Công nghệ ADN giúp giải quyết những vụ án liên quan đến động vật
Những loại tội phạm như trộm cướp, phá hoại văn vật, giết người v.v... xảy ra hàng ngày trong xã hội chúng ta. Nhưng không chỉ có con người là nạn nhân mà động vật cũng nằm trong tầm ngắm của bọn tội phạm.
Hiện nay, các nhà khoa học đang nỗ lực hợp tác với lực lượng cảnh sát điều tra để chống lại bọn tội phạm này. Với công nghệ chất liệu di truyền ADN, họ cố gắng làm sáng tỏ những vụ án khó giải quyết liên quan đến hành vi săn trộm đủ loại động vật.
Bọn tội phạm săn trộm ngà voi
Loài voi đặc biệt nằm trong tầm ngắm của bọn săn trộm. Samuel Wasser, Giám đốc Trung tâm bảo tồn sinh học của Đại học Washington (
Song đến năm 2005 thì thị trường buôn bán trái phép ngà voi lại bùng nổ dữ dội. Và trong vài năm qua, giá ngà voi trên thị trường đen đã tăng gấp 4 lần: khoảng 850 USD/kg! Một ngà voi có thể cân nặng từ 11kg trở lên.
Hậu quả của việc săn trộm lấy ngà này là mỗi năm có đến hàng ngàn con voi bị sát hại. Và số lượng voi sống trong thiên nhiên hiện nay chưa đến 500.000 con. Trong khi đó chính quyền các nước khó mà chặn đứng hiệu quả loại tội phạm này bởi vì bọn săn trộm luôn hành động ở những vùng xa xôi hẻo lánh, và bọn lái buôn thu mua ngà voi ở những địa điểm khác nhau để sau đó ngụy trang chuyển hàng đi theo đường biển. Một chuyến hàng có thể chuyển hàng trăm ngà voi giá trị hàng triệu USD.
Theo đánh giá của Wasser, chính quyền các địa phương chỉ chặn bắt được 10% trong số những chuyến hàng này. Nhưng cho dù có thu hồi được hiện vật, họ cũng không biết được chúng có gốc gác ở đâu. Để giải quyết vấn đề này, Wasser đã phát triển công nghệ ADN ứng dụng cho loài voi để truy tìm nguồn gốc chiếc ngà.
Bởi vì phần bên ngoài ngà được cấu thành bởi các tế bào chết, trong khi ADN lại nằm trong đám tế bào sống bên trong ngà, mà việc đập vỡ hay khoan sâu vào ngà sẽ phá hủy ADN. Khắc phục vấn đề này, Wasser sử dụng nitrogen lỏng để đông lạnh chất liệu di truyền. Sau đó nhà khoa học dùng từ trường để lấy mẫu mà không phá hủy ADN.
Với kỹ thuật di truyền này, Wasser đã giúp cơ quan điều tra lần ra được nguồn gốc của ngà voi tịch thu được.
Năm 2002, người ta bắt được chuyến hàng chở gần 6.000kg ngà voi ở Singgapore và kỹ thuật phân tích của Wasser phát hiện gần như toàn bộ lượng hàng này xuất xứ từ một vùng nhỏ của Zambia. Đây là khám phá quan trọng vì cơ quan quản lý đời sống hoang dã trước đó cho rằng số ngà thuộc về nhiều vùng khác nhau! Điều tra bằng công nghệ ADN của Wasser hỗ trợ các chính quyền địa phương khoanh vùng diễn ra hành vi săn trộm khá rõ ràng.
Và bọn săn cá voi, cá mập
Chính quyền các nước cũng tóm được bọn săn cá voi trái phép nhờ Mahmood Shivji, nhà di truyền học ở Trung tâm hải dương học Đại học Đông Nam Nova ở Dania Beach (Florida, Mỹ). Vốn học ngành Hải dương học và Di truyền hiện tại Shivji là thám tử ADN điều tra những vụ liên quan đến sinh vật biển.
Shivji cho biết có hơn 400 loài cá mập trong các đại dương trên thế giới và ngư dân đã giết chết khoảng 50 trong số những loài cá này để lấy vây. Trong đó, vây của một số loài cá mập rất có giá trị. Đôi khi cá mập cũng bị giết để lấy thịt. Do tình trạng săn bắt cá mập ngày càng rầm rộ nên trong hai thập niên qua số lượng cá mập đại dương đã giảm đi 70% và thậm chí vài loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Sau khi cắt lớp vây, cá mập được thả trở lại xuống nước để chết từ từ – đây là hành vi thật khủng khiếp và đe dọa sự cân bằng sinh thái biển. Chính vì thế mà hiện nay ở Mỹ, việc săn cá mập chỉ để lấy vây được coi là bất hợp pháp – trừ khi nguyên vẹn con cá được giữ lại để bán lấy thịt.
Bất cứ con tàu hàng nào chỉ chứa vây cá mập mà không có thân cá đều bị ghép tội săn bắt cá mập lấy vây bất hợp pháp. Nhưng không dễ nhận định vây thuộc loài cá mập nào vì chúng đều trông giống nhau. Đó là vấn đề mà Shivji phải giải quyết.
Đầu tiên Shivji nghiên cứu ADN của 70 loài cá mập và tìm thấy một vùng nhỏ ADN khác biệt giữa các loài. Sau đó ông tạo ra một test đơn giản xác định loài dựa trên ADN lấy từ mẫu thịt hay vây. Tiếp đến, Shivji tìm thấy một vùng ADN khác thay đổi tùy theo các thành viên của cùng một loài. Shivji còn phát triển một test khác xác định vùng sinh sống của loài cá mập.
Ví dụ, test sẽ cho biết cá mập có nguồn gốc từ vùng tây bắc Đại Tây Dương, tây nam Đại Tây Dương, Autralia, hay Nam Phi. Cuối cùng Shivji kết hợp hai test lại với nhau. Ưu điểm của kỹ thuật của Shivji là cho ra kết quả rất nhanh – chỉ trong 2 ngày là có thể xác định nguồn gốc 50 vây cá (về mặt địa lý và loài).
Và hiện nay các test nhanh có thể xác định chắc chắn nguồn gốc 30 loài cá mập. Kỹ thuật của Shivji đã giúp NOAA - Cơ quan Quốc gia quản lý khí quyển và đại dương của Mỹ, chịu trách nhiệm kiểm tra những tàu đánh cá đi vào các cảng nước này – giải quyết được nhiều trường hợp đáng ngờ. Hệ thống test vây cá của Shivji luôn được cải tiến để cho ra kết quả nhanh hơn và chính xác hơn.
Hiện nay, các nhà khoa học đang thực hiện những nghiên cứu tương tự để bảo vệ các loài sinh vật biển khác, như là: hải cẩu, hải mã v.v... Nếu như sinh vật biển được sinh sống yên ổn thì đó là công lao to lớn của các nhà thám tử ADN