Vì sao loại máy bay vận tải Airbus A400M bị tạm ngưng hoạt động?

10:35 17/05/2015
Không quân Đức và Anh đã quyết định tạm ngưng hoạt động loại máy bay vận tải A400M sau tai nạn đầu tiên của loại máy bay mới này tại Sevilla (Tây Ban Nha). Chỉ vài giờ sau, đến lượt Thổ Nhĩ Kỳ cũng ngưng các chuyến bay huấn luyện của 2 chiếc máy bay loại đó.

"Sau tai nạn của chiếc A400M gần Sevilla, chúng tôi quyết định ngưng các chuyến bay tập sự của chiếc A400M duy nhất trong Không quân Đức cho đến khi có lệnh mới. Từ khi được bàn giao vào tháng 12/2014, nó vẫn bay một cách bình thường. Giờ đây chúng tôi đang chờ đợi kết quả điều tra của Hãng Airbus về lý do tai nạn. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc thường trực với hãng" - một quan chức quân đội Đức cho biết.

"Cần cẩn trọng xem xét các yếu tố kỹ thuật nên những chiếc A400M sẽ tạm thời bị ngưng hoạt động" - phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Anh cũng tuyên bố. Còn phía Pháp vẫn tiếp tục sử dụng phi đội Airbus A400M vì cho rằng cho đến nay chưa có lý do gì để ngưng sử dụng loại náy bay này.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian từng cho rằng "đây là một viên ngọc kỹ thuật" khi Pháp nhận được chiếc phi cơ đầu tiên. "A400M sẽ biến đổi phương cách hoạt động của các chiến dịch quân sự vì đây là lần đầu tiên nó giúp cung cấp trang thiết bị chiến đấu ngay tại chỗ" - Phó tổng giám đốc Airbus DS Ian Elliott trình bày về tính năng nổi trội của loại máy bay này.

Nhưng chiều ngày 10/5 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp tuyên bố chỉ có những chuyến bay hành quân ưu tiên mới được phép. Mặt khác, cả Bộ Quốc phòng Pháp và Tây Ban Nha đều bày tỏ sự ủng hộ Hãng Airbus, cho rằng không nên rút ra các kết luận vội vã sau tai nạn tại Tây Ban Nha.

Hiện trường tai nạn của máy bay vận tải Airbus A400M.

Ngày 9/5 vừa qua, một chiếc A400M quân sự của Tây Ban Nha đã bị rơi trong lúc bay huấn luyện gần Sevilla, miền Nam Tây Ban Nha, trong một khu vực không dân cư. Có 4 người thiệt mạng và 2 người khác bị thương nặng sau tai nạn. Giới chức phòng quân sự của Hãng Airbus cho biết, chiếc máy bay này bay chuyến đầu tiên và sẽ được giao hàng cho Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 6 tới.

Xưởng lắp ráp của Airbus tại Sevilla chưa thể đưa ra chi tiết về tai nạn nhưng đã thành lập một đội khẩn cấp để điều tra. Sau tai nạn, sân bay Sevilla đã tạm đóng cửa trong 2 giờ. Đây là tai nạn đầu tiên của loại máy bay vận tải này từ khi được đưa vào hoạt động. Chiếc đầu tiên xuất xưởng đã được bàn giao cho Không quân Pháp vào năm 2013. Thổ Nhĩ Kỳ và Đức cũng sẽ lần lượt nhận hàng sau.

Được trang bị 4 động cơ turbo, A400M có thể chở 37 tấn hàng trên lộ trình 3.300km, hạ cánh trên những bãi đáp không được chuẩn bị như cát, chở theo xe bọc thép hay trực thăng. Loại máy bay này đã bị chậm trễ trong thời hạn sản xuất rồi đến việc giao hàng, chi phí tăng thêm 6,2 tỉ euro (khoảng 30%). Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hợp đồng mua 10 chiếc A400M từ nay đến năm 2018. Hai chiếc đã được giao năm 2014 và 2 chiếc khác trong năm nay.

Tai nạn này là một vố đau cho loại máy bay vận tải mới, thêm vào với sự chậm trễ khiến cho Hãng Airbus phải tái tổ chức để thay đổi giám đốc vào đầu năm. Từ năm 2010, Tổng giám đốc Tom Enders đã dọa sẽ hủy bỏ chương trình bắt đầu từ năm 2003 nếu 7 quốc gia  Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Bỉ, Luxembourg và Thổ Nhĩ Kỳ không chịu chia sẻ phần chi phí phụ trội 30% so với lúc đầu. Tuy hiện nay chương trình vẫn được tiếp tục với đơn đặt hàng 174 chiếc và 12 chiếc đã giao, nhưng vẫn còn gặp khó khăn.

Máy bay vận tải Airbus A400M.

"Chúng tôi đang đối mặt với những sự chậm trễ trong lịch giao hàng và việc phát triển các khả năng quân sự" - Tom Enders tuyên bố với báo chí và nói thêm rằng, hãng đang "nỗ lực hết sức để có các biện pháp sửa sai". Đồng thời ông cũng cho biết đã thay Giám đốc bộ phận quân sự Domingo Urena Raso bằng Giám đốc Fernando Alonso. "Chương trình A400M sẽ được tái cơ cấu để tăng hiệu quả trong bộ phận Airbus DS (quốc phòng và không gian) và để giúp chương trình bù đắp tốt nhất cho những thiếu sót hiện nay". A400M là loại máy bay với phần động cơ phức tạp  và những yêu cầu kỹ thuật khác nhau tùy theo từng quốc gia đặt hàng.

Hãng Airbus đã hứng chịu nhiều chỉ trích gay gắt từ phía Anh và Đức. Quân đội Anh đã đặt hàng 22 chiếc A400M và có 7 chiếc trong năm nay. Còn Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula Von der Leyen đã tuyên bố vào cuối tháng 1 rằng "hơn cả hình ảnh của một công ty công nghiệp, đây là vấn đề về lòng tin của Đức đối với các đối tác quân sự". Sau 4 năm chậm trễ, vào tháng 12/2014, Đức đã được nhận chiếc A400M đầu tiên trong tổng số 53 chiếc đã đặt hàng. Theo tờ Der Spiegel, ban kiểm tra quân đội đã phát hiện được 875 lỗi trên phi cơ.

Mê Linh (tổng hợp)

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文