Cuộc chiến công nghệ Ấn Độ - Trung Quốc tác động toàn cầu

10:35 06/02/2023

Mỹ không phải là quốc gia duy nhất vướng vào cuộc cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc. Mối quan hệ không mấy dễ chịu giữa hai cường quốc công nghệ lớn khác là Trung Quốc và Ấn Độ đã và đang định hình lại Internet toàn cầu.

Ấn Độ đã cấm hàng trăm ứng dụng có trụ sở tại Trung Quốc trong ba năm qua, đáng chú ý nhất là TikTok. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy căng thẳng ngày càng tăng giữa hai cường quốc công nghệ.

Các quyết định mà Ấn Độ đưa ra có hiệu ứng vượt xa biên giới của chính họ. Thành viên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) Brendan Carr nói với tờ “Economic Times” rằng Ấn Độ đã đặt ra một “tiền lệ cực kỳ quan trọng” khi cấm TikTok vào năm 2020. Nói rộng hơn, các quyết định của Ấn Độ đã vạch ra một tiền lệ thay đổi Internet và đưa Mỹ đi theo lộ trình đó.

“Mô hình” Ấn Độ

Ấn Độ và Trung Quốc là hai cường quốc bị mắc kẹt trong một mối quan hệ “gập ghềnh” về địa lý, chính trị và kinh tế. Năm 2020, các cuộc giao tranh xung quanh Đường kiểm soát thực tế (LOC), khu vực biên giới tranh chấp ở dãy núi Himalaya, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Vụ việc đã trở thành “cớ” chính trị để Ấn Độ bắt đầu cấm các ứng dụng của Trung Quốc, với lý do quan ngại an ninh.

Ấn Độ cấm TikTok và hơn 300 ứng dụng xuất xứ từ Trung Quốc.

Một số nhà quan sát nghĩ đó là một hình thức “trừng phạt” đối với Trung Quốc sau vụ đụng độ ở biên giới, nhưng Michael Kugelman, giám đốc Viện Nam Á tại Trung tâm Wilson, không đồng tình với ý kiến đó. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng quyết định đó xuất phát từ mối lo ngại về an ninh quốc gia do Ấn Độ ngày càng quan ngại về những rủi ro giám sát gây ra, khi các ứng dụng công nghệ Trung Quốc được sử dụng tại thị trường Ấn Độ”.

Ấn Độ đã cấm hơn 300 ứng dụng kể từ năm 2020. TikTok chắc chắn là ứng dụng gây “ồn ào” nhất, nhưng New Delhi cũng nhắm tới các mục tiêu khác như trò chơi PUBG Mobile - vốn ghi nhận số người dùng hoạt động hàng ngày giảm hơn một nửa sau lệnh cấm của Ấn Độ, và UC Browser - một trình duyệt web được phát triển bởi gã khổng lồ Trung Quốc Alibaba từng là trình duyệt lớn nhất ở Ấn Độ cùng với hàng trăm trình duyệt khác.

Nikhil Pahwa, người sáng lập MediaNama, một dự án báo cáo xem xét chính sách công nghệ ở Ấn Độ, cho biết bước đi ban đầu của Ấn Độ trong cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc chỉ là ngăn chặn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các công ty Trung Quốc sang các công ty Ấn Độ. Tuy nhiên, sau đó nó leo thang thành lệnh cấm ngay lập tức với 59 ứng dụng.

Pahwa nói rằng vào thời điểm đó, rõ ràng là Ấn Độ đang nhắm mục tiêu vào các ứng dụng của Trung Quốc ngay cả khi họ không nói ra trực tiếp. Đây là lần đầu tiên chính phủ Ấn Độ cấm các ứng dụng và họ đã đưa ra một thông cáo báo chí giải thích lý do tại sao họ lại làm như vậy - viện dẫn “những quan ngại lớn” về quyền riêng tư và bảo mật - mặc dù họ lẽ ra có thể thực hiện hành động này một cách bí mật. Pahwa nhận định: “Thực tế là họ được phép giữ bí mật, nhưng họ đã công bố điều đó, như vậy họ đang thể hiện rằng đây là một động thái chính trị. Nó là động thái chính trị hơn là thủ tục theo một nghĩa nào đó”.

Pahwa lưu ý rằng chính phủ đã không công khai những lo ngại cụ thể của họ về quyền riêng tư liên quan đến nhiều ứng dụng, cũng như về việc ai đã nêu ra những lo ngại đó. Trong những tháng gần đây, Ấn Độ thậm chí đã tịch thu ngân quỹ của các công ty con Trung Quốc ở Ấn Độ, bên cạnh các lệnh cấm ứng dụng.

Luồng thông tin chủ đạo

Giờ đây, một câu hỏi lớn đặt ra là liệu chiến lược của Ấn Độ có trở thành hình mẫu cho một cường quốc công nghệ khác là Mỹ - nơi các nhà lập pháp và cơ quan quản lý đang vật lộn với những lo ngại về an ninh liên quan đến công nghệ Trung Quốc - hay không. TikTok, ứng dụng đã được tải xuống hơn 200 triệu lần ở Mỹ, đang là trung tâm của cuộc tranh luận.

Trên trang GRID, ông Kugelman đặt câu hỏi: “Nếu nhìn từ lăng kính dân chủ, quyền tự do và những thứ tương tự, liệu mọi người có nên bị từ chối truy cập vào các công nghệ truyền thông xã hội và các ứng dụng đã được sử dụng từ lâu hay không?”. Hiện vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này. Không giống như Ấn Độ, Mỹ đã không cấm các ứng dụng, nhưng cách thông tin được truyền tải và được kiểm soát đã trở thành một phần của vấn đề địa chính trị. Trung Quốc có Bức tường lửa vĩ đại. Nga, kể từ sau cuộc xung đột tại Ukraine, đã ngắt kết nối hoặc buộc phải ngắt kết nối với một phần Internet. Tuy nhiên, việc nền dân chủ Ấn Độ tiến hành can thiệp vào lĩnh vực công nghệ lại gây ra một mối lo ngại mới.

Ông Kugelman nói: “Tôi nghĩ rằng môi trường kỹ thuật số ở Ấn Độ chắc chắn đã gây ra nhiều lo ngại cho những người lo lắng về dân chủ và tự do ngôn luận. Và một lần nữa, điều này không chỉ xảy ra ở Ấn Độ. Chúng ta đang chứng kiến xu hướng này đang diễn ra tại các nền dân chủ, với các chính phủ hành động theo những cách phi dân chủ để kiểm soát luồng thông tin”. Điều đó đặt ra câu hỏi về cách những hành động đó có thể biến đổi Internet ra sao, trong khi những người sáng tạo ban đầu đã hình dung nó sẽ được mọi người trên khắp thế giới truy cập tự do.

Về phần mình, ông Pahwa đang tỏ ra mâu thuẫn - một mặt, ông ủng hộ và hướng tới một mạng Internet mở. Mặt khác, ông nhận ra rằng hiện có những lo ngại chính đáng về an ninh và tình hình mà Ấn Độ đang gặp phải, liên quan đến Trung Quốc. Hơn nữa, ông lập luận rằng “splinternet” - một mạng Internet bị phân mảnh do các chính sách quốc gia khác nhau về quyền truy cập - đang xuất hiện. Theo ông, sự cởi mở của các nền dân chủ có thể là một điểm yếu.

Bích Hạnh (Tổng hợp)

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文