Ấn tượng núi lửa phun trào nhìn từ vũ trụ

15:38 25/06/2009
Núi lửa Sarychev tại quần đảo Kuril, phía đông Nga, đang phun trào tạo ra cột khói bụi khổng lồ cao 8 km và sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên này được phi hành gia trên Trạm không gian quốc tế (ISS) chụp lại.

Hình ảnh vòng tròn mây khổng lồ bao quanh cột khói cao 8 km của ngọn Sarychev được các phi hành gia trên trạm ISS chụp từ độ cao hơn 350 km so với quần đảo hẻo lánh của Nga ở Bắc Thái Bình Dương. Vòng tròn mây này hình thành do những đợt sóng chấn động từ vụ nổ đầu tiên của ngọn núi lửa gây ra. Chính giữa chiếc hố đó là một cột khói bụi hình nấm màu nâu xám.

Cột khói bụi khổng lồ với chóp nón bằng mây trắng mịn sinh ra từ ngọn núi lửa Sarychev.

Đối với các chuyên gia nghiên cứu núi lửa, điều gây chú ý nhất với họ trong ảnh là lớp mây trắng mềm mịn trên đỉnh cột khói, trông tựa như chiếc nấm mũ bằng tuyết. Phần chóp bằng không khí cô đặc này hình thành từ sự bốc cao đột ngột rồi gặp nhiệt độ thấp của không khí cô đặc. Các nhà khí tượng gọi đây là đám mây pileus. Nó thường nhanh chóng biến mất và bức ảnh đặc biệt vì đã kịp thời ghi lại nó.

Nhìn sâu bên dưới chân cột khói là một đường hình đám mây màu xám đang đổ xuống các sườn của ngọn núi lửa Sarychev. Đây chính là dòng chảy nham thạch chết chóc, trộn lẫn giữa khí nóng và tro bụi, có thể phá hủy mọi thứ trên đường đi. Dòng nham thạch này có nhiệt độ lên tới 600 độ C và di chuyển với tốc độ khoảng 200 km/h.

May mắn là hòn đảo Matua thuộc quần đảo Kuril, nơi ngọn Sarychev phun trào không có dân cư. Núi lửa này phun trào một tuần trước và vẫn đang tiếp tục. Cột khói từ ngọn núi bốc lên giữa hành lang hàng không vào loại bận rộn nhất thế giới. Hàng trăm chuyến bay xuyên Thái Bình Dương phải đổi hướng để tránh việc động cơ máy bay đụng phải cột khói nóng này.

Trong khi đó, núi lửa Sarychev là một trong những ngọn hỏa diệm sơn hoạt động mạnh mẽ nhất tại quần đảo Kuril của Nga. Những lần phun trào đầu tiên được ghi nhận của núi lửa này là từ thế kỷ 18 và lần gần đây nhất là năm 1989.

Hình ảnh hùng vĩ núi lửa Sarychev phun trào nhìn từ vũ trụ:

Các phi hành gia trên Trạm không gian quốc tế (ISS) thoải mái quan sát và ghi lại hình ảnh núi lửa Sarychev phun trào mà không gặp nguy hiểm gì, vì họ cách cột khói này hơn 300 km.

Phần chóp nón của cột khói khiến các nhà nghiên cứu núi lửa ngạc nhiên.

Bức ảnh này cho thấy cột khói bụi của núi lửa Sarychev đang bị cuốn đi trong bầu khí quyển vài ngày sau khi nó thức giấc.

Bức ảnh chụp ngày 14/6 cho thấy cột khói bụi đang tan ra về phía bắc và phía tây của núi lửa Sarychev.

Núi lửa Sarychev nhìn dưới mặt đất. Ngọn hỏa diệm sơn này nằm trên quần đảo Kuril, phía đông nước Nga và phía bắc Nhật Bản.

 

Theo VnExpress/ NASA, Mail

Ngày 26/5, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đang phối hợp với Công an thị xã Chơn Thành khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ 2 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 2 công nhân tử vong.

Những "ông sao khiếm thính" có thể khiến bạn nghĩ đến một khiếm khuyết của cơ thể nhưng thực tế, những "ông sao" của showbiz Việt có khi còn thính tai hơn bất kỳ ai. Nhưng, họ chủ động "khiếm thính" vì sự kiêu ngạo ngông cuồng của chính mình theo kiểu "mục hạ vô nhân". Chính vì thế, thay vì được quý mến như những ngôi sao, họ đã bị cộng đồng gọi là "ông sao" hoặc "sao sao".

Người Toraja là một tộc miền núi đảo Sulawesi, Indonesia. Về nguồn gốc, có quan điểm cho rằng tổ tiên họ vốn là một chủ nhân của văn hóa Đông Sơn ở Bắc Việt Nam đã thiên di bằng đường biển tới vùng đảo cách đây khoảng trên dưới 2.000 năm.

Giữa thung lũng có một “tọa độ chết” được đánh dấu, nơi đó được gọi bằng những cái tên rất hãi hùng như “cái rốn da cam”, “vùng đất chết” khi mang trong đất sự hủy diệt của chiến tranh còn sót lại. Nhưng, nhiều nỗ lực đã giúp hồi sinh vùng đất này tươi xanh như từng có.

Kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi và 35 năm Ngày tái lập tỉnh, tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức lễ kỷ niệm với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quảng Bình hành trình khát vọng - phát triển” diễn ra tối 2/6, cùng nhiều hoạt động khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文