Vụ bê bối sử dụng phần mềm gián điệp nhà báo ở Mexico

12:25 27/06/2017
Các nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền và chống tham nhũng nổi tiếng ở Mexico trở thành mục tiêu giám sát gắt gao của một phần mềm gián điệp mà chính quyền nước này mua từ đối tác nước ngoài với cam kết chỉ được sử dụng để phục vụ công tác điều tra tội phạm và phần tử khủng bố.

Các mục tiêu nổi cộm bao gồm nhóm luật sư điều tra về vụ mất tích của 43 sinh viên trong nước, một chuyên gia soạn thảo luật chống tham nhũng, 2 nhà báo có ảnh hướng lớn trong nước và một người Mỹ đại diện cho các nạn nhân bị cảnh sát tấn công tình dục.

Thông điệp kèm theo một đường dẫn được gửi đến smartphone và nếu người dùng mở nó ra thì phần mềm gián điệp sẽ được cài đặt lập tức. Sau đó, một lượng khổng lồ dữ liệu riêng tư của người dùng – tin nhắn, hình ảnh, email, dữ liệu vị trí và thậm chí những gì được thiết bị ghi lại từ microphone và camera – sẽ bị thu thập một cách bất hợp pháp.

Pegasus gián điệp smartphone do NSO Group phát triển.

Từ năm 2011, ít nhất 3 cơ quan chính quyền liên bang Mexico đã chi khoảng 80 triệu USD để mua phần mềm gián điệp do công ty vũ trang mạng NSO Group của Israel phát triển. Phần mềm mang tên Pegasus, xâm nhập smartphone để giám sát mọi chi tiết đời sống cá nhân của người dùng – cuộc gọi điện thoại, tin nhắn, email, những tiếp xúc và lịch trình sinh hoạt riêng tư. Thậm chí, Pagasus có thể sử dụng microphone và camera điện thoại của chính người dùng để giám sát, biến thiết bị thành công cụ gián điệp hoàn hảo.

Theo tuyên bố từ NSO Group, công cụ được bán riêng cho các chính quyền với điều khoản cam kết là chỉ sử dụng trong cuộc chiến chống khủng bố, cartel ma túy hay tội phạm có tổ chức. Nhưng theo điều tra của báo chí cũng như các chuyên gia phân tích độc lập, Pegasus được chính quyền Mexico sử dụng để chống lại những cá nhân chỉ trích chế độ và chống tham nhũng. Theo luật Mexico, chỉ có thẩm phán liên bang mới có quyền cấp phép cho hoạt động gián điệp những giao tiếp riêng tư của người dân và nếu có bằng chứng thuyết phục cho thấy biện pháp đó là cần thiết.

Nhà báo nữ Carmen Aristegui (cầm điện thoại) là một trong những mục tiêu giám sát của chính quyền.

Nhưng Eduardo Guerrero, cựu chuyên gia phân tích Trung tâm Điều tra và An ninh Quốc gia (CISEN), cho biết: “Các cơ quan an ninh Mexico không yêu cầu lệnh tòa án bởi vì họ biết điều đó sẽ không được chấp nhận”. CISEN là cơ quan tình báo dân sự của Mexico và là đơn vị sử dụng Pegasus.

Juan E. Pardinas, tổng giám đốc Viện Cạnh tranh Mexico (IMCO), một tổ chức tư vấn phi lợi nhuận tư nhân, nhấn mạnh: “Chúng tôi là loại kẻ thù mới của nhà nước. Nền dân chủ trong xã hội chúng tôi đã bị xói mòn”. Theo một nhà phân tích độc lập, điện thoại iPhone của Pardinas và vợ ông – một nhà hoạt động chống tham nhũng có tiếng ở Mexico – chính là nạn nhân của Pegasus. Carmen Aristegui, một trong những nhà báo có ảnh hưởng lớn ở Mexico, cũng là mục tiêu của phần mềm gián điệp smartphone.

NSO Group là một phần trong cơn lốc kinh doanh công cụ gián điệp kỹ thuật số trong những năm gần đây. Thị trường ngày càng trở nên béo bở hơn đặc biệt khi một số công ty – như là Apple và Facebook – đang cố gắng cải tiến kỹ thuật mã hóa những giao tiếp của khách hàng gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động gián điệp của chính quyền. Do đó để giám sát thiết bị di động, các chính quyền chỉ có thể hợp tác với những doanh nghiệp vũ khí mạng tư nhân chuyên nghiệp như là NSO Group.

Trước khi bán công cụ cho khách hàng chính quyền, NSO Group tuyên bố công ty luôn xem xét chặt chẽ sự tuân thủ bảo vệ nhân quyền của đối tác. Tuy nhiên, sau khi công cụ được khách hàng đưa vào sử dụng thì NSO Group không thể kiểm soát được. Ngay cho dù biết được sản phẩm của mình bị lạm dụng thì công ty cũng không thể can thiệp – ví dụ công ty không có quyền bước vào trụ sở cơ quan tình báo của đối tác để tịch thu phần cứng cài phần mềm.

Kevin Mahaffey, giám đốc công nghệ công ty an ninh di động Lookout, lập luận: “Sau khi bán khẩu súng AK-47, anh không thể kiểm soát vũ khí được sử dụng thực tế như thế nào”. Mặc dù vậy, công ty vũ trang mạng có thể sử dụng biện pháp ngừng cung cấp các gói nâng cấp phần mềm cho những khách hàng chính quyền không tuân thủ cam kết ban đầu.

Trong một tuyên bố, chính quyền Mexico cho rằng việc thu thập thông tin tình báo chống những nghi can phạm pháp là phù hợp với luật pháp: “Cũng như bất cứ nền dân chủ nào, để chiến đấu chống tội phạm và các mối đe dọa an ninh quốc gia, chính quyền Mexico có quyền tiến hành những chiến dịch tình báo”.

Tuy nhiên, chính quyền Mexico lên tiếng phủ nhận việc do thám chống lại những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, nhà báo, nhà hoạt động chống tham nhũng hay bất cứ cá nhân nào trong khi không có giấy phép từ thẩm phán toà án liên bang.

Diên San (tổng hợp)

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文