Vaccine đường mũi đặc trị COVID-19?

11:51 21/04/2021
Vaccine đường mũi được cho là có thể ngăn ngừa sự lây truyền và cản trở sự phát triển của các biến thể virus mới.

Vaccine hiện tại đều là loại tiêm vào trong bắp thịt đồng nghĩa là chúng được tiêm vào ngay các mô cơ. Khi vật liệu vaccine ngấm vào máu thì chúng sẽ tạo ra những kháng thể rồi kế đó sẽ tuần hoàn trong máu khắp cơ thể giúp bảo vệ một số cơ quan nội tạng quan trọng nhất, cũng như tạo ra cái gọi là miễn dịch toàn thân.

Phản ứng miễn dịch này sẽ bảo vệ cơ thể chống lại các căn bệnh hiểm nghèo và chết chóc, nhưng phản ứng chỉ hình thành nếu một khi virus đã xâm nhập hoàn toàn vào cơ thể.

SARS-CoV-2 đã tìm ra cách để xâm nhập vào cơ thể thông qua hai ngả ít được bảo vệ nhất là mũi và miệng. Vì vậy phải đeo khẩu trang để ngừa virus xâm nhập từ hai ngả này. Việc đeo khẩu trang đã được chứng minh là có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus khi giúp bảo vệ người đeo cùng những người xung quanh không bị lây bệnh cho nhau.

Về lý thuyết, khi tiêm vaccine vào mũi thì nó sẽ đi qua đường hô hấp trên và khuyến khích cơ thể sản sinh ra các kháng thể ở đó.

Nếu thành công thì phản ứng miễn dịch này sẽ vô hiệu hóa đường xâm nhập trước khi nó làm cho người ta ốm, đồng thời đảm bảo rằng không có con virus nào sống sót thoát ra ngoài khi họ thở, ho hay hắt hơi.

Hiện các hãng dược vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng sớm và phải mất thêm một năm nữa thì vaccine đường mũi chống COVID-19 mới có thể tung ra thị trường.

Các loại vaccine hiện có đã đạt được miễn dịch toàn thân bằng cách thúc đẩy việc sản sinh ra những kháng thể được gọi là Immunoglobulin G (IgG) và các tế bào T thanh trừng. Những loại chất đạm và tế bào dạng này có hiệu quả cao trong việc vô hiệu hóa virus trước khi nó phá hủy các cơ quan nội tạng quan trọng.

Để ngăn ngừa virus xâm nhập vào cơ thể ngay từ đầu, rất có thể các nhà khoa học cần phải nhắm mục tiêu vào hệ thống niêm mạc.

Mô ẩm niêm mạc mũi và miệng là một phần của hệ thống niêm mạc mà từ đây nó sẽ trải dài qua các đường tiêu hóa và sinh sản. Tại đây, một lớp kháng thể khác sẽ tiết ra niêm mạc để vô hiệu hóa virus và những kẻ xâm nhập khác.

Hệ thống niêm mạc tiết ra các kháng thể chuyên biệt gọi là Immunoglobulin A (IgA). Khi đối mặt với vi khuẩn hoặc virus xâm nhập, niêm mạc sẽ giải phóng IgA để vô hiệu hóa nó.

Nếu vaccine COVID-19 có thể tạo ra phản ứng miễn dịch niêm mạc mạnh mẽ thì cơ thể sẽ được trang bị hiệu quả hơn để chặn đứng virus trước khi nó đi tới các cơ quan nội tạng thiết yếu như tim và phổi.

Ngoài ra, các kháng thể IgA trong mũi và miệng có thể chống lại SARS-CoV-2 tốt hơn so với kháng thể IgG hình thành bởi vaccine cơ bắp, theo một nghiên cứu được công bố trên tờ Science Translational Medicine vào tháng Giêng năm 2021.

Để cơ thể sản sinh ra kháng thể IgA cần thiết nhằm vô hiệu hóa virus xâm nhập, nhiều nhà khoa học nghĩ rằng vaccine cần phải được áp dụng theo con đường lây nhiễm tự nhiên, có nghĩa là để vaccine đi qua mũi bằng cách xịt mũi và để vaccine di chuyển qua niêm mạc.

Hãng Altimmune đang nghiên cứu về phương pháp xịt mũi để tiêu diệt virus ngay từ điểm bắt đầu, và miễn dịch niêm mạc mũi sẽ là cách tốt nhất để ngừa lây nhiễm virus.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì trên toàn cầu hiện đang có 5 ứng viên vaccine đường mũi đang được thử nghiệm lâm sàng.

Ông Scot Roberts, Giám đốc khoa học tại Altimmune (công ty duy nhất của Mỹ đang dùng vaccine đường mũi trong các thử nghiệm lâm sàng), đặt cược rằng vaccine đường mũi sẽ là cách tốt nhất để chặn đứng lây truyền virus trong khi vẫn bảo vệ cơ thể khỏi dịch bệnh.

Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng 2 loại vaccine Pfizer và Moderna có thể giảm lượng virus và lây truyền không triệu chứng.

Nghiên cứu công bố trên CDC vào tháng 3-2021 cho thấy rằng những nhân viên chăm sóc y tế tại 8 địa phương ở Mỹ đã nhìn thấy 90% tỷ lệ giảm lây truyền COVID-19 sau khi đã chủng ngừa toàn bộ bằng một trong các vaccine mRNA.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Israel được công bố trên Nature Medicine (tháng 3-2021) đã hé lộ rằng vaccine của Pfizer đã giảm đáng kể lượng virus từ 12 đến 37 ngày sau khi chủng ngừa. Hiện tại hơn 175 triệu liều vaccine đã được phân phối ở Mỹ.

Ngăn chặn sự lây truyền là đặc biệt quan trọng trong nỗ lực kiềm chế các biến thể virus mới nổi. Tuy vậy, nếu một khi virus không thể xâm nhập niêm mạc và hệ thống miễn dịch toàn thân thì nó cũng không thể sống và sao chép trong đường mũi hoặc cơ thể. Và nếu sự lây truyền bị chặn thì cũng gây khó cho các biến thể phát tán trong cơ thể.

Các loại vaccine đường mũi và đường miệng không phải là chuyện hiếm. Những loại vaccine cúm đường mũi như FluMist (được phát triển bởi AstraZeneca) đã được sử dụng tại Mỹ trong các thập niên qua. Nhưng, trong vài năm qua, CDC đã khuyến nghị ngừng sử dụng chúng do tác dụng hiệu quả rất khác nhau trong việc đối phó các chủng cúm.

Giống như bệnh cúm, COVID-19 có thể là một căn bệnh theo mùa. Với những người đã có phản ứng miễn dịch toàn thân (do tiêm cơ bắp hoặc nhiễm tự nhiên) thì vaccine đường mũi có thể đóng vai trò hỗ trợ cho miễn dịch niêm mạc và bảo vệ cơ thể chống lại các biến thể khác.

Michael Russell, nhà miễn dịch học niêm mạc của Đại học Buffalo (New York), nói: "Chúng ta không thể triệt tiêu hoàn toàn con virus này mà phải chấp nhận sống với nó mãi mãi trong tương lai".

Văn Chương (tổng hợp)

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文