Gia tăng nguy cơ tấn công lừa đảo trực tuyến trong năm 2021

06:35 04/01/2021
Lộ lọt dữ liệu trong quá trình chuyển đổi số; tấn công vào các chuỗi cung ứng, lừa đảo trực tuyến ngày càng diễn biến phức tạp; tài chính-ngân hàng vẫn là nhóm ngành có nguy cơ cao bị tin tặc tấn công..., là những xu hướng nổi bật được các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo trong năm 2021.


Nguy cơ lộ lọt dữ liệu trong quá trình chuyển đổi số

Theo dự báo của các chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), trực thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, có một số xu hướng tấn công mạng nổi bật trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

Theo NCSC, quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh, mạnh mẽ đồng nghĩa với khối lượng dữ liệu, thông tin lưu thông trên không gian mạng sẽ ngày một khổng lồ. Khối lượng thông tin lớn từ các công nghệ đột phá qua vô số cảm biến trong thiết bị IoT hay điện toán đám mây… đều có những rủi ro tiềm tàng dẫn đến lộ lọt dữ liệu. Bên cạnh đó, trong năm 2020, việc tấn công vào các chuỗi cung ứng đã và đang diễn ra liên tục, mạnh mẽ trên thế giới và cả Việt Nam.

Bước sang năm 2021, những cuộc tấn công này tiếp tục được khai thác triệt để hơn. Trong đó, doanh nghiệp có chuỗi cung ứng càng lớn hoặc phức tạp, nguy cơ bị tấn công càng cao. Bên cạnh đó, tấn công lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp, gia tăng cả số lượng và phương thức. Với diễn biến khó lường của đại dịch COVID-19, các chuyên gia dự đoán, năm 2021 các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến vẫn rất phức tạp, gia tăng về số lượng và phương thức.

Thậm chí, ngay cả khi giai đoạn hoạt động của dịch COVID-19 được kiểm soát vào năm 2021, những mối đe dọa an ninh liên quan đến COVID-19 vẫn có thể tiếp tục trong một thời gian dài sau đó. Các đối tượng xấu sẽ cố gắng lợi dụng lượng lớn thông tin liên quan đến vaccine, phản ứng của chính phủ và các tổ chức, các tác động lâu dài khác của đại dịch để thực hiện hành vi tấn công trực tuyến.

Tài chính, ngân hàng vẫn là “đích ngắm” của tội phạm mạng

Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách an ninh mạng của Bkav cho rằng, mất an toàn thông tin có thể xảy ra với bất kỳ ngành và lĩnh vực nào. Nhưng hiện nay kẻ xấu thường tập trung vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng với mục đích tấn công để trục lợi, bên cạnh đó còn tấn công vào các đơn vị cơ quan đầu não với mục đích đánh cắp thông tin bảo mật quan trọng.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Hữu Trung, Công ty cổ phần An ninh mạng Cystack cũng cho biết: Nhóm ngành có nguy cơ nhất hiện nay ở Việt Nam vẫn là tài chính, ngân hàng, ví dụ như các dịch vụ ví điện tử. Nhóm nguy cơ thứ hai là các công ty cung cấp dịch vụ trên nền tảng Internet cho khách hàng (software as a service), ví dụ như các sản phẩm CRM, logistics. Nhóm tiếp theo là cơ quan quản lý nhà nước. Và nhóm ngành thương mại điện tử cũng có nguy cơ mất an toàn thông tin rất cao.

Nguyên nhân không quá khó hiểu vì các nhóm này nắm giữ nhiều tài sản rất giá trị, trong đó có tài sản dữ liệu và tài sản kinh tế. Tuy vậy, các chuyên gia cũng thừa nhận, có một tín hiệu đáng mừng là các ngân hàng hiện nay đã và đang được đầu tư tương đối chủ động và bài bản về ATTT và đã triển khai các giải pháp truyền thống từ lâu như antivirus (diệt virus), firewall (tường lửa)... Gần đây, ngân hàng cũng có xu thế sử dụng dịch vụ, giải pháp giám sát ATTT như Trung tâm Điều hành an ninh mạng (SOC) của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp.

Đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp

Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin cho rằng, kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, bảo đảm an toàn, an ninh mạng không đơn thuần là mua các giải pháp đắt tiền. Để hiệu quả, các bộ, ngành, địa phương phải chuẩn bị lực lượng nhân sự đáp ứng yêu cầu để phản ứng nhanh với các sự cố, cuộc tấn công.

Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế rằng, lực lượng chuyên trách về an toàn thông tin tại các bộ, ngành, địa phương còn nhiều hạn chế cả về số lượng và trình độ. Trong khi đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, cũng như cơ chế thu hút nhân tài vào làm việc trong môi trường nhà nước còn nhiều hạn chế so với doanh nghiệp, chúng ta cần có một cách tiếp cận khác biệt để giải quyết vấn đề này.

Cũng theo ông Lịch, trong thời gian qua, Cục An toàn thông tin đã xây dựng và khuyến nghị đơn vị chuyên trách của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp triển khai mô hình 4 lớp bảo đảm an toàn thông tin. Trong đó, lớp 1 là lực lượng tại chỗ có khả năng xử lý một số tình huống cơ bản; lớp 2 là sử dụng dịch vụ giám sát của các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp; lớp 3 là sử dụng dịch vụ kiểm tra, đánh giá độc lập và lớp 4 là kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia được vận hành bởi Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia để được hỗ trợ khi cần thiết. Cách tiếp cận này cung cấp cho các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp thêm lựa chọn trong xây dựng phương án bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống, giảm thiểu sức ép về xây dựng đội ngũ nhân sự kỹ thuật, đồng thời nâng cao mức độ an toàn cho các hệ thống thông qua sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp.

Hùng Quân

Kể từ năm 2025, các trường đại học (ĐH) phải quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển về thang chung. Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu quy tắc quy đổi tương đương phải đơn giản, dễ hiểu, thuận lợi cho việc áp dụng, đồng thời việc quy đổi phải có căn cứ khoa học và thực tiễn.

Từ đầu tháng 3 đến nay, tại sân bay quân sự Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), các phi công lái máy bay trực thăng Mi-8 và Mi-17, Yak-130 và Su-30MK2 đang tích cực luyện tập chuẩn bị cho màn trình diễn đặc biệt trong buổi lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) tại TP Hồ Chí Minh.

Hà Nội là một trong những đô thị đầu tiên áp dụng camera tích hợp AI giám sát, xử phạt hành vi đổ rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định. Sau một tháng thực hiện dùng camera giám sát hành vi đổ rác không đúng nơi quy định tại 4 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, người dân đã có biến chuyển ý thức bước đầu. 

Sau 1 tháng tiếp nhận nhiệm vụ mới, với sự nỗ lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tận tâm trong công việc, các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Phòng Hồ sơ nghiệp vụ Công an TP Huế đã bắt nhịp và thực hiện tốt công tác giải quyết hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP). Nhiều người dân sau khi được tận tình hướng dẫn làm thủ tục đã viết những lá thư cảm ơn gửi đến Phòng Hồ sơ nghiệp vụ Công an TP Huế.

Chiều 2/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau bắt tạm giam, khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Nguyễn Việt Triều, Phó Chi cục trưởng Chi cục biển, hải đảo và kiểm ngư tỉnh Cà Mau và Huỳnh Văn Đẳng, Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm tàu cá - Chi cục thủy sản và chăn nuôi thú y (đều thuộc Sở NN&MT) về hành vi nhận hối lộ.

Israel chính thức khước từ đề nghị ngừng bắn với phong trào Hamas ở Dải Gaza và tiếp tục chiến dịch tấn công trên bộ với mục tiêu mở rộng "khu vực an ninh", động thái buộc người Palestine sinh sống tại đây tiếp tục phải di dời và đối mặt nguy cơ thương vong thường trực.

Từ đầu năm đến nay, Công an thành phố Cần Thơ đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý 61 trường hợp lợi dụng quyền tự do ngôn luận dùng mạng xã hội đăng tải những nội dung xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân, tổ chức...

Sau một thời gian lắng xuống, thời gian gần đây, hàng loạt cơ sở thu mua, chế biến nguyên liệu gỗ rừng trồng trái phép trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đồng loạt hoạt động trở lại, bất chấp các quy định của pháp luật.

Theo thống kê, trên địa bàn TP Hải Phòng hiện có 24 dự án sử dụng vốn ngân sách đang trong tình trạng tồn đọng, dừng thi công, chậm tiến độ… gây thất thoát, lãng phí. Trước thực trạng này, UBND TP Hải Phòng đã có văn bản yêu cầu rà soát toàn bộ, xem xét xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức để dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.