Ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến thuỷ, hải sản, tạo ra nhiều sản phẩm mới

21:26 09/12/2020
Việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học chính là giải pháp tối ưu nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, toàn diện ngành chế biến hải sản.

 

Ngành chế biến thủy hải sản hiện nay trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tổng sản lượng năm 2019 đạt khoảng 8,15 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt khoảng 8,6 tỷ USD, đóng góp 3,4% GDP toàn quốc và 24,4% GDP toàn ngành nông nghiệp, đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam cũng phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, các yếu tố phát triển bền vững cũng như các vụ kiện chống bán phá giá (điển hình như vụ kiện cá tra, basa và vụ kiện tôm). 

Một số sản phẩm ứng dụng CNSH vào chế biến thuỷ sản, tạo ra sản phẩm mới.

Mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay tuy đã đạt được một số thành tích đáng kể trên thị trường thế giới, nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế khi so sánh với hàng hóa của các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn khác như EU, Trung Quốc, Na Uy, Thái Lan,... năng lực cạnh tranh chưa cao; chưa nhiều mặt hàng tiện dụng, nghèo về mẫu mã và bao bì, chưa có chiến lược phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực cũng như chưa xây dựng được thương hiệu mạnh cho các sản phẩm thủy sản chế biến, công nghệ chế biến sâu chưa được quan tâm phát triển.

Bên cạnh đó, chế biến thủy sản trong nước chủ yếu chú trọng phục vụ chế biến thực phẩm, trong khi đó tiềm năng phát triển trong lĩnh vực y dược và một số lĩnh vực khác chưa được khai thác. 

Để giải quyết những vấn đề này, việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ (KH&CN), đặc biệt là công nghệ sinh học (CNSH) chính là giải pháp tối ưu nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, toàn diện ngành chế biến hải sản.

Trong thời gian qua, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã bám sát nhu cầu phát triển công nghệ trong lĩnh vực dinh dưỡng thức ăn, bảo quản sản phẩm và chế biến thủy sản, phối hợp với nhà sản xuất và các doanh nghiệp, để cho ra đời nhiều sản phẩm mới.

Sản phẩm nước hàu đóng chai được đánh giá nhiều tiềm năng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ứng dụng CNSH trong phát triển các sản phẩm GTGT từ thủy sản:

Đối với nguyên liệu thủy sản có đặc thù giàu dinh dưỡng như rất dẽ bị biến đổi trong quá trình chế biến và bải quản. Cần phải có công nghệ phù hợp trong bảo tồn và nâng cao chất lượng, khai thác các giá trị dinh dưỡng và giá trị sinh học của nguyên liệu. CNSH được ứng dụng, có tác động trực tiếp trong các công đoạn chế biến sản phẩm theo hướng bảo tồn và nâng cao giá trị dinh dưỡng, giá trị sử dụng từ nhiều đối tượng thủy sản khác nhau.

Từ con hàu, con mực,... là những nguồn lợi biển rất phổ biến tại Việt Nam nếu chỉ khai thác và chế biến theo phương pháp truyền thống (sản phẩm thô, sơ chế) giá trị kinh tế mang lại không cao. Việc ứng dụng công nghệ enzyme (protease, lipase…), vi sinh vật đã tạo ra các bước đột phá không nhỏ ngành công nghiệp chế biến thủy sản đang dần “chuyển mình” sang một hướng đi mới tạo ra chuỗi các sản phẩm có GTGT tăng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và từng bước hướng tới thị trường xuất khẩu như chuỗi các sản phẩm GTGT từ hàu (nước uống từ hàu, dầu hàu, rượu hàu, hàu xông khói, bột đạm hàu…), sản phẩm GTGT từ cá tra (đồ hộp cá tra không gia nhiệt, nước sốt từ cá tra, bột nêm ), surimi từ mực đại dưỡng, ….

Các công nghệ đều mang tính bền vững, thân thiện với môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất do khai thác và sử dụng triệt để giá trị của nguyên liệu tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giảm được các tổn thất chất lượng so với kỹ thuật chế biến truyền thống. Do đó, 100% các công nghệ được ứng dụng và chuyển giao cho Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm, dược phẩm trong cả nước

Ứng dụng CNSH trong phát triển các sản phẩm phi thực phẩm (TPCN, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng): 

Việc ứng dụng CNSH đã nâng cao được hiệu suất thu nhận các hoạt chất có giá trị của thuỷ sản phục vụ trong các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. 

Đó là sử dụng tính đặc hiệu của enzyme, công nghệ vi sinh vật và tinh sạch trong việc thu nhận colagen từ da cá tra, da cá ngừ làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp mỹ phẩm. 

Khử mùi tanh, tách chiết Gucosamin và choidroitine từ vỏ tôm cua hay sụn cá, các acid amin thiết yếu, canxi hữu cơ từ xương cá hay các peptid sinh học từ bột đạm cá là những nguyên liệu có giá trị cao, phục vụ trong nghiên cứu và phát triển các TPCN từ thủy sản. 

Tuy nhiên, tính mùa vụ và sản lượng của các nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng khá lớn đến quá trình triển khai và áp dụng các công nghệ này vào sản xuất để thương mại hóa sản phẩm. Hiện tại, các sản phẩm TPCN có nguồn gốc từ thủy sản ở thì trường trong nước còn khá hạn chế về số lượng cũng như chủng loại sản phẩm.

Phòng thí nghiệm đạt chuẩn của Viện.

Ứng dụng CNSH trong xử lý và phụ phẩm thủy sản: phế liệu, phụ phẩm là một trong những hạn chế của ngành công nghiệp chế biến thủy sản. Theo công nghệ truyền thống thì phần lớn phụ phẩm trong các nhà máy chế biến thủy sản được làm nguyên liệu trong sản xuất bột cá hoặc thức ăn chăn nuôi, hiệu quả kinh tế không cao Bằng các tác động của CNSH trong sản xuất đã mở ra một hướng mới xử lý phụ phẩm thủy sản, rất nhiều các sản phẩm có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao được tạo ra như bột đạm giàu peptid, dầu cá, dịch đạm từ phụ phẩm cá phục vụ sản xuất thực phẩm giàu dinh dưỡng, bột cá, bột xương giàu canxi, dịch đạm phục vụ trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, phân hữu cơ sinh học từ nội tạng thủy sản, chế phẩm vi sinh vật…

Ứng dụng CNSH trong nuôi trồng và dinh dưỡng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản, con giống có một vai trò rất quan trọng, nhưng nhiều năm qua địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường và hơn thế nữa phụ thuộc chủ yếu vào thị trường con giống của một số nước trong khu vực. Mặt khác, quy trình sản xuất con giống truyền thống trước đây thường sử dụng hóa chất, kháng sinh nên khi đưa ra nuôi thương phẩm cho hiệu quả không cao, dễ dịch bênh. 

Để giải quyết vấn đề này, thì việc ứng dụng CNSH vào nghiên cứu các chương trình chẩn đoán bệnh, vắc-xin phòng ngừa bệnh, chế phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học đối kháng bệnh, nhằm tăng cường hệ miễn dịch đối với vật nuôi thủy sản, vào sản xuất giống, CNSH tiên tiến của thế giới trong việc bảo quản lạnh lâu dài tinh, trứng, phôi phục vụ công tác chọn lọc, lai tạo các giống thủy sản nhằm tạo ra con giống chất lượng cao, khi nuôi phát triển nhanh, đạt kích cỡ thương phẩm lớn, ứng dụng các công nghệ enzym, protein và vi sinh để sản xuất thức ăn và chế phẩm sinh học bổ sung vào thức ăn cho một số đối tượng nuôi thủy sản chủ lực, có hiệu suất tiêu hóa cao, giá thành hạ, sinh trưởng tốt, sản phẩm nuôi bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mặt khác, con giống được sản xuất bằng CNSH nếu được đem nuôi thương phẩm theo quy trình nghiêm ngặt không sử dụng các hoá chất bị cấm sẽ tạo ra sản phẩm sạch, không tồn dư các loại kháng sinh độc hại, vượt qua các hàng rào kỹ thuật khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

CNSH đã, đang được ứng dụng rộng rãi và thể hiện rõ tính ưu việt, là một trong những nhân tố quan trong giúp ngành thủy sản phát triển bền vững và hiệu quả.

Mai Thuỳ

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文