Hà Lan thí điểm sử dụng thiết bị kiểm soát người phạm tội do uống rượu bia

17:41 17/06/2020
Chính phủ Hà Lan đã nhất trí về một dự luật do Bộ Tư pháp và an ninh đề xuất liên quan đến công tác phòng ngừa lạm dụng rượu bia ở đất nước xứ sở của hoa tuy lip này.

Theo đó những người phạm tội liên quan đến lạm dụng rượu bia sẽ phải đeo một thiết bị điện tử đặc biệt ở cổ chân để điều chỉnh thói quen dùng đồ uống có cồn của mình.

Ông Ferdinand Grapperhaus, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và an ninh Hà Lan cho biết thiết bị này có hình dạng giống như một chiếc vòng dùng để theo dõi việc tiêu thụ đồ uống có cồn bằng cách tính toán lượng mồ hôi của người đeo.

Dữ liệu từ thiết bị sẽ được gửi tới một máy trung tâm 1 lần/ngày. Qua đó, cảnh sát có thể theo dõi lượng cồn tiêu thụ của người phạm tội một cách chi tiết hơn so với hệ thống hiện tại, vốn dựa vào các xét nghiệm máu và nước tiểu được thực hiện 2 lần/tuần. Cảnh sát cho biết người đeo sẽ luôn ý thức rằng họ đang mang một thiết bị có thể đo lượng cồn mà họ tiêu thụ, từ đó giúp họ tránh việc lạm dụng rượu bia.

Thiết bị điện tử đặc biệt đeo ở cổ chân để theo dõi người uống rượu bia.

Ngoài ra, chiếc vòng cũng giúp người đeo chứng tỏ sự thay đổi trong thói quen uống rượu bia của mình. Một bà mẹ 2 con từng tham gia khảo sát của chính phủ Hà Lan về việc sử dụng thí điểm thiết bị này cho biết chiếc vòng là cơ hội tuyệt vời để cô chứng minh mình không còn lạm dụng rượu bia nữa.

Bộ Tư pháp và an ninh Hà Lan cho biết cơ quan này đã tiến hành thử nghiệm thiết bị này từ năm 2017 đến tháng 3/2020. Kết quả đạt được rất khả quan khi có 74% người tham gia khảo sát nói trên không hề uống rượu bia, mặc dù một số được cho phép sử dụng các đồ uống có cồn. Khoảng 50% người tham gia cho biết họ đã không uống rượu bia trong ít nhất 3 tháng sau khi tháo bỏ chiếc vòng.

Theo các nghiên cứu do Bộ Tư pháp Hà Lan công bố, có khoảng 26% đến 43% các vụ bạo lực tại nước này liên quan đến rượu bia. Trong khi đó, chi phí cho việc sử dụng đồ uống có cồn tại Hà Lan ước tính lên đến 6 tỷ euro (6,75 tỷ USD) mỗi năm.

Thanh Bình

Hiện nay, một số mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện, phường trong công tác này. Tuy nhiên, hoạt động thực tế gặp không ít khó khăn, hạn chế, chưa có cơ chế bền vững về nguồn lực để hỗ trợ người CHXAPT có công ăn, việc làm để ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng…

Trong cuộc đời của mỗi người luôn có nhiều khoảnh khắc đẹp và đáng nhớ. Một trong những khoảnh khắc đó đã mang đến sự may mắn cho họ như định mệnh và nên duyên vợ chồng hạnh phúc viên mãn cả cuộc đời. Riêng tình yêu của tôi với nhà giáo, Thiếu tướng Phạm Văn Dần, sau là Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, cũng xuất phát từ khoảnh khắc đẹp như vậy.

Tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư về phí bảo trì, diện tích sở hữu chung, chậm bàn giao sổ hồng… tại các khu nhà chung cư là vấn đề không mới và đã kéo dài nhiều năm. Tại nhiều nhà chung cư, tưởng như việc tổ chức được hội nghị bầu ra Ban Quản trị, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho cư dân sẽ hóa giải được những xung đột, thế nhưng mâu thuẫn vẫn chưa dừng lại. Các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư đã có, vậy nhưng tranh chấp ở các khu nhà chung cư chưa bao giờ hết “nóng” và dường như chưa có thuốc “đặc trị”.

Đại diện thường trực Nga tại Liên hợp quốc ở Geneva ngày 14/11 (giờ địa phương) tuyên bố Nga sẵn sàng đàm phán chấm dứt chiến sự ở Ukraine nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khởi xướng, nhưng cuộc đàm phán nào cũng cần dựa trên thực tế về các bước tiến của Nga.

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

Cơn bão Man-yi, hiện cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 2.000 km được đánh giá là cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, có khả năng tiến vào Biển Đông trong ngày 18/11.

Không chỉ nhiều lần phớt lờ chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về vấn đề quản lý đất công như Báo CAND đã phản ánh vào ngày 9/11, tại Phân viện Thanh Thiếu niên miền Nam (TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh) thuộc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam còn để xảy ra tình trạng công trình trị giá 34 tỷ đồng được đầu tư bằng vốn ngân sách sau 15 chưa quyết toán xong và có nguy cơ phải đập bỏ do xây dựng không phép…

"Không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình",  TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu như vậy tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.

Ngày 14/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã có kết luận điều tra về đường dây chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng số lượng lớn do bị can Lềnh Chi Và (SN 1984) và Nguyễn Trung Hiếu (SN 1991), cùng ngụ tại huyện Định Quán (Đồng Nai) thực hiện hành vi phạm tội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文