Điều bí ẩn về giác quan

08:38 09/11/2006

Hầu như ai trong số chúng ta cũng có một vài mức độ của khả năng ngoại  cảm. Có người giống như chim thiên di, vì họ  luôn biết hướng bắc nằm ở đâu, trong khi những người khác không cần phải đeo đồng hồ, vì họ biết lúc nào là mấy giờ. Khi bị ai đó nhìn lén, chúng ta đều có cảm giác “nhồn nhột”, khó chịu.

Nếu bạn nghĩ rằng con người có 5 giác quan thì vẫn chưa  chính xác. Ngoài các giác quan thông thường như: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác, con người còn có thêm một giác quan nữa, được gọi là cảm giác vận động trong cơ thể – tức là chúng ta có thể nhận thức được mức độ căng cứng của các cơ, vị trí tương đối của các chi trong cơ thể chẳng hạn. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học và khoa học còn đề cập  về giác quan thứ bảy, chứ không phải là “giác quan thứ sáu”  như chúng ta vẫn thường hay nói!

Giác quan thứ bảy là một tập hợp của các giác quan, gọi chung bằng cái tên “khả năng ngoại cảm”. Một trong những bằng chứng sống kỳ lạ nhất về ngoại cảm là cô Jane O'Neil ở  Anh.  Cô đã tận mắt chứng kiến một tai nạn giao thông nghiêm trọng. Cú sốc lớn đến nỗi cô phải nghỉ việc trong nhiều tuần. Sau biến cố này, cô phát một khả năng nhìn thấy bằng “con mắt thứ ba”.

Một ngày nọ, cô cùng với một người bạn đi nhà thờ Fotheringhay ở Northamptonshire. Jane nhìn ra phía sau bàn thờ và thấy có một bức tranh rất đẹp, trong khi cô bạn thì chẳng thấy gì cả. Sau đó, hai cô quay trở lại nhà thờ lần nữa để “làm cho ra ngô ra khoai”. Nhưng lần này thì Jane hết sức kinh ngạc khi trông thấy quang cảnh của một nhà thờ hoàn toàn khác lạ – nhỏ bé hơn nhà thờ hiện tại, nhưng bức tranh thì đã biến mất. Cô mô tả hình ảnh này với một chuyên gia am hiểu về lịch sử địa phương, thì được biết đấy chính là căn nhà thờ cổ có từ trước đó 400 năm, và được trùng tu vào năm 1553. Tuy nhiên, có nhà khoa học lý giải rằng Jane đã trải qua một biến động trong cuộc sống, nên cô đã có một số ảo giác. Và một trong các ảo giác đó vô tình trùng hợp với thực tế của lịch sử.

Cô Jane là một trong những trường hợp có khả năng nhìn về quá khứ của 4 thế kỷ trước. Còn về đa số chúng ta, thì hầu như ai cũng có một vài mức độ của khả năng ngoại  cảm. Có người giống như chim thiên di, vì họ  luôn biết hướng bắc nằm ở đâu, trong khi những người khác không cần phải đeo đồng hồ, vì họ biết lúc nào là mấy giờ. Khi bị ai đó nhìn lén, chúng ta đều có cảm giác “nhồn nhột”, khó chịu. Một số người  có thể cảm nhận được sự hiện hữu của một vật thể lớn ở gần đấy. Và dù có bị bịt mắt, họ vẫn không dại gì bước đâm sầm vào một bức tường. Khá nhiều người trong chúng ta có khả năng phân tích cường độ và chất lượng âm thanh. Chỉ cần nghe qua một đoạn nhạc là có thể nói  đích xác  đó là những nốt gì. Danh sách về các giác quan còn có thể thêm vào rất nhiều.

Chuyển sang thế giới động vật, chúng ta đã khám phá ra vô số những giác quan mà con người không có. Dơi, cá heo và những con vật khác dùng sóng âm siêu âm là một ví dụ rõ ràng nhất. Nếu giải thích đó là sự mở rộng của khả năng thính giác thì quá đơn giản, đặc biệt là trong trường hợp của cá heo. Người ta vẫn chưa hiểu nhiều về một giác quan ở một số loài cá, giúp chúng có thể phát hiện ra một  vật thể dựa vào những hoạt động điện tinh tế của vật thể này.

Nhiều cơ quan ở những con thú săn mồi ban đêm có thể “thấy”, sử dụng các tế bào nhạy cảm với nhiệt. Đây cũng là một danh sách có thể bổ sung thêm nhiều cùng với thời gian. Thậm chí đã có một số bằng chứng là cây cối cũng có giác quan, nhưng  những giác quan đó là gì thì chúng ta vẫn chưa biết được đích xác.

Nói tóm lại là  không có câu trả lời chắc chắn nào cho câu hỏi thế giới sinh vật có bao nhiêu giác quan

Đỗ Thuý (theo Mysteries of the Human Body)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文