Khởi đầu cho Chính phủ số, Viettel e-Cabinet giành giải Sao Khuê 2020

19:54 03/06/2020
Là hệ thống duy nhất và đầu tiên tiếp cận, phục vụ cho tất cả các thành viên Chính phủ sử dụng hàng ngày, Viettel e-Cabinet (Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công viêc của Chính phủ) vừa được vinh danh tại Giải Sao Khuê 2020 cho giải pháp phần mềm xuất sắc.


Viettel e-Cabinet là sản phẩm được Viettel Solutions (thành viên Tập đoàn Viettel) triển khai từ ý tưởng của Văn phòng Chính phủ, khai trương vào tháng 6/2019. Đây được xem là sản phẩm lịch sử, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của những người đứng đầu Chính phủ trong việc xây dựng xây dựng một Chính phủ không giấy tờ, hướng tới một Chính phủ số.

Điểm nổi bật của Viettel e-Cabinet so với các hệ thống tương tự tại nhiều quốc gia đã triển khai trước đó là không chỉ phục vụ các cuộc họp của Chính phủ, thực hiện biểu quyết, mà hệ thống này còn hỗ trợ xử lý toàn trình công việc của Chính phủ.

Hiện tại, Chính phủ có thể họp hoàn toàn phi giấy tờ với Viettel e-Cabinet và biểu quyết sử dụng ký số điện tử của Ban Cơ yếu Chính phủ trên các thiết bị di động. Ngay trong phiên họp, Thủ tướng có thể ký ngay Quyết định để ban hành qua mạng và ngay lập tức tới tất cả Bộ, địa phương. Theo tính toán, việc vận hành có hiệu quả hệ thống này có thể giúp Chính phủ giảm ít nhất 30% thời gian các phiên họp.

Hệ thống này cũng có thể được tuỳ biến để triển khai cho các bộ, ngành và địa phương.

Sau gần 1 năm đi vào hoạt động, hệ thống này đã phục vụ thành công 12 cuộc họp phi giấy tờ của Chính phủ, giúp các đại biểu sử dụng tài liệu điện tử thay thế việc in ấn, sao chụp gần 50.000 tài liệu giấy; thực hiện xử lý 229 Phiếu lấy ý kiến Thành viên Chính phủ thay thế việc phát hành hơn 6.183 phiếu lấy ý kiến giấy và 28.161 hồ sơ, tài liệu kèm theo.

Khi khai trương hệ thống, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Chúng ta muốn xây dựng thành công nền kinh tế số và xã hội số thì trước tiên chúng ta phải có Chính phủ số mà khởi đầu là e-Cabinet”. Còn Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định đây là một trong những bước đi quan trọng hướng tới Chính phủ không giấy tờ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ quan Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Tại giải thưởng Sao Khuê 2020, Tập đoàn Viettel có tổng cộng 21 trên tổng số 112 giải thưởng được trao, với 2 giải thưởng thuộc Top 10 và cũng là đơn vị nhận được số lượng giải nhiều nhất. Đây cũng là năm Viettel có số lượng giải cao nhất trong lịch sử trao giải Sao Khuê, gần gấp đôi năm 2019. Riêng Viettel Solutions – thành viên của Tập đoàn Viettel, đơn vị phát triển e-Cabinet, đạt 4 giải thưởng tại Sao Khuê 2020.

Giải thưởng Sao Khuê – giải thưởng chuyên môn uy tín của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam dành cho Hệ thống Hải quan một cửa quốc gia là sự khẳng định về đóng góp và tác động của hệ thống này môi trường kinh doanh Việt Nam dưới góc nhìn của các chuyên gia.

Hội đồng giám khảo của Giải thưởng Sao Khuê gồm sự tham gia của 37 chuyên gia công nghệ, kinh tế đầu ngành, dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng là TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông. Năm 2020, Hội đồng đã lựa chọn được 112 sản phẩm, giải pháp, dịch vụ để trao giải.    

Chương trình Sao Khuê là hoạt động đánh giá chuyên môn tin cậy, uy tín nhất của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam. Chương trình bình chọn và công nhận các sản phẩm dịch vụ xuất sắc, uy tín hàng đầu của ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức hàng năm, bắt đầu từ năm 2003.

Các sản phẩm, dịch vụ được công nhận Danh hiệu Sao Khuê có chất lượng, hiệu quả vượt trội luôn được khách hàng tin tưởng, lựa chọn, tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Năm 2020, Chương trình Danh hiệu Sao Khuê 2020 tiếp tục sứ mệnh quảng bá, xây dựng thương hiệu cho ngành Phần mềm và Dịch vụ CNTT, góp phần định hướng thị trường, giúp người sử dụng lựa chọn các sản phẩm phần mềm, dịch vụ CNTT tốt nhất, đồng thời góp phần xây dựng sản phẩm phần mềm thương hiệu Việt Nam theo chiến lược Make in Vietnam do Bộ Thông tin và Truyền thông đề ra.

An An

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文