Nga chế tạo thành công động cơ lượng tử đạt tốc độ 1.000 km/giây
Các nhà khoa học Nga vừa thử nghiệm thành công động cơ lượng tử (CD) hay còn gọi là động cơ phản hấp dẫn có tốc độ 1.000 km/s (giây), mạnh gấp 5.000 lần động cơ tên lửa thông thường. Thành tựu này đã đưa Nga lên vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực khoa học cơ bản của thế giới.
Động cơ này có tác dụng vô hiệu hóa trọng lực của các vật thể như xe tăng, máy bay, tàu chiến... và mở ra khả năng chế tạo các phương tiện vận tải nhanh hơn hàng nghìn lần so với hiện nay...
Tiến sĩ Vladimir Leonov, người đoạt Giải thưởng Quốc gia của Chính phủ Nga, cho biết động cơ lượng tử chuyển động theo chiều ngang hoặc cất cánh theo chiều dọc, nhờ nội lực chứ không phải cơ cấu dẫn động bánh xe nên không cần đến các bộ phận như vòng bi.
Sự ra đời của công nghệ cơ lượng tử sẽ là cột mốc đánh dấu cho nhiều đột phá mới trong việc ứng dụng vào cuộc sống thực tế. Cơ học lượng tử là một lý thuyết cơ bản trong vật lý học, miêu tả lại các tính chất vật lý của tự nhiên ở cấp độ nguyên tử hay hạt hạ nguyên tử. Nó là cơ sở của mọi lý thuyết vật lý lượng tử bao gồm: hóa học lượng tử, lý thuyết trường lượng tử, khoa học thông tin lượng tử và công nghệ lượng tử.
Trong đó, công nghệ lượng tử có tên tiếng Anh là Quantum echnology. Đây là một lĩnh vực công nghệ mới kết hợp giữa vật lý và kỹ thuật để chuyển tiếp một số tính năng của cơ học lượng tử vào ứng dụng trong cuộc sống. Những sản phẩm công nghệ được nghiên cứu và tạo ra dựa trên công nghệ cơ lượng tử hầu hết đều mang lại những giá trị thiết thực. Theo Hội đồng Nghiên cứu Khoa học vật lý và Kỹ thuật Anh (EPSRC), có rất nhiều công nghệ ngày nay như micro chip, thiết bị hình ảnh thể rắn, laser, bóng bán dẫn... được tạo ra nhờ vật lý lượng tử. Kế đó còn có cảm biến lượng tử, máy tính lượng tử, Internet lượng tử…
Trở lại động cơ lượng tử, năm 2009, lần đầu tiên Nga thử nghiệm thành công động cơ này, năm 2014, một thiết bị động cơ lượng tử khối lượng 54 kg ở công suất 1 kw, nhưng có sức đẩy từ 500-700 Newton (N). Tiến sĩ Vladimir Leonov, nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực động cơ lượng tử cho hay, đây là một cuộc cách mạng mới của loài người, như cách mạng công nghệ thông tin thế kỷ trước, ngoài tốc độ siêu nhanh, loại động cơ này cũng mang được trọng tải bằng 90% khối lượng phương tiện mang động cơ, trong khi hiệu suất của động cơ thường chỉ là 5%. Ví dụ phương tiện mang động cơ lượng tử 100 tấn thì mang được khối lượng 90 tấn, trong khi động cơ thường là 5 tấn. Những thí nghiệm này chứng minh lực hấp dẫn đã được trung hòa, xác nhận tính đúng đắn của lý thuyết siêu hợp nhất. Để so sánh, với cùng công suất 1 kW, động cơ tên lửa hiện nay chỉ có thể tạo ra một lực đẩy 1 N (Newton), nghĩa là động cơ mới có hiệu suất gấp 5.000 lần.
Vận tốc của nó cũng vô đối, tất cả các máy bay, tên lửa nhanh nhất hiên nay cũng chỉ là “ăn khói” so với lượng tử. Nếu động cơ tên lửa nhanh nhất là 5.000 km/h thì lượng tử là 1.000 km/s. Các tàu vũ trụ lên sao Hỏa mất 42 tiếng, Mặt trăng là hơn 4 tiếng. Thành công này khiến Nga đi đầu trong khám phá các động cơ lên vũ trụ, tạo ra cuộc chạy đua mới về chinh phục không gian giữa các cường quốc. Theo các nhà khoa học, để có tốc độ nhanh như vậy, động cơ vận hành nhờ năng lượng từ phản ứng nhiệt hạch lạnh (CNF), hiệu suất gấp 1 triệu lần động cơ dùng phản ứng hóa học. Nếu 1 kg nikel giá khoảng 100 nghìn đồng làm nguyên liệu nhiệt hạch, giải phóng năng lượng bằng một triệu lít xăng, tương đương 115 tỉ đồng. Kỹ sư người Italy, ông Andrea Rossi, là người đầu tiên thử nghiệm thành công phản ứng tổng hợp nhiệt hạch lạnh, sau đó các nhà khoa học Nga cũng đã làm chủ được công nghệ này. Cũng theo Tiến sĩ Vladimir Leonov, các khí tài bay được lắp động cơ lượng tử có thể chuyển động trong tất cả các môi trường: đường không - vũ trụ, dưới biển, trên biển và trên mặt đất.
"Đẩy mạnh khoa học kỹ thuật là con đường phát triển sống còn của Nga hiện nay", Tiến sĩ Leonov nói trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga. "Nền kinh tế của chúng ta chủ yếu dựa vào việc bán tài nguyên hóa thạch, do đó bị các chính sách trừng phạt của phương Tây ảnh hưởng nặng nề". "Tuy nhiên, những biện pháp trừng phạt này có vẻ như đã làm thức tỉnh nước Nga. Chúng ta buộc phải hiện đại hóa và nhanh chóng phát triển kinh tế trong khoảng 2-3 năm. Ông Đặng Tiểu Bình bắt đầu công cuộc hiện đại hóa Trung Quốc lúc đã 74 tuổi, trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đương thời rất khó khăn. Còn ông Putin còn nhiều cơ hội".
Leonov cho biết, nghiên cứu của ông dựa trên lý thuyết Siêu thống nhất, điều mà các nhà vật lý lý thuyết trên thế giới chưa đi đến tiếng nói chung.
Rất nhiều tranh cãi đã nổ ra giữa Leonov và các nhà khoa học khác. Không thể chứng minh một cách rõ ràng lý thuyết của mình, các kết quả nghiên cứu của Leonov bị giới khoa học ghẻ lạnh. Tuy nhiên, một nhà khoa học khác trong quá khứ cũng nghiên cứu vấn đề này, là Evgeny Podkletnov, thì lại được quan tâm đặc biệt.
Dự án nghiên cứu của Evgeny Podkletnov có tên “Dự án GRASP”, là cột mốc đánh dấu sự bắt đầu những nghiên cứu về phản trọng lực. Trong thí nghiệm của mình, Evgeny Podkletnov đã bắn ra chùm tia rộng 10cm thổi bay vật thể mẫu đi quãng đường xa 200 km. Năm 1996, Evgeny Podkletnov mới công bố kết quả trên tạp chí Journal of Physics-D về kết quả những nghiên cứu của mình. Trước đó 1 năm, Viện Vật lý Max Planck đã xác minh tính thực tế của nghiên cứu này. Ngay sau đó là làn sóng tranh cãi, ông rút lại bài báo và trốn tránh sự xuất hiện trước công chúng. Mọi tiếp xúc với Evgeny Podkletnov đều bị chính phủ Nga hạn chế.
Việc tạo ra một loại động cơ phổ biến, có thể dùng trong không gian, khí quyển, trên mặt đất và dưới nước luôn là một chủ đề ưu tiên của khoa học cơ bản.
Để đáp ứng yêu cầu này thì động cơ lượng tử cũng không phải ngoại lệ. Ví dụ, một máy bay chở khách gắn động cơ phản lực tăng áp chạy bằng nhiên liệu phản lực có thể vượt qua giới hạn độ cao trong không khí tới 10-12 km và nếu cao quá hơn nữa thì sẽ không bay được nữa. Nhưng nếu gắn động cơ CD thì máy bay có thể bay ở độ cao từ 50-100 km, và lúc đó nó có thể bay theo quán tính. Chuyển sang máy bay dùng nhiên liệu CNF còn có thể bay nhiều năm mà không cần nạp nhiên liệu. Bằng việc tăng tốc độ, máy bay mang động cơ này có thể bay từ Moscow tới New York chỉ còn 1 giờ thay vì 10 giờ như loại máy bay thông thường.
Sẽ không có gì là viễn tưởng, bởi lý thuyết Siêu liên kết đã đặt ra những nền tảng vật lý cho các loại nhiệt hạch hợp mới CNF và động cơ lượng tử, hoạt động theo các quy luật vật lý mới.
Cũng theo nhà khoa học Vladimir Leonov, khi ứng dụng động cơ lượng tử cho xe hơi sẽ tạo ra sự thay đổi triệt để. Chỉ cần phần thân xe gắn trên các bánh xe và động cơ CD mà không cần hệ thống truyền thông. CD có thể cung cấp lực kéo, di chuyển các bánh xe khổng lồ. Chỉ cần đổ 1 kg nickel trong lò phản ứng CNF cho phép một chiếc xe chở khách chạy được hơn 10 triệu km mà không cần nạp nhiên liệu, gấp gần 25 lần khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trăng.
Chiếc ôtô đó giống như một thiết bị “vĩnh cửu” có thể phục vụ suốt 50-100 năm. Ngoài ra còn có thể ứng dụng vào các ôtô bay để thắng được trọng lực trong không khí và lực cản của hơi nước. Vladimir Leonov tin rằng, thế giới sẽ chạy đua để phát triển sản xuất các phương tiện, máy bay và lò phản ứng mới. Đây chính là nguyên tắc của sự thành công về thương mại. Nước Nga cũng không còn cách nào khác để phát triển, ngoài con đường tiến bộ về khoa học.
Tuy nhiên, theo vị tiến sĩ này “việc phát triển động cơ lượng tử cũng có những khó khăn nhất định. Theo đó, giao thông phổ biến hiện nay vẫn là động cơ sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Do vậy, các nhà sản xuất và khai thác dầu khí tất nhiên sẽ gây khó dễ nhất định. Ngoài ra, chúng tôi cũng cần có nguồn kinh phí lớn, cần sự đầu tư của đa quốc gia”.
Hy vọng rằng, động cơ lượng tử của các nhà khoa học Nga sẽ được đầu tư và phát triển nhanh chóng để xứng tầm với vị thế có thể làm thay đổi diện mạo nền khoa học, công nghệ thế kỷ 21 - mang con người tới những miền đất mới trong vũ trụ bao la.
Nhưng cũng bắt đầu từ thời điểm trên, các phòng thí nghiệm trên thế giới đua nhau thực hiện các nghiên cứu, thí nghiệm về động cơ phản trọng lực dựa trên ý tưởng của Evgeny Podkletnov. Có thể, chính nghiên cứu của Evgeny Podkletnov là hình mẫu để Leonov phát triển lý thuyết của ông, như đã nêu bên trên.
Cho đến thời điểm hiện nay, ngoài Leonov công bố là thí nghiệm "thành công", thì các kết quả nghiên cứu của phương Tây đều không khả quan. Theo nhiều tài liệu cho biết, Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) đã âm thầm tập hợp nhiều nhà khoa học tại Trung tâm Không gian Marshall và Đại học Alabama (Mỹ) để tái tạo công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Nga. Sau nhiều năm thử nghiệm, họ tuyên bố... thất bại bởi không có trong tay bản đầy đủ lý thuyết về động cơ lượng tử.
Tương tự, Hãng Boeing tuyên bố không có tham vọng nghiên cứu về phản trọng lực. Thế nhưng, những lời đồn đại về động cơ phản trọng lực nằm trong dự án Boeing Phantom Works không dừng lại. Rất nhiều kỹ sư của Boeing cũng đưa ra những nghi ngờ của mình. Có người còn nêu ra giả thuyết về sự che đậy của chính phủ Mỹ với những nghiên cứu trên. Nick Cook, nhà khoa học về không gian vũ trụ đã viết một cuốn sách về đề tài này với tiêu đề “Cuộc săn lùng điểm Không”. Ngay cả giới quân sự Anh cũng có tham vọng về vấn đề này. Dự án Greenglow do công ty BAE Systems được cho là đang tập trung vào công nghệ phản trọng lực.
Công nghệ cơ lượng tử là tiền đề mở ra phát triển công nghệ trong tương lai. Mang lại nhiều giá trị khi ứng dụng vào cuộc sống thực tế với sự ra đời của mạng thông tin liên lạc có độ bảo mật tuyệt đối, các cảm biến có độ nhạy và chính xác cực cao… Nó cũng là chìa khóa nắm giữ mọi công nghệ, kể cả mạng Internet và trí tuệ nhân tạo.
Ngoài ra, nó mang đến cho con người một cuộc sống an toàn hơn. Bởi những sản phẩm được tạo ra bắt nguồn từ công nghệ cơ lượng tử đều có lợi và sự an toàn của con người luôn được đặt lên hàng đầu. Công nghệ cơ lượng tử là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Vì chính những ứng dụng này đã khiến cho chất lượng cuộc sống thay đổi theo hướng tích cực hơn.