Các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu thành công sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày

20:46 28/08/2020
Với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn, viên nổi trong dạ dày chứa Clarithromycin và phương pháp bào chế chế phẩm này vừa được nhận Bằng độc quyền giải pháp hữu ích vào tháng 6/2020.

Nhóm nghiên cứu cũng đã chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất cho Nhà máy liên doanh Meyer- Bristol, để chuẩn bị đưa sản phẩm ra thị trường vào cuối năm 2021.

70% người Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP

Clarithromycin là một kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị bệnh viêm, loét dạ dày, tá tràng. Tuy nhiên, thuốc này lưu giữ tại dạ dày rất ngắn, hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa chỉ khoảng 55%, nên hiệu quả điều trị không cao. Vì thế, các nhà khoa học ở Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu bào chế viên nổi trong dạ dày chứa Clarithromicyn 500 mg” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều trị của Clarithromicyn 500 mg, bằng việc khắc phục hạn chế trên của Clarithromicyn 500 mg, đồng thời, giảm ½ giá thành so với dùng thuốc nhập ngoại.

Đề tài do Ths. Cao Thị Thanh Thảo làm Chủ nhiệm, được triển khai từ thực tế hiện nay là bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Ở Việt Nam, bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng chiếm khoảng 26%, đứng đầu trong các bệnh tiêu hóa và ngày càng gia tăng. Theo một số nghiên cứu của Bộ Y tế, có tới 70% dân số nước ta nhiễm vi khuẩn HP - nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày, tá tràng và ung thư dạ dày. Đặc biệt, vi khuẩn HP còn là tác nhân gây nên ung thư dạ dày, đứng thứ 2 sau ung thư phổi, ở nam giới và thứ 3 ở nữ giới.

Clarithromycin là loại kháng sinh được dùng nhiều trong phác đồ điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng do vi khuẩn HP, nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP, giảm lượng acid dạ dày và giảm tỷ lệ tái phát loét. Nhưng vi khuẩn HP nằm sâu trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, còn thuốc Clarithromycin lại không lưu lâu tại dạ dày, nồng độ trị liệu của thuốc không tới được lớp màng nhầy để diệt vi khuẩn.

Đây là một trong những nguyên nhân gây thất bại trong điều trị, khiến bệnh thường bị tái đi tái lại. Vì vậy, để có hiệu quả trên vi khuẩn HP tốt, người bệnh phải dùng thuốc liều cao và nhiều lần trong ngày. Điều này dễ khiến người bệnh gặp tác dụng phụ không mong muốn, như rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng gan thận và còn dẫn tới kháng thuốc kháng sinh. Để tăng cường tác dụng tại chỗ của thuốc tại dạ dày, đã có dạng thuốc nổi để tăng thời gian thuốc lưu giữ tại dạ dày, nhưng Việt Nam hiện vẫn chưa có thuốc nổi trong dạ dày chứa Clarithromycin 500 mg.

Thuốc điều trị dạ dày cần có viên nổi hỗ trợ để tăng hiệu quả .

Hàng Việt chất lượng ngoại, giá thành giảm

Trước tình hình này, nhóm nghiên cứu đã xây dựng công thức và quy trình bào chế viên nổi trong dạ dày Clarithromycin 500 mg; xây dựng và thẩm định quy trình định lượng Clarithromycin trong môi trường thử hòa tan; thẩm định quy trình định lượng viên chứa Clarithromycin nổi trong dạ dày; xây dựng mô hình và tối ưu hóa công thức viên Clarithromycin 500 mg nổi trong dạ dày theo tiêu chuẩn cơ sở; đánh giá in vivo chế phẩm trên chó bằng phương pháp X quang để xác định thời gian lưu của thuốc trong dạ dày; xây dựng tiêu chuẩn cơ sở viên nổi trong dạ dày chứa Clarithromycin 500 mg.

Quá trình xây dựng và thẩm định phương pháp định tính, định lượng Clarithromycin trong viên, trong thử độ hòa tan, đã cho thấy tính tương thích hệ thống, tính đặc hiệu, độ lặp lại, giới hạn phát hiện và độ đúng trong giới hạn tuyến tính.

Khi đưa vào dạ dày, hoạt chất có trong chế phẩm được phân tán đồng nhất trong polymer bằng sự trương nở. Các tá dược sủi bọt như carbonat, bicarbonate… tạo khả năng nổi cho hệ thống nhờ phản ứng sinh khí CO2. Khí CO2 bị giữ lại trong khung gel trương nở làm giảm tỷ trọng của thuốc xuống nhỏ hơn tỷ trọng của dịch dạ dày, làm chế phẩm thuốc nổi lên trên và tránh được ảnh hưởng của dịch dạ dày.

Các thử nghiệm về thành phẩm viên nổi trong dạ dày Clarithromycin 500 mg trên động vật cũng cho thấy, thuốc nằm gần lỗ môn vị và lưu trong dạ dày tới 5 giờ sau  khi uống, lâu hơn so với viên thường. Đặc biệt, các tá dược dùng trong chế phẩm này đảm bảo an toàn cho người bệnh. Bên cạnh đó, viên nén bao phim nổi có hàm lượng ổn định sau 27 tháng, nên hạn dùng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Kết quả nghiên cứu thành công của đề tài có ý nghĩa rất lớn. Trước hết, viên nổi góp phần nâng cao hiệu quả điều trị căn bệnh dạ dày mà rất đông người Việt Nam mắc phải, đồng thời, cho phép ứng dụng điều trị trong các bệnh cần khả năng lưu giữ thuốc tại dạ dày trong khoảng thời gian xác định, để giảm các bệnh dễ dàng tái phát, như nhiễm vi khuẩn HP. Đặc biệt, sản phẩm có giá rẻ hơn tới 50% so với thuốc ngoại nhập, nên tiết kiệm khá lớn chi phí điều trị cho người bệnh. Ngoài ra, với kết quả của đề tài này, Việt Nam sẽ chủ động hơn về nguồn thuốc, thay vì phụ thuộc vào hàng nhập khẩu.

Đây là những lý do cho thấy tiềm năng phát triển của sản phẩm này khi được thương mại hóa ra thị trường. Thực tế, quy trình sản xuất được ứng dụng tại Trung tâm KHCN Dược Sài Gòn và Nhà máy liên doanh Meyer – Bristol đã  cho thấy kết quả khả quan. Hơn nữa, đây lại là sản phẩm đầu tiên ở Việt Nam có chất lượng tương tự hàng ngoại nhập, nên ngay sau khi đề tài được nghiệm thu, sản phẩm đã được đưa ngay vào sản xuất.

Thái Hoàng

Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, CSGT huy động 14 tàu, xuồng và hơn 200 CBCS phối hợp với các lực lượng và ngư dân chia thành 28 mũi để triển khai ngay các biện pháp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đưa người bị thương vào cấp cứu tại các bệnh viện, bảo vệ tài sản của người bị nạn.

Ngày 20/7, trước diễn biến khó lường của cơ bão số 3, với nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến TP Hải Phòng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã phát đi công điện khẩn, yên cầu lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn, tập trung ở cấp độ cao nhất, khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bão.

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58, số đăng ký QN-7105 tại Quảng Ninh đến nay vẫn làm bàng hoàng dư luận cả nước. Sau tai nạn thương tâm trên, nhiều người đặt câu hỏi: Kỹ năng nào để có thể sống sót trên biển khi tàu gặp nạn?

Bão Wipha (bão số 3) đã tăng lên cấp 11-12 (103-133 km/h) giật cấp 15. Theo dự báo, bão sẽ đổ bộ vào vùng ven biển Quảng Ninh - Ninh Bình ngày 21/7 với cường độ cấp 10-11, giật cấp 14. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã có chỉ dẫn, khuyến cáo người dân để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão.

Thông tin về tình hình giải ngân vốn đầu tư công ở các dự án trọng điểm, ông Đậu An Phúc, Giám đốc BQL Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP Hồ Chí Minh (Ban Hạ tầng) cho biết năm nay Ban hạ tầng được giao giải ngân 12.029 tỷ đồng vốn đầu tư công. Tuy nhiên, đến tháng 6 vừa qua mới chỉ có hơn 912 tỷ đồng được giải ngân…

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 20/7, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21,7 độ vĩ Bắc, 114,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc biển Đông, cách Quảng Ninh, Hải Phòng khoảng 705 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất gần tâm bão mạnh cấp II (103 - 117 km/giờ) giật cấp 14; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20 – 25 km/h…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.