với họ. Nhưng trên mạng xã hội, bạn sẽ thần tượng họ và bắt đầu quay sang chán ghét bản thân mình". Dần dần, những người dùng mạng xã hội sẽ tự so sánh bản thân với người khác một cách ám ảnh.

Emily nhớ lại: "Tôi nhớ có một bức ảnh chụp tôi và những cô gái nổi tiếng ở trường năm 16 tuổi. Khi đó tay tôi trông mập hơn hẳn họ và việc này khiến tôi cảm thấy tồi tệ về bản thân và cảm giác ấy cứ dai dẳng bám lấy tôi khiến tôi ngày càng buồn bã. Tôi đã khóc suốt và tự cho rằng cảm giác buồn bã của mình là rất đáng vì đã không được thon thả và xinh đẹp".

Bức ảnh ngày ấy đó đã trở thành một trong số các nguyên nhân khiến Emily rơi vào chứng biếng ăn vào năm cuối cấp. Nhìn vào hàng trăm bức ảnh trên mạng xã hội của Emily, mọi người sẽ nhận thấy ngay cô ngày càng ốm đi trông thấy.

Emily chia sẻ: "Tôi đã có thể bắt đầu lấy lại cân bằng sau 3 năm điều trị. Quả thật, mạng xã hội vô cùng nguy hiểm đối với những người trẻ dễ tổn thương sau những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống. Ngay cả bây giờ tôi vẫn phải nhìn nhận và cư xử theo những chuẩn mực nhất định để giữ gìn mối quan hệ với bạn bè. Tôi có một cuộc sống tốt. Tôi không phải chứng minh rằng mình nổi tiếng nhưng tôi biết được việc này có sức cám dỗ đến mức nào".

Theo các chuyên gia, cha mẹ cần phải biết cách tiếp cận vấn đề khi nói chuyện với con cái để có được những cuộc trò chuyện thật sự cởi mở về cách sử dụng mạng xã hội. Đầu tiên, bậc cha mẹ cần giúp con cái phân biệt giữa thực và ảo.

Hãy luôn nhắc nhở con cái rằng mạng xã hội chỉ là bản tổng hợp những khoảnh khắc của cuộc sống mà chúng ta có thể tùy ý cắt gọt hay chỉnh sửa nhưng đời thực lại hoàn toàn khác biệt. Giới trẻ cần được trang bị cách nhận thức được vấn đề, xác định được đâu là thực và đâu là vấn đề quan trọng trong cuộc sống - đặc biệt là trong các mối quan hệ bạn bè ở lứa tuổi này.

Trang Thuần (tổng hợp)

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Lợi dụng một bộ phận người dân chưa nắm đầy đủ thông tin về việc cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID), kẻ gian đã giả danh Công an, gọi điện thoại hướng dẫn, yêu cầu người dân cài đặt các ứng dụng giả mạo vào ĐTDĐ để lấy cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản. Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có nhiều trường hợp rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo, tài sản bị chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文