Thầy giáo trẻ và chiếc máy đào lạc "made in Việt Nam"

12:56 07/05/2011
Thấu hiểu được những khó khăn trong khi sản xuất của người nông dân khi canh tác lạc (đậu phộng), cùng với niềm đam mê sáng tạo. Thầy giáo trẻ Trần Võ Văn May, Khoa Cơ khí - Công nghệ của Trường Đại học Nông lâm Huế đã sáng tạo ra chiếc máy đào lạc MĐL-1,2. Với công nghệ đó đã giúp cho người nông dân tiết kiệm được sức lao động và tăng năng suất trong mỗi mùa lạc.

Lạc là một cây công nghiệp họ đậu ngắn ngày, trong sản xuất lạc hiện nay mới chỉ cơ giới hóa khâu làm đất, khâu rạch hàng, còn các khâu khác chủ yếu vẫn làm thủ công. Nhưng với điều kiện thổ nhưỡng Việt Nam hiện nay không thể áp dụng các loại máy thu hoạch lạc trên thế giới. Xuất phát từ thực tế đó thầy giáo Trần Võ Văn May đã nảy ra ý tưởng chế tạo chiếc máy đào lạc là khâu hoàn thiện của cơ giới hóa nông nghiệp trong cây lạc.

"Trong sản xuất lạc, khâu làm đất cơ bản được làm bằng máy, khâu rạch hàng gieo hạt, còn riêng thu hoạch chủ yếu thực hiện bằng sức thường nhổ bằng tay. Nhưng ở những vùng đất thịt nhẹ thì nông dân thường phải dùng cuốc để đào lạc hoặc bơm nước vào ruộng lạc trước khi nhổ 2-3 ngày. Điều này làm mất rất nhiều công lao động và tỷ lệ sót lạc tại ruộng rất cao. Nên mình muốn thử sức để có thể áp dụng khoa học kỹ thuật vào khâu thu hoạch lạc". Thầy May chia sẻ.

Với ý tưởng ban đầu đó, thầy đã cùng với nhóm thầy cô trong khoa thu thập tài liệu, nghiên cứu, đi thực tế để khảo sát thực nghiệm… Một bản báo cáo chi tiết được thu thập về để phục vụ cho công tác chế tạo chiếc máy đó. Với tiêu chí của chiếc máy là phải đào được toàn bộ lớp đất chứa củ mà không bị sót củ; phải giũ sạch đất bám vào gốc cây lạc; không làm rối cây, tạo thuận lợi cho việc thu gom bằng tay tiếp theo; máy phải liên hợp với loại máy kéo cỡ trung (20 - 30 CV) và có cấu tạo gọn  nhẹ, chắc chắn, dễ sử dụng, an toàn và giá thành hợp lý với người dân.

Sau khi bản thiết kế hoàn thành thì máy được chế tạo tại xưởng cơ khí của Khoa Cơ khí - Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm Huế và tại xưởng Cơ khí Hữu Lành, xã Hương Văn, huyện Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Máy có bề rộng làm việc là 1,2m, do đó đặt tên máy là MĐL-1,2. Máy đã được đưa vào thử nghiệm đào lạc tại xã Hương Văn và cho kết quả khá khả quan. Theo tính toán sơ bộ so sánh với việc nhổ bằng tay thì đào bằng máy sau đó thu gom bằng tay vừa đáp ứng được thời vụ, đảm bảo yêu cầu nông học, giảm nhẹ cường độ lao động cho người nông dân vừa tiết kiệm được khoảng 526.000 đồng/ha.

Cây lạc sau khi đào lên, cơ bản được giũ sạch đất và rải đều trên đồng. Độ sạch sản phẩm đạt từ 98% đối với đất pha cát và đạt 91% đối với đất thịt nhẹ. Tỉ lệ đào sót từ 2,7 - 3,1% nhưng có thể thu nhặt bằng tay nên được nông dân chấp nhận. Mặt khác, máy MĐL 1-2 có thể liên hợp với các loại máy kéo cỡ trung (công suất 20-30 mã lực) hiện đang sử dụng phổ biến ở nước ta.

Máy đào lạc lắp ráp với đầu kéo để tiến hành thu hoạch lạc.

Thầy May cho biết: "Chiếc máy MĐL-1,2 có thể áp dụng cho tất cả mọi địa phương trên cả nước, phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của các vùng. Địa bàn mà chúng tôi hướng tới là Hà Tĩnh và Nghệ An, hai địa phương sản xuất nhiều lạc nhất trên cả nước". Hiện những điểm hạn chế đang được thầy và nhóm tiếp tục khắc phục và hoàn thiện hơn để có thể phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của bà con nông dân.

Được biết, đây là chiếc máy đào lạc đầu tiên do Việt Nam làm ra, phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng của Việt Nam.

Hy vọng chúng ta sẽ còn tiếp tục đón nhận nhiều công trình, nhiều sáng tạo của các thầy cô

Ngô Toàn

Ngày 22/5, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, dưới sự giám sát của Cục, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm thành phố.

UBND huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá xử phạt ông Nguyễn Hải Sơn (SN 1956), trú tại xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá tổng số tiền 62,5 triệu đồng vì hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất xây dựng trại chăn nuôi lợn và chăn nuôi lợn không có Giấy phép môi trường.

Tuyến đường có chiều dài khoảng 2,2km, điểm đầu tại nút giao với đường Thắng Lợi - Tô Hiệu thuộc địa phận xã Tô Hiệu; điểm cuối tại ranh giới giữa huyện Thường Tín và huyện Phú Xuyên.

Nhiều bệnh viện đang chuẩn bị cơ sở vật chất, khu vực cách ly để sẵn sàng tiếp nhận, điều trị ca mắc COVID-19 nhập viện. Theo một số bệnh viện ở Hà Nội, thời gian gần đây tiếp nhận nhiều trẻ nhỏ mắc COVID-19 vào điều trị.

Thực hiện kế hoạch của Công an TP Huế về phát động phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025”, Ban Thanh niên Công an TP Huế đã triển khai thực hiện dự án “Những viên gạch hồng”.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (22/5), khu vực Thanh Hóa, Nghệ An, Tây Nguyên và Nam Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to.

Công an xã Phú Gia, huyện Hương Khê là đơn vị Công an cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh được Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc. Đây cũng là Chi bộ Công an xã đầu tiên của Công an tỉnh Hà Tĩnh được Tỉnh ủy tặng Bằng khen vì 5 năm liên tiếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có nhiều đóng góp trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng CAND.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.