Âm nhạc kỳ quái của người Aztec

09:06 04/09/2008
Người Aztec yêu thích những âm thanh ghê hồn. Họ thổi ống tiêu bằng đầu lâu và gõ bằng xương người. Một nhà khảo cổ học âm nhạc đã tái tạo lại các nhạc cụ được cho là có khả năng gọi gió từ thế giới bên kia.

Gió bắc thường hú trên cao nguyên của Mexico vào ban đêm trong tháng 12. Người Aztec gọi nó là Mictlampa Ehecatl, gió từ vùng đất của người chết. Theo huyền thoại, ngọn gió thổi từ đó xuất phát từ tầng thứ năm của địa ngục. Nó mang đầy những lưỡi dao sắc nhọn bằng đá, cắt da thịt của người chết. Vì thế mà thân quyến phải đốt quần áo, để người chết có thể mang chúng theo cùng xuống địa ngục, bảo vệ họ chống lại gió này.

"Ngọn gió bắc này lạnh cắt da thịt", ông Arnd Adje Both, nhà khảo cổ học âm nhạc tại Viện bảo tàng Reiss-Engelhorn trong thành phố Mannheim (Đức), nói. Và âm thanh của cái ống nhỏ bằng đất sét với khuôn mặt của người chết mà ông đang cầm trên tay cũng thế.

Người Aztec tin rằng họ có thể nhờ vào nhạc cụ này mà trò chuyện với tiếng nói của ngọn gió của người chết. Ông thổi vào chiếc ống tiêu, và vang lên khắp căn phòng là một âm thanh lạnh đông cứng cả tâm hồn. Nó gợi nhớ đến một cơn bão đang gào rít qua những ghềnh đá nhọn.

Chiếc ống tiêu đầu lâu của ông Both chỉ là một bản sao. Các nhà khảo cổ học phát hiện ra nguyên bản vào cuối những năm 1980 trong kim tự tháp của Ehecatl-Quetzalcoatl – trong bàn tay của một người chết. Người đàn ông khoảng 20 tuổi này được chôn cất trong tư thế nằm co ro, hai bàn tay xương xẩu nắm chặt lấy hai chiếc ống tiêu. Anh ta có thổi chúng trong những khoảng khắc cuối cùng của mình hay không? Hay là người ta đã ấn chúng vào tay sau khi anh đã chết và bẻ cong những ngón tay lạnh giá lại quanh chúng?

"Chúng tôi chỉ biết rằng các ống tiêu đầu lâu có mối liên quan rõ rệt đến âm phủ", ông Both nói.

Nói cho đúng ra đó không phải là sọ người chết trên ống tiêu. "Đó là một sinh vật pha trộn từ Mictlantecuhtli, người cai trị âm phủ, và thần gió Ehecatl", các nhà truyền đạo vào đầu thời thuộc địa đã tường thuật về những nhạc cụ kỳ dị này. Họ viết là người Aztec tin rằng hơi thở của họ là một dạng của gió. Khi họ thổi vào ống tiêu, chính thần Ehecatl sẽ lên tiếng nói.

Âm thanh không để lại dấu vết trong đất

Khó khăn chung của khảo cổ học khi nghiên cứu về âm nhạc đã câm lặng từ lâu là âm thanh không để lại dấu vết trong lòng đất. Và các tường thuật bóng bẩy của các nhà truyền đạo thường không phải là nguồn đáng tin cậy.

Vì thế mà Both cố gắng nghiên cứu về phương cách hoạt động của chiếc ống tiêu Ehecatl dựa trên lý trí càng nhiều càng tốt. "Nhìn về mặt kỹ thuật, thật ra chúng phải được gọi là ống tiêu xoáy không khí", ông giải thích.

"Âm thanh phát sinh vì hai dòng khí gặp nhau xuyên tâm trong một gian trống. Điều này làm cho các chiếc ống tiêu đầu lâu trở thành vật hiếm trong số các nhạc cụ". Nhưng cho đến nay những bí mật cuối cùng của phương cách hoạt động vẫn chưa được hé lộ.

Âm nhạc mang tính hủy diệt

Trong văn hóa Phương Tây, âm nhạc gần như lúc nào cũng gắn liền với tính dễ chịu. Người Aztec nhìn điều này khác đi: "Âm nhạc cũng có thể mang tính hủy diệt. Họ đã lợi dụng điều này", Both nói.

Ống tiêu đôi. Người Aztec tin rằng hơi thở của họ là một dạng của gió, các nhà truyền đạo đã viết lại như vậy. Ảnh: S. Rawcliffe.

"Thí dụ như thế này". Ông với cầm lấy một chiếc ống tiêu đôi với hai bầu cộng hưởng tròn và nhỏ. Một âm cao thé lên rồi thêm vào đó là một tiếng trầm vù vù. Tiếng động rất khó chịu này dường như lúc nào cũng nằm vừa đúng bên ngoài ngưỡng mà trí óc có thể thu nhận được.

"Cả hai âm này không đồng âm, chúng chỉ nằm kế cạnh nhau thôi", ông Both nói. "Bộ não của chúng ta không thể xử lý chúng về mặt âm thanh-tâm lý được nữa." Tức là não sẽ tưởng tượng ra thêm âm riêng biệt của nó. Âm trầm kêu vù vù là cái được gọi là âm phối hợp. "Đến lúc nào đó người ta có cảm giác như là các âm kêu vù vù này đang bao quanh mình". Nếu nghe âm điệu của chiếc tiêu đôi lâu hơn, người ta cho rằng bộ não sẽ phản ứng bằng cách rút lui về một trạng thái giống như xuất thần.

Các nhà truyền đạo đầu tiên ở Mỹ đã tường thuật về những cảnh như vậy. Fray Bernardino de Sahagún, tu sĩ dòng Franciscan và cũng là nhà nhân chủng học, tường thuật trong tác phẩm "Historia general da las cosas de Nueva España" rằng tầng lớp chiến binh ưu tú của người Aztec đã tụ tập trong vùng đền thờ để cùng tiến hành nghi lễ.

Theo đó, có đến 400 chiến binh nhảy múa theo vòng tròn và thổi vào ống tiêu của họ. 400 tiếng thét không hòa âm chói tai vang khắp cả nơi nhảy múa. Sau một lúc bắt đầu có những người mất kiểm soát. Bị kích thích bởi âm thanh kỳ dị họ bắt đầu tấn công lẫn nhau. Không hiếm lần nghi lễ kết thúc với người chết.

"Những âm thanh này thật sự là làm cho người ta trở nên hung hãn", ông Both giải thích. "Chúng rất thích hợp để đưa các chiến binh vào trong một trạng thái căng thẳng cực độ trước khi ra trận."

So sánh với các nền văn hóa ngày nay

Thế nhưng người Aztec có thể cũng dùng âm nhạc để chữa bệnh. Tuy các nhà truyền đạo rất ít khi kể về việc này và hình ảnh mô tả nghi lễ chữa bệnh cũng hiếm có. "Nhưng người ta có thể so sánh với các nền văn hóa ngày nay", ông Both phỏng đoán.

Người Aztec cũng biết đến các nhạc cụ chà xát. "Cái được gọi là cái chà xương được làm từ xương đùi của người", ông Both nói. Các nhà truyền đạo ngày xưa tường thuật rằng vật chà xát này được gọi là "nhạc cụ làm mạnh xương" và được sử dụng trong tang lễ. Âm thanh kỳ quái được cho là sẽ tăng cường sức lực cho hài cốt của người chết. "Trong suy nghĩ của người Aztec, người chết thật ra là không chết mà ngược lại còn rất cần đến sự giúp đỡ và tăng lực cho chuyến đi về âm phủ."

Thế giới của người Aztec dường như đầy ắp âm nhạc. Họ gợi ra âm thanh từ tất cả: gỗ, đá, đất sét, xương, da thú và ngay cả vỏ ốc nữa. Nhưng họ không biết đến một từ riêng biệt cho âm nhạc từ nhạc khí. "Chơi một nhạc cụ" ở họ là "hát qua một nhạc cụ".

Nghiên cứu thế giới âm thanh của người Aztec còn là một ngành còn trẻ. Được ghi vào sổ sách là món đồ chơi, nhiều ống sáo và tiêu biến mất vào trong nhà kho của các viện bảo tàng. Không một ai biết phải làm gì với những mẩu vật thường bị đập vỡ trong nghi lễ. Mặc dù cho đến nay ông Both vẫn gọi ra được một âm thanh từ mỗi một nhạc cụ mà ông cầm trên tay. "Chỉ đôi lúc tôi cũng không biết là âm thanh như thế có đúng hay không nữa"

Theo Phan Ba (VnExpress/ Spiegel Online)

Tối 5/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, các đơn vị nghiệp vụ Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp Công an xã Đông Thạnh và các đơn vị liên quan đã bắt giữ được hai đối tượng gây ra vụ cướp tiệm vàng trên đường Đặng Thúc Vịnh, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.

Thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hà Nội cho biết, đêm 28/4, Đội QLTT 17, Chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội, phối hợp Đội 7 - Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP. Hà Nội, tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh do ông Nguyễn Đình Chiểu làm chủ có địa chỉ tại đường Hòa Bình, thôn Bái Đô, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên.

Trong chuyến làm khách tại Quảng Nam, HLV Polking đã có quyết định gây bất ngờ khi tung ra đội hình không hề có một tiền đạo đúng nghĩa. Nhưng cũng chính quyết định có phần mạo hiểm ấy đã giúp CLB Bóng đá Công an Hà Nội (CAHN) giành chiến thắng.

Một người đàn ông đang lưu thông bằng xe máy trên đường thì bất ngờ bị chiếc xe taxi điện đang chạy phía sau lao đến tông mạnh. Cú va chạm khiến người đàn ông bị ngã xuống đường chấn thương sọ não và tử vong tại bệnh viện.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà Vinh cho biết đã khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Nhan Hải Duy (SN 1998) và Nhan Công Trứ (SN 1965, cha ruột Duy, cùng thường trú xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Khi bị dừng xe, Bùi Đức Hiếu đã có hành vi chửi bới, lăng mạ, cản trở hoạt động của tổ công tác, dùng tay tát vào mặt đồng chí Đặng Minh Tiến, cán bộ tổ công tác.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội vừa ra quyết định khởi tố 3 bị can là cán bộ xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín về tội  “Nhận hối lộ” gồm: Nguyễn Xuân Phiến (SN 1965), Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tự Nhiên; Nguyễn Văn Phích (SN 1965), Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Phó Chủ tịch UBND xã Tự Nhiên; Trần Thị Thu Trang (SN 1984), cán bộ địa chính xã Tự Nhiên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.