Sao Hỏa từng có rất nhiều nước
Các nghiên cứu từ trước đến nay của NASA về sao Hỏa đều nhằm mục đích xác định lượng nước trên bề mặt sao Hỏa rộng chừng nào và có đủ độ ẩm để khởi sinh sự sống hay không.
Tham gia chương trình nghiên cứu này là 3 kính viễn vọng thuộc sở hữu của Đài thiên văn Châu Âu đặt ở Chile, kính của Đài thiên văn W.M. Keck và kính của NASA cùng đặt ở Hawaii.
Các phân tử trong bầu khí quyển của sao Hỏa thường được gọi là HDO hơi nặng hơn các phân tử nước thường H2O vì chúng chứa các đồng vị Hydro nặng hơn. Cả H2O và HDO từng tồn tại trên trái đất và sao Hỏa nhưng nước đã bay hơi hết khỏi bề mặt hành tinh đỏ do trọng lực của nó nhẹ hơn trên trái đất.
Theo nghiên cứu mới đưa ra này thì lượng nước phát hiện trên bề mặt phía Bắc của sao Hỏa tương đương khoảng 20 triệu km3, tức là khoảng hơn 6,5 lần lượng nước băng đá ở cả hai đầu cực của trái đất.
Nghiên cứu mới này cũng xác định nước đã tồn tại lâu hơn rất nhiều so với các nhận định trước đây.
Vì sao Hỏa đã mất 87% lượng nước của mình qua hàng tỷ năm nên chỉ còn 13% đó tụ ở phía bắc của hành tinh. Tuy nhiên, cũng phải tiếp tục thêm nhiều nhiều thiên niên kỷ nữa để phần nước 13% còn lại bay hơi nốt.
Phát hiện mới này rất quan trọng cho nhận định về thời gian đủ dài tồn tại các điều kiện lý tưởng cho sự sống phát sinh trên sao Hỏa. Ngoài ra nó cũng có ý nghĩa cho nghiên cứu về sự phát triển liên tục trên trái đất.