Hồ nước ngọt khổng lồ ẩn dưới lớp băng Nam Cực

14:58 25/12/2019
Khoan sâu xuống lớp băng dày gần 4.000m ở Nam Cực, các nhà khoa học đã phát hiện một hồ nước ngọt có diện tích rất lớn…

Theo thông tin từ tờ Express đăng tải hôm 22-12, một nhóm các nhà khoa học Nga đã khoan một lỗ vào lớp băng dày gần 4.000m ở Nam Cực hồi tháng 1-2015 và thu được một mẫu nước ngọt nguyên sơ chưa từng được biết đến trong hàng triệu năm.

Hồ nước ngọt này nằm sâu bên dưới lớp băng ở Nam Cực.

Tuy được thực hiện cách đây 3 năm nhưng chi tiết về việc các nhà khoa học phát hiện dạng thức sống chưa từng thấy trên Trái Đất dưới lớp băng Nam Cực được kênh Youtube Riddle chia sẻ mới đây.

"Khi quyết định kiểm tra bên dưới lớp băng Nam Cực, những gì các nhà khoa học thấy không chỉ khiến người bình thường ngạc nhiên mà còn khiến chính họ bất ngờ.

Bấy lâu nay, nằm dưới lớp băng dày lạnh giá ở Nam Cực là một hồ nước cực "khủng" với diện tích hơn 15.000 km², độ sâu khoảng 1.200m.

Hồ nước khổng lồ được đặt tên là Vostok, theo tên trạm nghiên cứu của Nga ở Nam Cực, vì được phát hiện gần trạm nghiên cứu này", loạt video trên kênh Riddle cho hay.

Các video này còn giải thích về việc bằng cách nào các sinh vật sống được trong điều kiện khắc nghiệt nhất tại hồ, dưới lớp băng siêu lạnh.

"Hồ Vostok nằm sâu dưới lớp băng khổng lồ với độ dày gần 4.000m. Chính vì điều này, các nhà nghiên cứu không hy vọng tìm thấy dấu hiệu nhỏ nhất của sự sống, trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt khi nhiệt độ ở mức âm 89 độ C. Ngoài ra, áp suất bên dưới lớp băng vô cùng lớn và ánh sáng mặt trời không bao giờ xuyên được tới hồ Vostok.

Rất ít sinh vật sống trên Trái Đất có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt như vậy nhưng các nhà khoa học vẫn tìm thấy sự sống ở đây. Loại vi khuẩn được phát hiện dưới hồ Vostok khác biệt với các sinh vật giống khác vì nó tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt âm 89 độ C.

Tại thời điểm đó, nó hoàn toàn không giống với mọi thứ họ đã thấy trước đó. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra một loại vi khuẩn mới, có tên là W123-10. ADN của loại vi khuẩn mới này chỉ giống 86% với các sinh vật sống khác trên Trái Đất", kênh Riddle cho hay.

Hồ nước ngọt này có diện tích lên tới 15.000 km².

Phát hiện bất ngờ này không chỉ hữu ích trong việc tìm hiểu về Trái Đất mà còn giúp ích nhiều khi nghiên cứu về Sao Hỏa, nơi có thể tồn tại sự sống ở dưới bề mặt tương tự như hồ Vostok ở Nam Cực.

"Lý do khiến loài vi khuẩn mới khác biệt với mọi sinh vật khác được tìm thấy là do lớp băng đá dày đã cô lập hồ Vostok với phần còn lại của thế giới trong nhiều triệu năm. Vì vậy, vi khuẩn được tìm thấy ở đây phát triển tách biệt với các sinh vật sống còn lại trên Trái đất.

Có dấu vết của khoảng 3.500 loài sinh vật sống trong hồ. Điều này đưa các nhà nghiên cứu tới một giả thuyết quan trọng. Bởi lẽ, rất có thể cũng có các hồ tương tự dưới lớp đá trên sao Hỏa và ở đó tồn tại sự sống", video trên kênh Riddle lý giải.

V.Cường (tổng hợp)

Trong khi ngành xây dựng lâm vào cảnh khan hiếm cát đá, đất san lấp mặt bằng khiến nhiều công trình đầu tư công bị đình trệ, ảnh hưởng tới tiến độ, giá cả vật liệu tăng vọt thì cả trăm nghìn mét khối cát sỏi từ việc nạo vét lòng hồ thủy lợi, thủy điện lại "đắp chiếu" suốt nhiều năm qua, gây lãng phí không hề nhỏ. Nghịch lý trên đang xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng.

Với sự quyết tâm cao của hai Bộ, cùng sự phối hợp chặt chẽ và tinh thần trách nhiệm từ các cấp, Dự án “Xây dựng Hệ thống quản lý dân cư và căn cước công dân” sẽ được triển khai thành công, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào lên tầm cao mới.

Hội nghị Bộ trưởng toàn cầu lần đầu tiên về chấm dứt bạo lực đối với trẻ em, tổ chức tại Bogota, Colombia, vào đầu tháng 11/2024, đã thu hút sự tham gia của hơn 130 quốc gia và 80 bộ trưởng. Đây là sự kiện mang tính lịch sử, tạo cơ hội thúc đẩy những nỗ lực toàn cầu bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực.

Càng về cuối năm, tình hình buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu và trộm cắp tài sản trên địa bàn các huyện vùng cao, biên giới Hướng Hóa, Đakrông (Quảng Trị) càng diễn biến phức tạp và tăng mạnh. Các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi và thường rất manh động, sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị phát hiện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文