Chung tay lan tỏa kiến thức, kỹ năng phòng, chống lừa đảo trực tuyến

07:24 19/08/2024

Sau gần 1 tháng phát động, chiến dịch "Nhận diện lừa đảo" do Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với các bộ, ngành, các nền tảng xã hội phát động đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng. Đặc biệt, với sự tham gia của các nghệ sĩ, nhà sáng tạo nội dung được kỳ vọng sẽ góp phần lan tỏa mạnh mẽ hơn các thông điệp phòng, chống lừa đảo đến đông đảo người dân.

Nhiều thủ đoạn lừa đảo mới tấn công người dùng

Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với sự đan xen của các hình thức, thủ đoạn cũ và mới khiến không ít người dân bối rối.

Nghệ sĩ và người nổi tiếng sẽ cùng góp sức lan tỏa chiến dịch "Nhận diện lừa đảo". Ảnh minh họa

Ngay trong tuần qua, theo ghi nhận từ Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin đã xuất hiện thêm một số hình thức, thủ đoạn lừa đảo mới. Đầu tiên, đó là việc lợi dụng chính sách cắt sóng 2G và nhu cầu đổi điện thoại từ 2G sang 4G ở của một bộ phận người dân, đa số là người cao tuổi có nhu cầu sử dụng máy phím bấm 4G, một số đối tượng đã lừa đảo người dân mua máy 2G nhưng "đội lốt" 4G với giá 400.000-500.000đ/máy.

Thủ đoạn các đối tượng sử dụng là dùng mạng xã hội hoặc thông qua bán trực tiếp để tiếp cận, lừa đảo bán điện thoại giả 4G cho người dùng. Hình thức lừa đảo thứ hai cũng xuất hiện trong tuần qua là các đối tượng giả danh nhân viên giao hàng (shipper) của các thương hiệu uy tín để chiếm đoạt tài sản của người dùng.

Thủ đoạn phổ biến của các đối tượng là gọi điện thoại cho người dân tự xưng là nhân viên giao hàng thông báo có đơn cần giao và yêu cầu chuyển khoản để thanh toán tiền COD (thanh toán khi nhận hàng). Sau khi người dân chuyển khoản thành công, các đối tượng liền thông báo do nhầm lẫn nên số tài khoản trên là số đăng ký thẻ hội viên shipper, khi chuyển tiền vào đó trung tâm sẽ kích hoạt gói cước hội viên, mỗi tháng tự động bị trừ 3,5 triệu đồng từ tài khoản, đồng thời gửi cho người dân đường link trang facebook và số điện thoại giả mạo trung tâm vận chuyển để người dân liên hệ hủy đăng ký hội viên. Khi người dân bấm vào đường link giả mạo và nhập các thông tin cá nhân sẽ có nguy cơ bị đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng.

Hình thức lừa đảo thứ ba là lừa đảo đầu tư với các cam kết có lãi, lợi nhuận cao, kiếm tiền dễ dàng khiến cho không ít nạn nhân sập bẫy, mất số tiền lớn, trong đó có việc đầu tư vào các dự án bất động sản.

Nghệ sĩ tham gia xây dựng các tình huống thực tế về lừa đảo

Đại diện Cục An toàn thông tin cho biết, bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, pháp lý thì việc tuyên truyền, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người dân về lừa đảo trực tuyến luôn được Bộ TT&TT được xem là một trong nhiệm vụ trọng tâm. Cục An toàn thông tin đã phối hợp với các bộ, ngành, các nền tảng trực tuyến phát động chiến dịch "Nhận diện lừa đảo".

Sau hơn 1 tháng phát động, chiến dịch đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng trong cộng đồng. Trong đó, chiến dịch tập trung vào 6 trong số 24 hình thức lừa đảo trực tuyến đã được Cục An toàn thông tin xác định là điểm nóng tại Việt Nam gồm: Lừa đảo đầu tư; lừa đảo việc làm; lừa đảo tài chính; lừa đảo cho vay; lừa đảo xổ số; lừa đảo mạo danh…

Tuy nhiên, để chiến dịch có sự lan tỏa rộng rãi hơn trong thời gian sắp tới, Cục An toàn thông tin đã có thay đổi trong cách làm thông qua việc thu hút sự tham gia của các nghệ sĩ, người nổi tiếng. Theo đó, các nghệ sĩ, nhà sáng tạo nội dung sẽ xây dựng tình huống thực tế về các hình thức lừa đảo trực tuyến để từ đó đưa ra cảnh báo, khuyến cáo nhằm nâng cao nhận thức người dùng.

Chiến dịch sẽ bao gồm một loạt hình ảnh và video ngắn về cách nhận diện và xử lý lừa đảo trực tuyến được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội của Meta và kênh thông tin Cổng không gian mạng quốc gia của Cục An toàn thông tin cũng như trên website Tư duy thời đại số của Meta.

NSND Xuân Bắc, một trong những nghệ sỹ tham gia chiến dịch "Nhận diện lừa đảo" chia sẻ: Lừa đảo trên mạng bây giờ đã trở thành phổ biến. Hầu hết những cuộc lừa đảo là đều nhắm tới những món hời, nhắm thẳng vào cái lòng tham của mỗi người. Và ai cũng có thể thể trở thành nạn nhân của lừa đảo trực tuyến, đặc biệt là những người lớn tuổi và những người đang gặp khó khăn. Bằng việc góp công sức nhỏ bé của mình trong việc lan tỏa các thông điệp giúp nhận diện lừa đảo trực tuyến, NSND Xuân Bắc mong muốn mọi người nêu cao tinh thần cảnh giác, trang bị kỹ năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng để tránh nguy cơ trở thành nạn nhân.

Hùng Quân

Cơn sốt mang tên Nguyễn Xuân Son có thể không đơn thuần chỉ là hiệu ứng nhất thời, khi dòng người lao động quốc tế đến Việt Nam làm việc ngày càng lớn. Không ít cá nhân trong số đó đã quyết định ở lại Việt Nam định cư, đồng thời xin quốc tịch Việt Nam cho con của họ.

Ngày 3/1, TAND huyện Tiên Lãng (TP Hải Phòng) mở phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Văn Khỏe (SN 1969, trú tại xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng) về tội “Gây rối trật tự công cộng”.

Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải (GTVT) ước tính tổng nhu cầu nhân lực trực tiếp ở các khối quản lý nhà nước, quản lý dự án, tư vấn, xây lắp, vận hành cho xây dựng, khai thác đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cao điểm khoảng 200.000 - 250.000 lao động, gồm: Nhân lực quản lý dự án 700 -900 cán bộ, tư vấn 1.100-1.300 lao động, xây lắp 180.000 - 240.000 lao động và giai đoạn vận hành là 13.880 lao động.

Một thông tin có thể không mới nhưng vẫn khiến nhiều người bất ngờ: Từ ngày 25/12/2024, dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam phải thực hiện xác thực tài khoản người dùng đang hoạt động. Cụ thể: "Tài khoản mạng xã hội phải xác thực bằng số điện thoại di động hoặc mã số định danh cá nhân mới được phép hoạt động, đăng bài, bình luận, livestream, chia sẻ thông tin (theo: Đức Thiện-Báo Tuổi trẻ)

Thời gian gần đây, trào lưu nuôi búp bê Kumathong lại nóng trở lại. Lý do là bởi nhiều người tin rằng, khi “nuôi” một con búp bê này trong nhà thì tài lộc ngút trời, làm việc gì cũng hanh thông. Không chỉ người lớn mà nhiều học sinh cũng đua nhau tìm mua búp bê Kumanthong qua mạng xã hội về thờ cúng tại nhà, hy vọng mang lại may mắn, học giỏi.

Mới đây, truyền thông Mỹ dẫn kết quả một số cuộc thăm dò dư luận cho biết, phần lớn người dân nước này lựa chọn mừng năm mới một cách bình yên và ấm áp tại nhà, sau một năm học tập và làm việc vất vả. Nhưng những diễn biến bất ngờ tại "xứ cờ hoa" lại trở thành nỗi ám ảnh đối với họ.

Đã xuất hiện thêm tín hiệu tích cực hướng đến một tiến trình đàm phán chấm dứt xung đột, mang lại hòa bình lâu dài cho Ukraine sau chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Slovakia Robert Fico đến Moscow hôm 22/12.

Một sự kiện được đông đảo dư luận quan tâm gần đây là việc bắt buộc định danh tài khoản mạng xã hội kể từ 25/12/2024. Người dùng mạng xã hội ở Việt Nam sẽ phải xác minh tài khoản bằng số điện thoại thuê bao chính chủ hoặc số căn cước công dân.

Hỏi: Gia đình tôi có người vừa mới ra tù và có dự định xuất cảnh ra nước ngoài. Xin quý Báo cho biết, người mới chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích có được xuất cảnh ra nước ngoài không? (Lê Hùng, Từ Sơn, Bắc Ninh)

Mỗi quốc gia đều có những chế tài xử phạt khác nhau đối với người vi phạm giao thông, đặc biệt là đối với hành vi không tuân thủ tín hiệu đèn chỉ dẫn. Tại Đông Nam Á, nhằm nâng cao tính răn đe, các mức phạt với hành vi vi phạm lặp lại có thể được tính lũy tiến hoặc thậm chí ngồi tù.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文