Ứng dụng công nghệ chống tội phạm săn trộm

11:01 15/12/2017
Năm 2016, Công nghệ Postcode Meerkat – hay hệ thống giám sát khu vực rộng (WAS) – được triển khai trong Công viên Quốc gia Kruger (KNP) ở Nam Phi. Postcode Meerkat bao gồm thiết bị radar và cảm biến quang điện cho phép dò tìm, phân loại, giám sát và theo dõi từng chuyển động của con người trong công viên rộng lớn.

Hệ thống được thiết kế cơ động để có thể nhanh chóng di chuyển đến những khu vực diễn ra nạn săn trộm tràn lan, có khả năng phân biệt giữa người và động vật để phát đi cảnh báo sớm giúp lực lượng bảo vệ có phản ứng tức thì. Postcode Meerkat giúp tăng cường năng lực bảo vệ các loài quý hiếm như là tê giác, chống lại tội phạm trong môi trường hoang dã.

Sử dụng công nghệ hiện đại để chống tội phạm môi trường hoang dã

Chuyên viên vận hành hệ thống Postcode Meerkat, hay gọi tắt là Meerkat, có thể xác định chính xác sinh vật đang di chuyển trong khuôn viên KNP là người hay thú bởi vì con người thường di chuyển theo những hướng có chủ đích hơn động vật. Mark McGrill, giám đốc phụ trách kỹ thuật ở KNP cho biết nhờ Meerkat mà “chúng tôi biết rõ bọn săn trộm đang di chuyển ở vị trí nào, đi nhanh đến mức nào, có bao nhiêu tên và thậm chí ai cầm súng trường và ai cầm rìu”.

Hệ thống Meerkat được giả trang rất cẩn thận nhằm tránh bị tội phạm phát hiện phá hủy.

Postcode Meerkat còn hoạt động kết hợp với một số vũ khí hiệu quả khác – vệ tinh quan sát, máy phát hiện nói dối, chó đánh hơi, máy bay trực thăng tuần tra và thiết bị cảm biến động đất. Mỗi nhân viên bảo vệ công viên đều phải được thử thách bằng máy phát hiện nói dối bởi vì tiền kiếm được từ tê giác có thể mua chuộc bất cứ ai.

Trong một trường hợp, Meerkat phát hiện 3 nghi can đột nhập KNP từ phía đông. McGill lập tức gửi cảnh báo đến 2 nhân viên bảo vệ được trang bị radio, súng bán tự động cùng với ống nhòm ban đêm. Đám săn trộm bất hợp pháp này bị bắt giữ ngay sau đó. Nhờ Meerkat, McGill có thể thường xuyên cập nhật tình hình về bọn săn trộm cho nhân viên bảo vệ công viên. Thông thường những đốm màu xanh trên màn hình theo dõi thu thập tín hiệu từ Meerkat thể hiện những con thú.

Johan Jooste là tướng quân đội Nam Phi, từng chiến đấu trong Chiến tranh Biên giới Nam Phi trong thập niên 1980, giúp tạo lập quân đội thời hậu Apartheid (phân biệt chủng tộc) đầu tiên của Nam Phi. Sau 35 năm phục vụ quân đội, Jooste chuyển sang công việc chống săn trộm tê giác ở KNP từ năm 2013. Mặc dù giá thành rất đắt – 1 triệu USD mỗi hệ thống Meerkat – song Jooste vẫn muốn mua thêm 4 công cụ như thế nữa.

Jooste làm việc tại KNP đúng ngay vào thời điểm mà nhu cầu sừng tê giác ở vùng viễn đông tăng cao thúc đẩy giá tăng vọt hơn cả giá vàng lúc đó. Nói chung chiếc sừng con tê giác trưởng thành trị giá cả trăm ngàn USD, trong khi bên trong KNP có 8.000 con như thế. Điều đáng nói là xung quanh KNP cũng có đến 2 triệu dân nghèo rớt mồng tơi!

Do đó, dân nghèo dễ dàng đổi đời với giá từ 5.000 đến 10.000 USD cho một cặp sừng tê giác mà bọn săn trộm quốc tế đưa ra. Đó là lý do mà mỗi ngày KNP bị mất từ 2 đến 3 con tê giác. Hiện nay, hơn 5.000 tên săn trộm thường xuyên xâm nhập KNP.

Bọn tội phạm thường đi săn thành nhóm 3 tên – một tên có tài thiện xạ, một tên dẫn đường và tên còn lại làm công việc bốc vác. Hành trang của chúng cực kỳ khiêm tốn: một ít nước, bánh mì, hộp cá và chút thảo dược được cho là “bùa hộ mệnh” giúp bảo vệ chúng. Chúng chủ yếu đi vào ban đêm, sử dụng súng lắp ống giảm thanh nhưng hiếm khi bắn hơn 1 viên nhằm tránh đánh động lực lượng bảo vệ công viên. Bọn săn trộm tê giác cực kỳ tinh ranh lấy vớ bọc giày và đi bước lùi hoặc đi xuyên qua đàn bò để đánh lừa nhân viên bảo vệ.

Chuyên viên kỹ thuật đang sử dụng hệ thống Meerkat.

Frik Rossouw, chỉ huy Đội Điều tra tội phạm Môi trường (ECI) của KNP, kể: “Điều kinh khủng nhất là bọn tội phạm chỉ bắn bị thương con tê giác rồi cắt gân chân con vật để nó không thể di chuyển sang nơi khác được nữa. Sau đó, chúng bắt đầu cưa sừng khi con vật vẫn còn sống”.

Sự tàn ác của bọn tội phạm không dừng lại ở đó: chúng còn chặt cả sừng tê giác con cho đến khi con vật này chết. Bọn chúng cũng ra tay đầu độc xác tê giác để giết chết kền kền khiến cho lực lượng bảo vệ công viên không phát hiện được bầy chim đang bay lượn lờ phía trên xác tê giác. Vài tên ác độc còn móc mắt và tai tê giác để dùng làm bùa hộ mệnh!

Đội quân “bán quân sự” chống tội phạm môi trường

Quyết tâm đáng chú ý của cựu tướng quân đội Johan Jooste là vận dụng kinh nghiệm trong cuộc chiến chống phiến quân của mình để huấn luyện đội ngũ bảo vệ công viên thành “lực lượng bán quân sự” để chiến đấu hiệu quả chống lại bọn săn trộm ngày càng có tổ chức hẳn hoi. Kết quả là sau 5 năm, Jooste đã xây dựng thành công một trung tâm chỉ huy – gọi là “Foxhole” – và một đội quân bao gồm hơn 700 người trang bị tốt và được huấn luyện theo kiểu quân sự.

Đội biệt kích của Jooste bao gồm nhiều thành phần – những bảo vệ tinh nhuệ cựu binh sĩ, cảnh sát và cả dân thường. Phi công lái máy bay trực thăng Charles Thompson bình luận: “Về cơ bản, mọi người đều yêu thiên nhiên và Josste huấn luyện chúng tôi chiến đấu theo kiểu chiến tranh du kích chống tội phạm”.

Nhóm chiến binh của Jooste thường xuyên tuần tra theo từng nhóm riêng lẻ 2 hay 3 người, bất ngờ xông ra từ các bụi rậm và thậm chí đấu súng với bọn tội phạm khoảng 100 lần trong năm. Tuy nhiên, họ chỉ có thể bắn chết đối tượng trong trường hợp bắt buộc tự vệ. Lực lượng biệt kích của Jooste cũng được tư vấn tâm lý do tâm thần họ dễ bị tác động khi chứng kiến sự tàn ác tột cùng của tội phạm. Jooste cũng là người đầu tiên sử dụng máy phát hiện nói dối để dò tìm nội gián của bọn tội phạm.

Một bảo vệ công viên đang xem xét xác con tê giác bị giết chết trong KNP.

Hiện nay, KNP được trang bị khá mạnh: 4 máy bay trực thăng, 2 máy bay cánh cố định, 3 tàu lượn gắn động cơ và đội chó nghiệp vụ gồm 53 con được huấn luyện cực kỳ chuyên nghiệp. Tại mỗi địa điểm trong số 10 lối vào KNP, 2 con chó nghiệp vụ được giao nhiệm vụ canh gác và có sự phân công rõ ràng – một con đánh hơi dò tìm vũ khí và đạn dược giấu trong những chiếc ô tô đáng ngờ, trong khi con còn lại sử dụng khứu giác cực nhạy của loài chó để phát hiện những bộ phận cơ thể động vật bị săn trộm.

Một con chó giống Malinois của Bỉ (được đặt tên theo thành phố Malines nước này) được đặt tên là Sát thủ K9 đã lập nên chiến công đáng kinh ngạc sau khi giúp lực lượng bảo vệ tinh nhuệ của Johan Jooste bắt giữ được 149 tên săn trộm sừng tê giác!

Ngoài công nghệ Meerkat còn có hệ thống phần mềm gọi là Cmore hỗ trợ lực lượng của Josste dò tìm xác con vật bị giết chết, hành vi xâm nhập công viên, vũ khí, đường đi và lều trại của tội phạm để từ đó cho phép nhân viên bảo vệ xây dựng được bức tranh toàn cảnh dự đoán về địa điểm, thời gian cũng như phương thức đột nhập của bọn chúng.

Ngoài ra, các thiết bị cảm biến âm thanh, từ và địa chấn được triển khai có hệ thống bên trong Vùng Bảo vệ Đặc biệt (IPZ) rộng gần 4.000km vuông do Johan Jooste lập ra ở mạn nam KNP. Jooste cũng có sáng kiến xây dựng một khu gọi là “Pháo đài Tê giác” với 5.000 con bên trong và được đánh giá là nơi tập trung đông đảo loài này nhất thế giới hiện nay.

Hệ thống Postcode Meerkat (hay Hệ thống WAS) được Hội đồng Khoa học và Nghiên cứu Công nghiệp Nam Phi (CSIR) đầu tư triển khai theo yêu cầu Johan Jooste. Dự kiến trong thời gian sắp tới, công viên Kruger sẽ được lắp đặt thêm hệ thống nhận diện biển số xe nhằm phát hiện những chiếc xe bị đánh cắp hay đáng ngờ chạy vào khu bảo tồn động vật này. Thêm vào đó, mạng lưới camera giám sát an ninh dày đặc giúp dò tìm những chiếc xe rời công viên với số hành khách ít hơn số người khi chạy vào nơi đây.

Nhóm biệt kích của Johan Jooste tuần tra trong công viên Kruger.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Johan Jooste nỗ lực vận động quyên góp với số tiền hơn 20 triệu USD từ những nhà hiến tặng tư nhân – trong đó bao gồm tỷ phú Mỹ Howard Graham Buffett và tổ chức của Nam Phi giúp phát triển những khu vực bảo tồn đời sống hoang dã xuyên biên giới (TFCAs) ở châu Phi gọi là Peace Parks (Những công viên hòa bình).

Nam Phi là nơi cư trú của 93% trong tổng số loài tê giác ở châu Phi.

Chưa dùng lại, Johan Jooste còn thành lập một mạng lưới thu thập thông tin tình báo từ những ngôi làng nằm xung quanh KNP. Johan Jooste cũng cố gắng thuyết phục chính phủ Nam Phi tăng mức án phạt đối với tội săn trộm thú quý hiếm, đồng thời mở một tòa án thường trực tại trụ sở điều hành Skukuza bên trong KNP.

Công viên Kruger đã bị mất 827 con tê giác trong năm 2014, 826 con năm 2015 và 662 con năm 2016 và chiều hướng giảm sút số con bị giết chết hàng năm chắc chắn có công lao to lớn của Johan Jooste. Trong khi đó, số tên tội phạm săn trộm bị bắt giữ bên trong công viên Kruger lại tăng từ 123 tên năm 2013 đến 281 tên năm 2016!

Johan Josste báo cáo: “Nhờ sự triển khai Postcode Meerkat mà chúng tôi có được số tê giác con chào đời trong công viên nhiều hơn số con bị giết chết”.

Theo Faan Coetzee, Nam Phi là nơi cư trú của 93% trong tổng số loài tê giác ở châu Phi và do đó quốc gia này trở thành mục tiêu săn trộm của bọn tội phạm. Do lóa mắt trước lợi nhuận quá béo bở nên bọn tội phạm săn trộm tê giác đã không từ bất cứ một thủ đoạn nào. Faan Coetzee là lãnh đạo Dự án an toàn cho loài tê giác của Tổ chức về các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (EWT), đơn vị được thành lập nhằm giúp đỡ chủ đất những khu vực cấm săn bắn chống lại bọn tội phạm săn trộm.

Duy Minh (tổng hợp)

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文