Châu Á: Phong trào nói chuyện với người đã khuất

20:59 21/11/2024

Chỉ với 20 nhân dân tệ, cư dân mạng Trung Quốc có thể tạo ra một hình đại diện kỹ thuật số chuyển động của người thân yêu của họ. Vì vậy, năm nay, để kỷ niệm lễ hội tảo mộ, những người để tang sáng tạo đang chuyển sang trí tuệ nhân tạo để giao tiếp với người đã khuất.

Thị trường "con người số" đang tăng mạnh

Hàng triệu người trên khắp đất nước Trung Quốc thường đi đến mộ tổ tiên của họ để tỏ lòng thành kính trong lễ hội tảo mộ hàng năm - một ngày truyền thống để tôn vinh và bảo quản mộ của người đã khuất - một cách mới để tưởng nhớ và hồi sinh những người thân yêu của họ đang ra đời. Theo một số dịch vụ được quảng cáo trực tuyến, chỉ với 20 nhân dân tệ, cư dân mạng Trung Quốc có thể tạo ra một hình đại diện kỹ thuật số chuyển động của người thân yêu của họ. Vì vậy, năm nay, để kỷ niệm lễ hội tảo mộ, những người để tang sáng tạo đang chuyển sang trí tuệ nhân tạo để giao tiếp với người đã khuất.

Chị Nayeon gặp con qua VR .

Ca sĩ Đài Loan Bao Xiaobai đã sử dụng AI để "hồi sinh" cô con gái 22 tuổi của mình, người đã mất năm 2022. Mặc dù chỉ có bản ghi âm giọng nói của cô bé nói ba câu tiếng Anh, Bao được cho là đã dành hơn một năm để thử nghiệm công nghệ AI trước khi tạo ra được video con gái mình hát bài chúc mừng sinh nhật mẹ, được ông công bố mới đây. "Những người xung quanh tôi nghĩ rằng tôi bị mất trí", Bao nói trong một cuộc phỏng vấn với phương tiện truyền thông Trung Quốc. Nhưng, ông nói thêm: "Tôi muốn nghe lại giọng nói của cô bé".

Sự quan tâm đến bản sao kỹ thuật số của người đã khuất xuất hiện khi ngành công nghiệp AI của Trung Quốc tiếp tục mở rộng sang các hình đại diện giống con người. Theo một ước tính, quy mô thị trường "con người kỹ thuật số" có giá trị 12 tỷ nhân dân tệ vào năm 2022 và dự kiến sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2025. Một phần lý do khiến các công ty công nghệ của Trung Quốc thành thạo trong việc tạo ra con người kỹ thuật số là vì đội quân phát trực tiếp khổng lồ của đất nước - những người đã tạo ra doanh số ước tính là 5 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm ngoái - ngày càng chuyển sang AI để tạo ra các bản sao của chính họ để quảng bá sản phẩm 24/7.

SenseTime, một trong những công ty AI hàng đầu của Trung Quốc, đã thể hiện các kỹ năng của mình trong lĩnh vực này với bài phát biểu tại cuộc họp chung thường niên của công ty từ người sáng lập công ty, Tang Xiao'ou. "Xin chào mọi người, chúng ta lại gặp nhau", Tang nói với các nhân viên. "Năm ngoái là một năm khó khăn với tất cả mọi người, nhưng tôi tin rằng những điều khó khăn cuối cùng sẽ qua đi". Năm 2023 của Tang đặc biệt khó khăn, vì anh đã qua đời vào ngày 15/12 ở tuổi 55. Bài phát biểu của anh được thực hiện bởi một bản sao kỹ thuật số, được các kỹ sư của SenseTime tạo ra bằng chương trình học máy mô hình ngôn ngữ lớn được đào tạo trên các đoạn video và đoạn âm thanh của Tang.

Cuộc gặp gỡ diễn ra như thật.

Lễ hội thanh minh là cơ hội đặc biệt cho loại công nghệ này. Một nhà phát triển phần mềm đã nói trên Weibo rằng, anh đã giúp hơn 600 gia đình "đoàn tụ" với người thân yêu của họ trong năm nay. Nhưng không chỉ những người đau buồn mới sử dụng AI để hồi sinh người thân của họ. Người dùng mạng xã hội gần đây đã sử dụng các cảnh quay cũ của ca sĩ Qiao Renliang, người đã qua đời vào năm 2016, để tạo ra nội dung mới có sự tham gia của anh. Trong một video, bản sao AI của Qiao nói: "Thực ra tôi chưa bao giờ thực sự ra đi". Nhưng cha mẹ của Qiao, người đã tự tử, lại vô cùng phẫn nộ. Truyền thông Trung Quốc trích dẫn lời cha anh nói rằng video "phơi bày vết sẹo" và được tạo ra mà không có sự đồng ý của gia đình.

Một số luật sư ở Trung Quốc cho rằng, nội dung như vậy nên bị cấm nếu nó gây ra "nỗi đau tinh thần" cho người thân của người đã khuất. Nhưng khi những người đau buồn tập trung cho lễ hội thanh minh, những người tạo kỹ thuật số của Trung Quốc có khả năng thử nghiệm với cuộc sống sau khi chết nhanh hơn tốc độ mà các nhà hoạch định chính sách còn sống có thể quản lý.

Kết nối với người quá cố qua công nghệ

"Đây mới là thiên đường thực sự. Tôi được gặp Nayeon, con bé gọi tên tôi và tươi cười. Dù chỉ diễn ra phút chốc, đây vẫn là một khoảng thời gian thực sự hạnh phúc. Tôi nghĩ mình đã thực hiện được giấc mơ mình luôn khao khát", cô Ji-sung, người mẹ có con gái Nayeon bị mất vì ung thư chia sẻ.

Clip do Đài truyền hình MBC (Hàn Quốc) đăng tải trên YouTube với tựa đề "Mẹ gặp lại con" đã nhận được hàng triệu lượt xem. Bộ phim cho thấy Ji-sung sử dụng một bộ thiết bị thực tế ảo (VR) gồm mắt kính và găng tay, đứng trước một màn hình xanh khổng lồ và được nhìn lại hình ảnh của con gái mình. Mặc dù không thể cầm tay hay chạm vào con gái, mẹ Nayeon vẫn không ngừng giơ tay nâng niu gương mặt đứa trẻ. Gặp lại đứa trẻ đã qua đời thế này, trái tim của mẹ Nayeon chắc hẳn đã vỡ vụn thành từng mảnh nhưng cuối cùng cô cũng có thể nói ra được rằng trong suốt thời gian qua, cô vẫn luôn nhớ đến Nayeon.

Tập phát sóng đề tài này của Human Documentary khiến khán giả Hàn Quốc vô cùng ấn tượng với VR. Họ hy vọng rằng công nghệ này sẽ được phát triển và cải thiện hơn nữa để có thể an ủi tâm hồn và có thể trở thành liều thuốc hàn gắn tổn thương dành cho những người từng mất đi người mình yêu thương. Nayeon là con gái thứ 3 của gia đình có 4 người con. Mùa hè năm 2017, em bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu và phải nhập viện để tiếp nhận điều trị.

Đáng tiếc, tình hình sức khỏe của Nayeon không hề khá hơn và em trút hơi thở cuối cùng vào mùa thu năm đó. Sự ra đi của Nayeon khiến gia đình em rơi vào khủng hoảng đau đớn, nhất là mẹ em. Sau khi con gái qua đời, mẹ Nayeon thừa nhận cô đã sống trong đau khổ và tội lỗi. Để giúp người mẹ giải tỏa phần nào những nỗi đau ấy, chương trình Human Documentary của đài MBC đã thực hiện một dự án thực tế ảo để giúp mẹ Nayeon gặp được phiên bản ảo được mô phỏng bởi công nghệ VR của con gái cô.

Theo Aju Business Daily, nhóm phát triển đã dành 8 tháng để chuẩn bị cho cuộc đoàn tụ trong thế giới ảo của hai mẹ con. Tổ sản xuất đã tiến hành thu thập dữ liệu về Nayeon nhiều nhất có thể. Họ đã thiết kế nên một công viên giống công viên ngoài đời mà hai mẹ con từng tới, và sử dụng công nghệ thu lại chuyển động cùng một diễn viên nhí để tái hiện các chuyển động của Nayeon.  Họ gặp gỡ từ gia đình, bạn bè và cả những đứa trẻ đồng trang lứa với em. Nhờ vào đó mà tổ sản xuất đã có thể mô phỏng được giọng nói, cử chỉ và nét mặt của Nayeon. Tổ sản xuất còn nhờ đến sự giúp đỡ của những đứa trẻ 7 tuổi khác để tạo ra một Nayeon thật tự nhiên nhất.

Đây không phải là nhóm duy nhất đang thực hiện những dự án giúp mọi người kết nối với người quá cố thông qua công nghệ. Những bản sao số của người đã mất có thể được tái hiện bằng cách kết hợp cả dữ liệu cũ và mới. Một số công ty còn tạo ra robot giống người thật để thay thế con người. Vào ngày ghi hình, mẹ Nayeon đã bước vào phòng thu của đài MBC với tâm thế vô cùng hồi hộp và lo lắng. Cô đã rất mong gặp được con gái quá cố một lần nữa nhưng không biết có nên đặt hy vọng vào chương trình hay không.

Dịch vụ tang lễ ảo giúp chúng ta nhận ra và trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống.

Cuộc gặp gỡ xúc động

Sau đó, mẹ Nayeon được đeo kính thực tế ảo và cô thấy mình đang đứng ở một đồng cỏ yên bình. Khi người phụ nữ bắt đầu tìm kiếm con gái thì một giọng nói quen thuộc vang lên: "Mẹ ơi!" và một bé gái có ngoại hình, giọng nói và cử chỉ hệt như Nayeon tiến đến gần cô. Cuối cùng, mẹ Nayeon cũng gặp được con gái của mình. Cô không thể kiềm chế được nước mắt mà bật khóc ngay tại trường quay. Khoảnh khắc xúc động của hai mẹ con Nayeon chắc hẳn cũng chạm được đến trái tim của khán giả và khiến họ rơi nước mắt. "Nayeon à, mẹ nhớ con nhiều lắm... Con gái của mẹ. Con vẫn khỏe đúng không?... Mẹ ước gì có thể ôm con" - mẹ Nayeon nói.

"Mẹ sẽ không khóc nữa và mẹ cũng không nhớ con nhiều như vậy. Thay vào đó, mẹ sẽ giữ con ở trong trái tim mình mãi mãi. Mẹ sẽ yêu con nhiều hơn bây giờ rất nhiều" - mẹ Nayeon nói với con gái. Không dừng lại ở cuộc hội ngộ đơn thuần, tổ sản xuất còn chuẩn bị một bữa tiệc sinh nhật cho hai  mẹ conNayeon. Tại đây, Nayeon đã ước rằng gia đình mình sẽ luôn mạnh mẽ, khỏe mạnh và hạnh phúc. Bà mẹ 4 con cũng hứa với con gái rằng sẽ không sống trong tội lỗi nữa mà sẽ cố gắng vượt qua nỗi đau mất mát.

"Mẹ biết mẹ đã giữ chặt lấy con mặc dù biết việc này sẽ làm mọi chuyện thêm khó khăn. Mẹ xin lỗi vì đã không thể để con đi, không chấp nhận cuộc sống mà không có con. Mẹ phải cố gắng vì anh chị và em của con và một khi sẵn sàng, mẹ sẽ đến tìm con dù con ở bất cứ nơi đâu. Khi đó, chúng ta sẽ có thể sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi. Tạm biệt Nayeon của mẹ..." - những lời nói gây xúc động mạnh của mẹ Nayeon nói với con gái nhỏ.

Một số bình luận để lại: "Vừa xem vừa khóc. Mình cũng làm mẹ nên hiểu được cảm giác của cô ấy", "Đây là một chương trình tuyệt vời khiến tôi suy nghĩ về cách con người cần tiến lên phía trước với tất cả công nghệ chúng ta có và cách chúng ta đối xử với nhau như thế nào", trải nghiệm này sẽ giúp cho người mẹ phần nào ổn định lại cuộc sống tinh thần mà cô ấy cần. Nói lời tạm biệt cần có thời gian nhưng chúng ta không bao giờ có cơ hội khi chúng ta đã sẵn sàng".

Bên dưới video của MBC, nhiều dân mạng cũng chia sẻ cảm xúc sau khi xem cảnh hai mẹ con gặp nhau. "Tôi đã khóc không dừng lại được", người dùng có tên Q.N chia sẻ.

Bé Nayeon (trái) khi còn sống và trong VR .

Tang lễ thực tế ảo, giúp người sống trải nghiệm cái chết

Ngoài trải nghiệm đầy chết chóc, du khách có thể sử dụng kính VR để khám phá các khâu của dịch vụ tang lễ trong thời gian 5 phút. Vẫn trong vai một xác chết, bạn sẽ được đưa từ phòng cấp cứu đến nhà xác, khâm liệm và cuối cùng là... hỏa táng. Trong đời thực, các bước kể trên sẽ mất ít nhất 1 giờ đồng hồ.

Theo Beijing News đưa tin, Bát Bảo Sơn, nhà tang lễ lớn nhất Bắc Kinh vừa cho ra mắt dịch vụ tang lễ thực tế ảo, giúp người sống trải nghiệm cái chết thông qua công nghệ VR. Khách viếng thăm nhà tang lễ Bát Bảo Sơn có thể thuê kính VR, đeo tai nghe để vào vai một người gặp tai biến tại nơi làm việc, mọi nỗ lực cứu hộ y tế đều thất bại và... chết.

"Dịch vụ này giúp chúng ta nhận ra và trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống", một nhân viên tại nhà tang lễ Bát Bảo Sơn cho biết. Ngoài trải nghiệm đầy chết chóc, du khách có thể sử dụng kính VR để khám phá các khâu trong dịch vụ tang lễ trong thời gian 5 phút. Vẫn trong vai một xác chết, bạn sẽ được đưa từ phòng cấp cứu đến nhà xác, khâm liệm và cuối cùng là... hỏa táng.

Long Nguyễn

Ngày 21/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Xuyên Việt Oil), cùng 14 đồng phạm về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện VKS và các luật sư. 

Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi được Báo CAND đăng tải, chiều 21/11, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, vào chiều 21/11, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến hiện trường chia sẻ, động viên gia đình 2 nạn nhân và chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文