Việt Nam khó quan sát nguyệt thực nửa tối vào rạng sáng mai
- Việt Nam không quan sát được nguyệt thực toàn phần
- Tối 8/10: Việt Nam được chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần
- Ngày 10/12, Việt Nam quan sát được nguyệt thực toàn phần
"Nguyệt thực nửa tối có thể được quan sát trọn vẹn ở châu Phi, Tây và Trung Âu, một phần Tây Á và một số khu vực phía Đông châu Mỹ. Riêng Việt Nam chỉ có thể quan sát được một phần rất nhỏ" – ông Sơn nói.
Tại Việt Nam, nguyệt thực nửa tối sẽ bắt đầu xuất hiện lúc 5h34' và kéo dài tới 6h sáng. Đây chỉ là giai đoạn đầu của nguyệt thực. Do vậy, ngay cả trong điều kiện thời tiết lí tưởng, người quan sát cũng chỉ có thể thấy 20% diện tích Mặt Trăng đi vào bóng nửa tối. Theo ông Sơn, để quan sát tốt nhất hiện tượng này, người quan sát cần sử dụng kính thiên văn, ống nhòm.
Việt Nam chỉ quan sát được một phần nguyệt thực nửa tối |
Ngoài nguyệt thực nửa tối, trong năm nay, nguyệt thực toàn phần sẽ xuất hiện vào đêm ngày 7, rạng sáng ngày 8/8. Việt Nam có thể quan sát trọn vẹn hiện tượng này nếu thời tiết tốt.