Viet Solution 2020 vinh danh 3 sản phẩm công nghệ

21:15 23/10/2020
343 hồ sơ đến từ 23 quốc gia trên thế giới tập trung vào 8 lĩnh vực Chính phủ ưu tiên chuyển đổi số. Số hồ sơ Viet Solutions 2020 tăng 60% cuộc thi tiền thân trước đó là Viettel Advanced Solutions Track 2019

Ngày 23/10, Viet Solutions 2020 - Cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia đã diễn ra vòng chung kết và tổ chức trao giải. 

Đến dự có đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chính phủ điện tử phát biểu tại buổi lễ.

Từ một cuộc thi dành cho người Việt trên toàn cầu nhằm tìm kiếm các sản phẩm công nghệ với tên gọi Viettel Advanced Solution 2019 do Viettel tổ chức và chỉ dành cho lĩnh vực viễn thông, năm 2020, dưới sự chỉ đạo, tổ chức của Bộ TT&TT, sự tham gia phát động của các Bộ Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp, Giao thông Vận tải, Công thương, Tài chính, Tài Nguyên & Môi trường cuộc thi được nâng cấp, mở rộng với tên gọi Viet Solutions trở thành một chương trình tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia. 

Cuộc thi đã thực sự thu hút giới công nghệ cả trong và ngoài nước với gần 350 (tăng 60% so với năm 2019) giải pháp về chuyển đổi số tới từ 23 quốc gia trên thế giới (tăng 30%), trong đó tập trung ở 8 lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên chuyển đổi số. Trong đó, 22 sản phẩm sẽ có cơ hội hợp tác với Tập đoàn Viettel để cung cấp ở thị trường Việt Nam và 10 thị trường quốc tế.

Vượt qua các các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, 3 giải pháp xuất sắc nhất đã được vinh danh. Đó là:
Ông Lê Đăng Dũng- Q. Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel phát biểu tại buổi lễ.

Giải nhất: Mismart -  Giải pháp xác định sức khỏe cây trồng bằng máy bay không người lái.

Giải nhì: Map4D - Nền tảng bản đồ do người Việt Nam nghiên cứu và phát triển, lưu trữ và vận hành ngay tại Việt Nam.

Giải ba: CyRada - Giải pháp bảo mật web trên nền tảng cloud.

Cuộc thi này là sáng kiến mô hình vườn ươm hiệu quả cho các công ty công nghệ, phát huy vai trò cộng hưởng của ba bên: Cơ quan quản lý nhà nước, Tập đoàn lớn và các tổ chức, cá nhân có giải pháp công nghệ. Trong đó, điểm khác biệt chính của mô hình vườn ươm này chính là sự tham gia của các Bộ, ngành trong việc ban hành chính sách, tiêu chuẩn và thể chế cùng với sự tham gia của các Tập đoàn lớn đóng vai trò cùng phát triển sản phẩm, đưa sản phẩm ra thị trường ở một quy mô lớn hơn.

10 đội tham gia vòng chung kết.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhận định “Nhiều sản phẩm dự thi đến từ các nước mạnh về CNTT, công nghệ số như Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ. Viet Solutions đã thực sự trở thành một cuộc thi toàn cầu. Các ngành, các lĩnh vực có bài toán, có nhu cầu thì có ý tưởng, có giải pháp và có lời giải. Tất cả những ai có vấn đề và có bài toán cần giải thì hãy mang những vấn đề đó, những bài toán đó ra khỏi nhà mình để mọi người cùng biết đến. Đó là cách tốt nhất để góp phần phát triển công nghệ.”

Đội thắng cuộc.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Đăng Dũng- Q. Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Viettel chia sẻ “Với trách nhiệm của một Tập đoàn công nghiệp, công nghệ lớn của Việt Nam với sức mạnh về thị trường toàn cầu của mình, với tiềm lực về tài chính, và nhân sự giàu kinh nghiệm, năng lực triển khai nhanh, đồng bộ ở quy mô lớn, đảm bảo bảo mật và an toàn thông tin, Viettel sẵn sàng hợp tác với các công ty công nghệ để cùng phát triển các ý tưởng, nhanh chóng đưa những ý tưởng mới, sản phẩm mới vào cuộc sống. 

Viettel cũng sẵn sàng đồng hành cùng các Bộ, ngành, địa phương trên con đường chuyển đổi số hướng đến mục tiêu xây dựng chính quyền số, công dân số và xã hội số”. 

Thông tin về Giải thưởng:

Đội  nhận được giải thưởng tiền mặt là 200.000.000 đồng. Đội về nhì và ba nhận được khoản tiền mặt lần lượt là 100.000.000 đồng và 50.000.000 đồng.

Tập đoàn Viettel sẽ tài trợ 100% chi phí cho 3 đội thắng cuộc tham dự cuộc thi Cup C1 Start-up tại Mỹ với tổng giá trị giải thưởng 50.000 USD hoặc tham dự Hội nghị di động thế giới (MWC) 2021 tại Barcelona.

Thông tin bên lề cuộc thi:

Trước đó, 10 đội lọt vào vòng chung kết đã được tổ chức huấn luyện tại Học viện Viettel (Hòa Lạc, Hà Nội) với các chuyên gia trong nước và nước ngoài như: ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT Thế giới Di động; ông MacCarthy – đến từ Đại học Harvard, chuyên gia hàng đầu về kỹ năng thuyết trình; ông Vũ Minh Trí – Phó Tổng giám đốc Công ty VNG; ông Justin Nguyen – CEO công ty Aspect Gaming… 

Những thí sinh tham dự ngoài việc được tạo một môi trường kết nối với các đối tác tiềm năng, còn được tham gia các khoá huấn luyện, hỗ trợ hoàn thiện các kỹ năng quản lý tài chính; Marketing, kêu gọi vốn đầu tư và được thi đấu toàn cầu.

Trong cuộc thi, Bộ TT&TT đóng vai trò kết nối các bộ ngành, tháo gỡ vướng mắc, tạo lập thị trường và vườn ươm. Các Tập đoàn công nghệ lớn của Việt Nam, mà tiên phong là Viettel đóng vai trò là nhà tư vấn cho các doanh nghiệp công nghệ và cam kết cộng hưởng, hỗ trợ cho bất kỳ một sản phẩm chuyển đổi số nào có tiềm năng. Tất cả đều vì một mục tiêu lớn: chung sức cho khát vọng “Vì một Việt Nam hùng cường”.

An An

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文