Lokheed Martin theo dõi "rác vũ trụ" nguy hiểm
Theo thỏa thuận này, hãng Electro Optic Systems (EOS) có trụ sở tại Canberra sẽ xây một trạm quan trắc không gian ở miền tây nước Úc sử dụng thiết bị quang học và công nghệ laser để phát hiện và theo dõi các vật thể trôi nổi tại khu vực không gian gần trái đất. Những vật thể này được sinh ra từ các vệ tinh ngừng hoạt động hay các mảnh vỡ tên lửa vũ trụ được gọi chung là "rác vũ trụ". Rác vũ trụ ngày càng trở thành mối đe dọa với các vệ tinh và những thiết bị không gian khác.
Trạm quan trắc mới của EOS giúp các tổ chức tư nhân và nhiều chính phủ sớm phát hiện nguy cơ với vệ tinh của họ. |
Tiến sĩ Ben Greene CEO của EOS tiết hộ, hãng đã đầu tư 80 triệu USD để phát triển công nghệ sử dụng trong hệ thống quan trắc này. Công nghệ quang học mới giúp xác định các vật thể không gian rẻ hơn nhiều lần so với dùng radar vô tuyến.
Phó chủ tịch Bộ phận không gian của Lockheed Martin Rick Ambrose cho biết với thỏa thuận này công ty có thể cung cấp cho các khách hàng hình ảnh rõ nét về những đối tượng có thể đe dọa tới vệ tinh của họ.
Hình ảnh mô phỏng rác vũ trụ quang Trái Đất của NASA vào năm 1989. |
Ước tính có khoảng 300.000 mảnh rác không gian với kích thước khác nhau đang quay quanh Trái đất với vận tốc lên tới gần 28.000 km/giờ. Đây là mối đe dọa thường trực tới 2.000 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo. Số liệu gần đây cho biết mỗi năm trung bình có 1 vệ tinh bị phá hủy vì rác vũ trụ.
Trước đây hệ thống theo dõi “rác vũ trụ” thường dựa chủ yếu vào radar ví dụ như hệ thống “Space Fence” của Không quân Mỹ với khả năng theo dõi tới 200.000 vật thể trong không gian. EOS là một trong các nhà sản xuất kính viễn vọng lớn nhất thế giới. Công ty EOS cũng hoạt động tại Trung tâm nghiên cứu không gian của Úc tại Mount Stromlo. |