Thành phố lý tưởng mới trên sa mạc Mỹ

09:41 17/09/2021

Sự sạch sẽ của Tokyo, sự đa dạng của New York và các dịch vụ xã hội của Stockholm - đó là những gì mà tỉ phú Marc Lore đã vạch ra tầm nhìn của mình về một "thành phố mới tại Mỹ" với dân số 5 triệu người. Ở đó, cộng đồng hay xã hội gần như lý tưởng, hoàn hảo trên mọi mặt.

Kiếm tìm "đất lành"

Bây giờ, tỉ phú 50 tuổi Marc Lore chỉ cần một nơi nào đó để xây dựng nó và tài trợ khoảng 400 tỉ USD. Và Marc Lore đã chỉ định một kiến trúc sư nổi tiếng thế giới thiết kế, kiến tạo nó.

Cựu giám đốc điều hành của Walmart đã tiết lộ kế hoạch không tưởng của mình với tên gọi Telosa - một đô thị bền vững mà ông hy vọng sẽ tạo ra từ đầu trong sa mạc của Mỹ. Đề xuất đầy tham vọng rộng 150.000 mẫu Anh (1.500 ha) hứa hẹn kiến trúc thân thiện với môi trường, sản xuất năng lượng bền vững và một hệ thống nước chống hạn có mục đích. Cái gọi là "thiết kế thành phố trong 15 phút" sẽ cho phép người dân tiếp cận nơi làm việc, trường học và các tiện nghi của họ trong vòng một phần tư giờ đi từ nhà của họ.

Mặc dù các nhà lập kế hoạch vẫn đang tìm kiếm nhiều địa điểm, nhưng những mục tiêu có thể bao gồm Nevada, Utah, Idaho, Arizona, Texas và vùng Appalachian, theo trang web chính thức của dự án.

Thông báo đi kèm với một loạt hình ảnh kỹ thuật số của Bjarke Ingels Group (BIG) - công ty kiến trúc được thuê để biến giấc mơ không tưởng của Lore thành hiện thực. Hình ảnh thiết kế cho thấy, các tòa nhà dân cư được bao phủ bởi cây xanh và các cư dân tưởng tượng đang tận hưởng không gian thoáng đãng. Với việc cấm các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch trong thành phố, nên trong hình ảnh, các phương tiện tự hành đang di chuyển trên những con đường ngập nắng cùng với xe tay ga và người đi bộ. Máy bay và các loại máy bay khác dường như là của Archer Aviation - công ty khởi nghiệp “taxi trên không” mà Lore là nhà đầu tư.

Một tòa nhà chọc trời được đặt tên là Tháp Equitism, được mô tả là "ngọn hải đăng cho thành phố". Tòa nhà có bể chứa nước trên cao, các trang trại khí canh (nông trại trên cao) và một mái nhà quang điện sản xuất năng lượng cho phép nó "chia sẻ và phân phối tất cả những gì nó tạo ra".

Giai đoạn đầu tiên của việc xây dựng sẽ phục vụ 50.000 cư dân trên 1.500 mẫu Anh, đi kèm với chi phí ước tính là 25 tỉ USD. Toàn bộ dự án dự kiến sẽ vượt quá con số 400 tỉ USD, với dân số mục tiêu của thành phố là 5 triệu người trong vòng 40 năm.

Các nhà tổ chức dự án cho hay, tiền tài trợ sẽ đến từ "nhiều nguồn khác nhau", bao gồm các nhà đầu tư tư nhân, các nhà từ thiện, trợ cấp liên bang và tiểu bang và trợ cấp phát triển kinh tế. Trong đó, theo báo cáo, vị tỉ phú có kế hoạch tài trợ cho phần chính của thành phố mới từ quỹ của chính mình. Các nhà quy hoạch hy vọng sẽ tiếp cận các quan chức nhà nước "rất sớm", biến Telosa thành thành phố tầm cỡ New York, với mục tiêu chào đón những cư dân đầu tiên vào năm 2030.

Thành phố lý tưởng Telosa theo thiết kế. Ảnh: CNN.

Một mô hình đô thị mới

Ngoài thiết kế đô thị sáng tạo, dự án cũng hứa hẹn quản trị minh bạch và cái mà nó gọi là "mô hình mới cho xã hội".

"Nếu bạn đi vào sa mạc - nơi đất không có giá trị gì, hoặc rất ít, và bạn tạo ra một nền tảng sở hữu đất. Rồi mọi người chuyển đến đó, đóng thuế để xây dựng cơ sở hạ tầng và chúng tôi sẽ xây dựng một trong những thành phố vĩ đại nhất trên thế giới. Nền tảng này sau có thể trị giá cả nghìn tỉ đô la" - tỉ phú Lore nói với Bloomberg Businessweek.

Trong một video quảng cáo, Marc Lore đã mô tả đề xuất của mình là "thành phố cởi mở nhất, công bằng nhất và hòa nhập nhất trên thế giới". Vào tháng 6, Lore đã thuê công ty kiến trúc Bjarke Ingels Group có trụ sở tại Copenhagen (Đan Mạch) để thiết kế thành phố. Trên trang web chính thức của Telosa, Lore giải thích rằng, ông được truyền cảm hứng từ cuốn sách "Tiến bộ và nghèo đói" ở thế kỷ 19 của nhà kinh tế học và lý thuyết xã hội người Mỹ Henry George. Ông tin rằng, phần lớn tài sản của gia đình Mỹ được tạo ra đơn giản là do may mắn khi “tổ tiên đặt cọc vào đất". Và nhà đầu tư này viện dẫn "những sai sót đáng kể" của chủ nghĩa tư bản, trong số đó là "mô hình sở hữu đất đai mà nước Mỹ được xây dựng trên đó".

“Các thành phố được xây dựng từ đầu giống với các dự án bất động sản hơn. Họ không bắt đầu với con người ở trung tâm. Bởi vì nếu bạn bắt đầu với con người ở trung tâm, ngay lập tức bạn sẽ nghĩ: Vậy sứ mệnh và giá trị là gì? Sứ mệnh của Telosa là tạo ra một tương lai công bằng và bền vững hơn. Đó là kim chỉ nam của chúng tôi", vị tỉ phú nói.

Ý tưởng ngây thơ?

New York Post cho rằng, Marc Lore cũng không phải là ông trùm đầu tiên cố gắng xây dựng một xã hội không tưởng. Sarah Moser - Phó Giáo sư địa lý tại Đại học Montreals McGill (Canada) - đã đặt cơ hội thành công của vị tỉ phú gần như bằng 0. Bà xác định khoảng 150 dự án xây dựng thành phố xanh được chính phủ hỗ trợ hay từ nguồn vốn tư nhân song theo bà, chưa có ai đạt được mục tiêu về dân số.

Khi được hỏi về dự án Telosa, Dennis Gilbert - Giáo sư danh dự về xã hội học tại Đại học Hamilton (ở Clinton, New York) và là tác giả của cuốn sách "Cấu trúc giai cấp Mỹ trong thời đại bất bình đẳng đang phát triển" - cho rằng, ý tưởng này thật ngây thơ.

Ellen Dunham Jones - một giáo sư thiết kế đô thị tại Đại học Công nghệ Georgia - nói rằng: “Tôi thích vì ông ấy đang cố gắng điều chỉnh lại, song không phá vỡ khuôn mẫu. Nhưng ý tưởng hỗ trợ 1 triệu người trên mảnh đất vô giá trị là một ngọn đồi khó leo lên".

Chưa kể, một trở ngại lớn đối với tương lai của thành phố là nước hoặc thiếu nước. Hạn hán nghiêm trọng đã làm giảm đáng kể lượng nước có sẵn và biến đổi khí hậu dự kiến sẽ làm tình hình trầm trọng hơn theo thời gian.

Gia Minh

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文