Nhiều giống cây nguyên liệu giấy cho năng suất, chất lượng cao từ ứng dụng công nghệ

08:53 13/09/2020
Không chỉ đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy còn đặc biệt chú trọng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.


Nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn sản xuất

Do đặc thù của đơn vị là phục vụ công nghệ sản xuất giấy, nên Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy luôn ưu tiên nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ nhằm tạo ra các giống cây trồng lâm nghiệp mới đáp ứng mục đích kinh doanh của ngành như: Bạch đàn, keo lai, keo hạt, hay công nghệ nhân giống hiện đại  như nuôi cấy mô, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cây giống, đáp ứng kịp thời nhu cầu cây giống trồng rừng của ngành giấy, cũng như của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Chỉ 5 năm (giai đoạn 2015 – 2020), Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy đã tiến hành 21 nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, trong đó có 1 đề tài cấp Nhà nước, 16 đề tài và 2 dự án cấp Bộ, 1 dự án cấp tỉnh Phú Thọ, 1 đề tài cấp Tổng công ty.

Nuôi cấy mô, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cây giống

Các nhiệm vụ khoa học công nghệ đều tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm của Viện, như chọn tạo giống mới bạch đàn và keo; nhân các giống mới bằng phương pháp nuôi cấy mô để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất; các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phòng trừ sâu bệnh hại, nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng cung cấp gỗ và nguyên liệu giấy.

Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy đã triển khai chọn và dẫn giống, lai giống để tìm ra những giống mới có năng suất cao, kháng bệnh tốt, nhằm bổ sung nguồn giống cho quốc gia. Viện còn nghiên cứu thành công kỹ thuật lâm sinh thâm canh cao trong trồng rừng công nghiệp có năng suất cao, với năng suất bình quân của một số dòng bạch đàn mô, hom đạt từ 20 – 25 m3/ha/năm.

Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy cũng triển khai các nghiên cứu về mật độ trồng rừng, làm đất, phân bón, trồng rừng hỗn giao… Từ đó xây dựng được các quy trình trồng rừng thâm canh áp dụng cho các vùng trồng rừng nguyên liệu giấy.

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cây giống, Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy xây dựng chiến lược theo hướng nâng cao sức cạnh tranh về chủng loại, chất lượng sản phẩm, không ngừng hoàn thiện và đổi mới công nghệ, tạo sự chuyển biến về năng suất lao động, hạ giá thành sản xuất.

Cây nguyên liệu giấy giống mới đáp ứng nhu cầu cây giống trồng rừng của Vinapaco

Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh

Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy không ngừng ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.

Những thành công trong việc nghiên cứu, chọn, tạo, nhân giống được áp dụng vào sản xuất, mỗi năm, Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy sản xuất từ 3 – 5 triệu cây mầm mô bạch đàn phục vụ nhu cầu trồng rừng trong ngành cũng như nhân dân. Ngoài ra, Viện còn tổ chức sản xuất tại chỗ  4 – 5 triệu cây con bằng mô, hom (bạch đàn, keo lai, keo hạt) đủ tiêu chuẩn xuất vườn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trồng rừng nguyên liệu giấy.

Viện luôn coi trọng việc thúc đẩy phát triển hợp tác tư vấn cho các cá nhân, tổ chức sản xuất cây giống trong vùng và cả nước về sản xuất cây con chất lượng cao từ 1 – 1,5 triệu cây. Hàng năm trồng từ 40 – 50 ha rừng trồng sản xuất theo hình thức thâm canh cao với năng suất sản lượng đạt 15 – 20 m3/ha/năm. Mỗi năm, khai thác gỗ nguyên liệu giấy từ 4.000 – 5.000 m3 phục vụ cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất giấy.

Cây con sản xuất tại chỗ bằng mô, hom đủ tiêu chuẩn xuất vườn để trồng rừng nguyên liệu giấy.

Với kết quả nghiên cứu của Viện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận thêm 3 giống cây mới của Viện là giống quốc gia, để đưa vào trồng rừng đại trà ở phía Bắc. 4 năm gần đây, quy trình nuôi cấy mô các giống bạch đàn vẫn được Viện nghiên cứu và từng bước hoàn thiện, ứng dụng vào sản xuất ngay tại đơn vị, góp phần thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Viện. Cơ cấu sản phẩm cây giống của Viện đã có những bước dịch chuyển tích cực. Các giống mới có năng suất, chất lượng cao như bạch đàn, cự vĩ đã được đưa vào sản xuất, để thay thế các giống đã sử dụng nhiều năm nay, góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.

Bên cạnh đó, Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy thường xuyên bám sát nhu cầu thị trường, đẩy mạnh công tác tiêu thụ cây giống, đặc biệt là cây con trồng rừng trong thời điểm chính vụ.

5 năm qua, trung bình mỗi năm đơn vị sản xuất và tiêu thụ gần 5 triệu cây giống các loại. Cây giống do Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy cung ứng ra thị trường đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng giống mới trong trồng rừng sản xuất ở vùng Trung tâm Bắc Bộ. Đặc biệt, hoạt động nghiên cứu nói chung luôn đi đôi với khả năng ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Giống cây sinh trưởng tốt, thích nghi với nhiều vùng thổ nhưỡng khí hậu, thời gian canh tác ngắn năng suất cao.

Mai Lê

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文