Chế tạo thành công cabin chở bệnh nhân COVID-19

17:59 02/07/2021
Cabin được lắp đặt ghế có thể ngồi hoặc lật ghế nằm được để phù hợp với mọi điều kiện bệnh lý của bệnh nhân. Các thiết bị trong cabin gồm hệ thống phun khử khuẩn, hệ thống quạt hút gió, hệ ô xy và hệ đèn chiếu sáng trong cabin để đáp ứng yêu cầu cabin giống như một buồng áp lực âm, đảm bảo không phát tán các vi khuẩn ra không khí...

Đây là sản phẩm được ứng dụng tại khu cách ly của các bệnh viện và thí điểm tại Trung tâm Y tế Quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) để chuyên chở các bệnh nhân nghi nhiễm COVID -19 bắt đầu từ tháng 7/2021. 

Tính ưu việt của sản phẩm là có thể vừa vận chuyển bằng xe máy điện trong khuôn viên của các bệnh viện vừa có thể tháo rời để di chuyển kéo bằng tay trong các hành lang hoặc trong thang máy.

Cận cảnh các nút điều khiển cabin chở bệnh nhân COVID-19.
Đây là sản phẩm được ứng dụng tại khu cách ly của các bệnh viện ở Đà Nẵng để chuyên chở các bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19 bắt đầu từ tháng 7/2021.

Cấu tạo của sản phẩm này gồm 1 chiếc xe máy điện, 1 cabin khép kín bằng vật liệu nhôm với trọng lượng cabin 80 kg, kích thước dài 1570mm, rộng 940mm, cao 1800mm gồm có bốn bánh xe trong đó có hai bánh cố định, hai bánh tự lựa cabin được chế tạo phần khung gầm bằng vật liệu thép để đảm bảo độ cứng vững. Phần vỏ cabin được chế tạo bằng vật liệu nhôm để đảm bảo giảm bớt trọng lượng của cabin, vật liệu cách âm cách nhiệt EPS.

Trong cabin được lắp đặt ghế có thể ngồi hoặc lật ghế nằm được để phù hợp với mọi điều kiện bệnh lý của bệnh nhân. Các thiết bị trong cabin gồm hệ thống phun khử khuẩn, hệ thống quạt hút gió, hệ ô xy và hệ đèn chiếu sáng trong cabin để đáp ứng yêu cầu cabin giống như một buồng áp lực âm, đảm bảo không phát tán các vi khuẩn ra không khí. Phía ngoài cabin được lắp đặt các thiết bị điện như đèn báo độ cao, đèn pha, đèn phanh, đèn báo cấp cứu.

Cabin có thể chở được tải trọng khoảng 100kg khi kéo bằng xe máy điện và khi kéo bằng tay có thể lên đến 200kg. Chi phí để sản xuất chế tạo sản phẩm này ước tính khoảng 60 triệu đồng. Nếu sản xuất nhiều thì chi phí có thể giảm xuống, dao động khoảng 50 triệu đồng.

Cấu tạo phía trong của Cabin chở bệnh nhân COVID-19.

Sản phẩm được nghiên cứu và chế tạo bởi Thạc sĩ Đặng Xuân Thủy- Giảng viên Khoa Cơ khí, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng. Thầy cho biết, trong quá trình nghiên cứu chế tạo sản phẩm nhận được sự hỗ trợ tham gia và tư vấn của Thạc sĩ Huỳnh Bá Vang - Khoa Cơ khí giao thông và các đồng nghiệp trong khoa Cơ khí giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình chế tạo từ các thiết bị của Xưởng Cơ khí.

Đánh giá về sản phẩm, Bác sỹ Lê Văn Sỹ - Giám đốc Trung tâm Y tế Quận Liên Chiểu cho biết: “Việc sử dụng sản phẩm này đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển bệnh nhân, tránh không phát tán vi rút ra môi trường xung quanh. Trong trường hợp bệnh nhân nặng thì cabin này cũng đáp ứng trong việc cung cấp oxy cho bệnh nhân và khử khuẩn sau khi sử dụng. Mô hình này cũng có thể nhân rộng và sử dụng ở những bệnh viện có khuôn viên tương đối rộng, có đường nội bộ để di chuyển, thích hợp để chuyên chở bệnh nhân ở những đoạn đường ngắn mà khó sử dụng phương tiện ôtô”.


Cấu tạo của sản phẩm này gồm 1 chiếc xe máy điện, 1 cabin khép kín bằng vật liệu nhôm với trọng lượng cabin 80 kg, kích thước dài 1570mm, rộng 940mm, cao 1800mm gồm có bốn bánh xe trong đó có hai bánh cố định, hai bánh tự lựa cabin được chế tạo phần khung gầm bằng vật liệu thép để đảm bảo độ cứng vững. Phần vỏ cabin được chế tạo bằng vật liệu nhôm để đảm bảo giảm bớt trọng lượng của cabin, vật liệu cách âm cách nhiệt EPS.

Trong cabin được lắp đặt ghế có thể ngồi hoặc lật ghế nằm được để phù hợp với mọi điều kiện bệnh lý của bệnh nhân. Các thiết bị trong cabin gồm hệ thống phun khử khuẩn, hệ thống quạt hút gió, hệ ô xy và hệ đèn chiếu sáng trong cabin để đáp ứng yêu cầu cabin giống như một buồng áp lực âm, đảm bảo không phát tán các vi khuẩn ra không khí. Phía ngoài cabin được lắp đặt các thiết bị điện như đèn báo độ cao, đèn pha, đèn phanh, đèn báo cấp cứu.

Cabin có thể chở được tải trọng khoảng 100kg khi kéo bằng xe máy điện và khi kéo bằng tay có thể lên đến 200kg. Chi phí để sản xuất chế tạo sản phẩm này ước tính khoảng 60 triệu đồng. Nếu sản xuất nhiều thì chi phí có thể giảm xuống, dao động khoảng 50 triệu đồng.

Hoài Thu

Trong giai đoạn 1997-2006, Việt Nam triển khai tích cực đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và hội nhập khu vực và quốc tế. Trên cương vị Chủ tịch nước, đồng chí Trần Đức Lương đã có nhiều đóng góp vào việc chỉ đạo xây dựng đường lối đối ngoại và triển khai công tác đối ngoại, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm dầu xả Hanayuki Conditioner - Chai 300g do Công ty TNHH thương mại dịch vụ VB Group và Công ty TNHH EBC Group sản xuất, đưa ra thị trường do có vi phạm; đồng thời tạm dừng hoạt động của hai công ty này.

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24-28/5.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra đúng dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, đánh dấu sự khởi đầu tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam dành cho Malaysia trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2025 và quyết tâm cùng Malaysia và các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN “Bền vững và bao trùm”, đoàn kết, vững mạnh, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN đối với hòa bình, ổn định tại khu vực.

Sáng sớm 24/5, Hà Nội trời mưa to. Dưới cơn mưa, tại khu vực xung quanh Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông- nơi đặt linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Công an TP Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng đã có mặt, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tuyệt đối an toàn Lễ Quốc tang, phục vụ nhân dân tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về nơi an nghỉ cuối cùng.

Hai dự án giao thông quan trọng của TP Cần Thơ là dự án xây dựng, nâng cấp mở rộng đường tỉnh 917 và dự án đường tỉnh 918 giai đoạn 2 đang bị chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng và thiếu nền tái định cư cho hộ dân bị ảnh hưởng.

Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Đinh Xuân Sáng (SN 1984, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) và bị can Vũ Thành Quang (SN 1994, trú tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội “Giết người” và tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Theo tin từ TAND quận Tây Hồ (Hà Nội), ngày 5/6, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử tài xế xe Lexus hành hung nam shipper gây bức xúc trong dư luận. Bị cáo là Tống Anh Tuấn (SN 1982, trú tại phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1, Điều 134 BLHS.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.